Thuốc Tiffy vỉ 4 viên Thành Phần – công dụng – liều dùng

Sản phẩm

Thuốc Tiffy vỉ 4 viên Thành Phần – công dụng – liều dùng

0 khách đánh giá Đã bán: 1

Tiffy viên

Quy cách đóng gói: Hộp 25 vỉ x 4 viên nén

Dạng bào chế: Viên nén

Xuất xứ thương hiệu: Thái Lan

Nhà sản xuất: Thai Nakorn Patana Co., Ltd

Công dụng: Điều trị các vấn đề về cảm cúm, ho, sốt, viêm mũi, đau nhức thông thường

Thuốc Tiffy dey là dạng viên nén được sản xuất theo vỉ và được đóng gói trong hộp.  Đây là thuốc điều trị các vấn đề về cảm cúm, ho, sốt, sổ mũi hắt hơi, viêm mũi, đau nhức, … Thuốc Tiffy dey thuộc nhóm không kê đơn nhưng bạn cũng nên tham khảo ý của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Thuốc Tiffy dey có một số tương tác thuốc và chống chỉ định, bạn nên đọc qua bài viết này để biết thêm thông tin cần thiết.

  • Tên biệt dược: Tiffy dey
  • Phân nhóm thuốc: Cảm cúm
  • Quy cách: Hộp 25 vỉ x 4 viên

thành phần Tiffy

Thành phần của Tiffy viên

Thành phần chính của thuốc cảm cúm Tiffy dey bao gồm:

  • Paracetamol: Một loại thuốc có tác dụng làm giảm đau, hạ sốt, sổ mũi hắt hơi, khi có triệu chứng sốt cao và không chứa steroid.
  • Chlorpheniramine: Đây là một loại thuốc kháng sinh chữa dị ứng thường gặp kháng thụ thể như hastamine H1 (gây đau ngứa do bị côn trùng cắn, gây viêm mũi dị ứng, gây giãn tĩnh mạch…).
  • Phenylpropanolamine: Một loại thuốc có tác động lên các tĩnh mạch và động mạch trong cơ thể của người dùng. Phenylpropanolamine thu hẹp lại các mạch máu, làm cho thông mũi và có tác dụng điều trị các bệnh về viêm mũi, nghẹt mũi.

Công dụng của Tiffy dey

Thuốc cảm cúm Tiffy dey được sử dụng để điều trị giảm các triệu chứng cảm thông thường:

  • Các triệu chứng cảm cúm;
  • Sốt;
  • Ho;
  • Nhức đầu;
  • Đau nhức khớp;
  • Viêm mũi dị ứng;
  • Sổ mũi hắt hơi;
  • Nghẹt mũi sổ mũi.

công dụng của tiffy

Chống chỉ định Tiffy dey

Thuốc Tiffy dey không phù hợp để sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân bị suy gan hoặc suy thận nặng;
  • Bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Người bị cường giáp, tăng huyết áp;
  • Người bệnh mạch vành.

Bạn chỉ được phép dùng thuốc Tiffy dey khi có sự chỉ định từ bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc Tiffy dey mà chưa qua sự thăm khám, chẩn đoán bệnh của bác sĩ. Các bệnh nhân kể trên không nên tùy ý dùng thuốc vì có thể gặp phải những hậu quả nguy hiểm.

Cách dùng Tiffy viên

Bệnh nhân sử dụng thuốc Tiffy viên trực tiếp với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Không nên dùng thuốc với nước có chứa cồn, gas hay chứa cafein. Các loại nước kể trên có thể làm giảm đi khả năng hoạt động của thuốc hoặc làm thuốc mất tác dụng khi vào cơ thể.

Liều dùng Tiffy khi điều trị các triệu chứng cảm

Liều dùng ở người lớn:

  • Số lượng: 1 – 2 viên/lần uồng;
  • Số lần: 2 – 3 lần/ngày.

Liều dùng ở trẻ nhỏ:

  • Số lượng: ½ viên/lần uống;
  • Số lần: 2 – 3 lần/ngày.

 

liều dùng tiffy

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Tiffy

Cảnh báo

Paracetamol

Suy yếu chức năng gan:

Người nghiện rượu kinh niên khi dùng thuốc điều trị dễ dẫn tới tình trạng nhiễm độc gan và suy gan. Độc tính trên gan là do ảnh hưởng cảm ứng men gây nên dẫn đến tình trạng tăng chuyển hoá chất độc hại, hoặc do lượng glutathion chất kết hợp với các chất chuyển hoá độc hại.

Liều an toàn cho những bệnh nhân nghiện rượu hiện chưa được xác định. Vì vậy khi sử dụng thuốc bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Chlorpheniramin maleat

Bệnh về hô hấp:

Đối với bệnh nhân hen suyễn và mắc chứng viêm mũi kinh niên, các chất kháng histamin không được chỉ định làm giảm các triệu chứng của bệnh đường hô hấp, hen suyễn. Do tác dụng kháng cholinergic của chúng có thể làm đặc dịch và khó long đờm. Tuy nhiên có một vài nghiên cứu chỉ ra rằng chất kháng histamin vẫn an toàn đối với những bệnh nhân trên.

An thần, ức chế thần kinh trung ương:

Không nên sử dụng chung với một số thuốc an thần và thuốc ức chế thần kinh trung ương, bệnh nhân có tiền sử ngừng thở khi ngủ.

Phản ứng dị ứng:

Tình trạng dị ứng hay quá mẫn với thành phần của thuốc có thể xảy ra, vì vậy bạn nên có pinephrin 1:1000 trong tủ thuốc phòng trường hợp dị ứng xảy ra. Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ tư vấn cách xử lý khi bị dị ứng cấp tính để có thể xử lý tình huống kịp thời nhất.

Người già:

Đối với người lớn tuổi, người già thuốc kháng histamin có thể gây chóng mặt, hạ huyết áp, ngất. Nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.

Phụ nữ có thai:

Có một vài trường hợp dị tật thai nhi liên quan đến việc sử dụng thuốc nhưng chưa có ý nghĩa lâm sàn. Sử dụng chlorpheniramin maleat khi thật sự cần thiết tốt nhất bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn trước khi sử dụng, và cân nhắc giữa nguy cơ mang lại nguy cơ có thể gặp phải cho bào thai và lợi ích sử dụng thuốc. Không sử dụng trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ, trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng, có thể gặp phải tình trạng phản ứng nghiêm trọng (như co giật….)

phụ nữ có thai thật thận trọng khi dùng tiffy

Phụ nữ cho con bú:

Hiện cho có báo cáo ảnh hưởng của thuốc kháng histamin trong sữa mẹ.

Trẻ em:

Quá liều histamin có thể gây ảo giác, co giật ở trẻ, thậm trí có thể dẫn đến tử vong. Đối với trẻ sở sinh có thể gây kích thích và một số trường hợp gây mất trí ở trẻ.

Phenylephrin HCl

Phụ nữ có thai:

Dùng phenylephrin HCI vào cuối thai kỳ hay sắp sinh có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như: Giảm oxy của thai nhi, làm chậm nhịp tim nhi, làm co tử cung và giảm tốc độ lưu thông máu trong tử cung. Không nên sử dụng chung thuốc làm tăng huyết áp với thuốc thúc sanh có thể gây phản ứng có hại trầm trọng.

Các nghiên cứu trên động vật mang thai được thực hiện cho thấy phenylephrin HCI không gây tình trạng hay phản ứng gì với thai nhi. Nhưng việc phenylephrin HCI có gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi hay bà mẹ đang mang thai uống thuốc này thì chưa được kiểm chứng rõ ràng.

Phenylephrin HCI chỉ nên dùng cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết, cân nhắc lợi ích mà thuốc mang lại và tác hại của thuốc đối với người mẹ và thai nhi. Bạn nên hỏi ý kiến bác si trước khi sử dụng

Phụ nữ cho con bú:

Hiện cho có số liệu về việc ảnh hưởng của thuốc đối với sữa mẹ hay không vì vậy bạn nên thận trong khi sử dụng.

Thận trọng

Paracetamol

Nếu có phản ứng quá mẫn thì ngưng sử dụng thuốc. Nếu xuất hiện tình trạng đau đầu trầm trọng, sốt cao hoặc tiếp tục sốt sau khi dùng thuốc, có thể bệnh đã chuyển biến nặng bạn nên ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế thăm khám. Nếu cơn đau kéo dài hơn 5 ngày và xuất hiện tình trạng khớp viêm vẫn còn đỏ ở trẻ dưới 12 tuổi bạn cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn.

cẩn trọng khi dùng thuốc

Phản ứng phụ nghiêm trọng dù tỉ lệ không cao mắc phải đó là các triệu chứng trên da, thậm chí đe doạ đến tính mạng bao gồm các hội chứng như: Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc toxic epidermal necrolysis (TEN) hay chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính: acute generalized exanthematous pustulosis (AGEP) mặc dù tể lệ không cao nhưng bạn nên cẩn trọng.

Các triệu chứng trên có thể nhận biết qua những biểu hiện sau:

Hội chứng Steven-Johnson (SJS): La dị ứng thuốc thể bọng nước xuất hiện quanh các bộ phận như: Mắt, tai, mũi, miệng, bộ phận sinh dục, hậu môn. Ngoài ra có thể với sốt cao, viêm phổi, rối loạn chức năng gan thận. Để chẩn đoán hội chứng Steven-Johnson (SJS) dễ dàng nhận biết nhất khi có ít nhất hai bộ phận xuất hiện thể bọng nước.

Hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN): Là thể dị ứng thuốc nặng nhất bao gồm: Các tổn thương đa dạng ở da như: ban dạng sởi, ban dạng tinh hồng nhiệt, xuất hiện các bọng nước bùng nhùng. Các tổn thương nhanh chóng lan ra toàn thân: Tổn thương niêm mạc mắt như: viêm giác mạc, viêm mạc mủ, loét giác mạc; Các tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá như: viêm miệng, trợt niêm mạc miệng, họng, thực quản, dạ dày. Ngoài ra còn có các tổn thương khác nữa như tổn thương về đường sinh dục, phổi, gan, thận…. tỷ lệ tử vong rất cao từ 15- 30%.

Hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP): Là loại mụn mủ vô trùng nhỏ phát sinh trên nền hồng ban lan rộng. Những mụn mủ này thường xuất hiện tại các bộ phận như nách, bẹn, mặt, có thể lan toàn thân. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là sốt, xét nghiệm máu bạch cầu trung tính cao.

Khi phát hiện dấu hiệu đầu tiên của phát ban trên da hoặc bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng quá mẫn nào khác, bạn nên ngừng sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở y tế để thăm khám. Người đã từng bị phản ứng khi dùng paracetamol thì không được sử dụng lại và trong quá trình khám chữa hãy thông báo cho bác sĩ biết về vấn đề này.

Chlorpheniramin maleate

Tác dụng kháng cholinergic:

Thuốc kháng histamin và atropin cũng có tác dụng giống nhau nhưng ở các mức độ khác nhau. Đối với người bệnh bị bí tiểu bẩm sinh, tiền sử hen phế quán, tăng áp suất nội nhãn, bệnh tim mạch, cường tuyến giáp.

Các thuốc kháng histamin có làm đặc dịch phổi, ức chế khạc đờm, sự dẫn lưu ở xoang do tác dụng kháng cholinergic

Sự nhạy cảm với ánh sáng:

Có thể xảy ra, do đó bệnh nhân nên đội mũ, nón rộng vành, quần áo bảo hộ… để tránh ánh nắng mặt trời hay tia cực tím.

Phenylephrin HCI

Phenylephrin HCI thường được sử dụng uống kèm với các thuốc khác vì vậy bạn nên chú ý đến tất cả các thành phần trong công thức.

Một số cảnh báo đặc biệt khi dùng thuốc

Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu phản ứng trên da nghiêm trọng mà có thể gặp phải khi dùng tiffy như: hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) và hội chứng Steven-Johnson (SJS).

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai 

Paracetamol

Dùng Paracetamol trong thời gian mang thai với liều điều trị ngắn thì an toàn. Dùng liều cao hàng ngày liên tục sẽ gây thiếu máu ở người mẹ và gây nguy hiểm ở trẻ sơ sinh.

Dùng Paracetamol an toàn trong điều trị ngắn hạn

Chlorpheniramin maleat

Chưa có đầy đủ các kiểm chứng trong việc sử dụng chlorpheniramin maleat hay dexchlorpheniramin ảnh hưởng đến phụ nữ trong thời gian mang thai và thuốc này chỉ được sử dụng trong 6 tháng đầu của thời gian thai kỳ nếu cần thiết.

Trong một nghiên cứu về dịch tế học, việc sử dụng chlorpheniramin maleat trong thời gian thai kỳ không gây nguy cơ dị tật cho thai nhi. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng không được thử nghiệm trên nhóm lớn. Chlorpheniramin maleat hay dexchlorpheniramin không nên dùng cho phụ nữ mang bầu từ tháng thứ 7 trở đi, vì có thể gây ra phản ứng nghiệm trọng với trẻ sơ sinh.

Phenylephrin HCI

Dùng phenylephrin HCI vào cuối thai kỳ hay sắp sinh có thể gây giảm oxy cho thai nhi, làm chậm nhịp tim do tử cung bị co và giảm tốc độ lưu thông máu trong tử cung. Vì vậy không nên sử dụng thuốc cho trường hợp cuối thai kỳ hay sắp sinh.

Không nên sử dụng thuốc tăng huyết áp với thuốc thúc sanh với nhau có thể gây phản ứng trầm trọng làm tăng huyết áp. Các thử nghiệm trên sinh sản ở động vật chưa được thực hiện với phenylephrin HCI.

Chưa có nghiên cứu nào về việc phenylephrin HCl có ảnh hưởng xấu tới trẻ sơ sinh hay không, khi mà người mẹ mang thai uống thuốc này. Tuy nhiên vì sự an toàn bạn nên cân nhắc lợi ích và tác hại của thuốc trước khi sử dụng.

Thời kỳ cho con bú

Paracetamol

Các bà mẹ có thể sử dụng Paracetamol trong thời gian cho con bú, vì nồng độ thuốc tiết qua sữa mẹ là rất thấp không có hại cho trẻ.

Chlorpheniramin maleat

Chưa có nghiên cứu về việc chlorpheniramin maleat hay dexchlorpheniramin có tiết qua đường sữa mẹ hay không. Nhưng các thuốc kháng histaminn đã được tìm thấy trong sữa mẹ. Vì chlorpheniramin maleat có thể gây phản ứng có hại đối với trẻ bú sữa mẹ. Nên các bà mẹ cần cân nhắc trước khi sử dụng thuốc, chỉ được sử dụng với sự hướng dẫn của bác sĩ và ngưng sử dụng nếu có những biểu hiện bất thường của trẻ.

Phenylephrin HCI

Cho đến nay chưa có thông tin gì về việc Phenylephrin HCI có thể đi vào đường sữa mẹ, vì vậy thật thận trọng khi sử dụng.

Tác dụng phụ

Thuốc điều trị cảm cúm Tiffy có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

  • Buồn ngủ;
  • Chóng mặt;
  • Khô miệng;
  • Khô họng;
  • Phát ban;
  • Bí tiểu.

Trên đây chưa phải toàn bộ các tác dụng ngoài ý muốn mà thuốc cảm cúm Tiffy dey có thể gây ra. Tác dụng phụ của thuốc còn tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của mỗi người, chúng có thể xuất hiện hoặc cũng có thể không xuất hiện. Do đó, bạn nên kịp thời thông báo với bác sĩ khi cảm thấy xuất hiện các triệu chứng khó chịu để có thể được khắc phục kịp thời.

tác dụng phụ của tiffy

Tương tác thuốc tiffy

Thuốc cảm cúm Tiffy dey có tương tác với một số loại thuốc như sau:

  • Rượu và các đồ chứa cồn;
  • Thuốc chống đông máu;
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng;
  • Thuốc chẹn beta;
  • Thuốc trị tăng huyết áp.

Người dùng không nên dùng thuốc cảm cúm Tiffy cùng với các loại thuốc kể trên. Bạn nên hỏi bác sĩ về cách xử lý nếu bạn đang phải điều trị một căn bệnh khác bằng các loại thuốc kể trên.

Tương tác giữa hai loại thuốc sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người dùng!

Cách xử lý khi dùng quá liều

Một số triệu chứng bạn có thể gặp khi sử dụng quá liều Tiffy dey:

Hoạt chất Paracetamol có trong Tiffy thể gây ra tình trạng:

Tình trạng rối loạn tiêu hoá như: Tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, đau bụng, mệt mỏi, gan bị nhiễm độc. Có thể xuất hiện tình trạng như đau ở phần bụng trên, sưng tấy, xuất hiện sau khi xử dụng quá liều từ 2 đến 4 ngày

Lưu ý: Tình trạng rối loạn tiêu hoá và vã mồ hôi thường không xảy ra, nhưng các triệu chứng trên có thể xuất hiện khi quá liều dùng thuốc, thường thì tình trạng này xuất hiện sau khi uống thuốc từ 6 đến 14 tiếng và kéo dài khoảng 24 tiếng.

Dấu hiệu tổn thương gan: Các dấu hiệu bất thường và thương tổn của gan có thể xuất hiện sau 3 đến 4 ngày sử dụng quá liều.

Tình trạng suy gan: Có thể xuất hiện sau đến 4 đến 6 ngày khi quá liều. Ngoài ra còn có các biểu hiện khác về thần kinh như: Loạn tâm thần, lo âu, sững sờ, co giật, ức chế hô hấp, hôn mê, hạ đường huyết, chảy máu dạ dày, ngừng tim có thể xuất hiện.

Tình trạng hoại tử ống thận gây ra suy thận: Dấu hiệu bạn có thể nhận biết là khi đi tiểu nước tiểu thường có màu đục hoặc màu máu, lượng nước tiểu ít đột ngột.

Hoạt chất Chlorpheniramin maleat:

Quá liều Chlorpheniramin maleat ở người lớn có thể gây ức chế thần kinh trung ương như ngủ gà, hôn mê. Đối với trẻ em có thể gây tình trạng phù não, thận hư, mạch nhanh, hôm mê sâu, ngừng tim có thể xảy ra tử vong.

Hoạt chất Phenylephrin HCl:

Quá liều Phenylephrin HCl có thể gây tình trạng tăng huyết áp, xuất huyết não, co giật, đánh trống ngực, buồn nôn. đau đầu .Ngoài ra Phenylephrin HCl có thể gây ra co mạch ngoại vi, giảm lưu lượng máu đến các tổ chức, giảm lưu lượng lọc thận, gây acid chuyển hoá. Phenylephrin HCl làm chậm nhịp tim, loạn nhịp tim, gây hoại tử mô.

Do đó, bạn không nên lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc quá liều để rút ngắn thời gian điều trị. Hãy dùng thuốc điều độ theo đúng chỉ định trong toa thuốc của bác sĩ. Nếu nghi ngờ dùng thuốc quá liều và bạn nhận thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào, bạn nên đến cở sở y tế gần nhất để thăm khám.

Khi nào nên ngưng dùng thuốc tiffy?

Bạn nên ngưng dùng thuốc Tiffy viên khi:

  • Chuyên viên y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa đưa ra yêu cầu ngưng uống thuốc, bạn nên thực hiện theo và tuân thủ theo đúng những hướng dẫn của họ sau đó (nếu có);
  • Khi triệu chứng của bệnh cảm, viêm mũi dị ứng, ho, sổ mũi, đau nhức, … đã khỏi hẳn, bạn nên ngưng dùng Tiffy. Việc tiếp tục dùng thuốc Tiffy không đem lại lợi ích cho sức khỏe;
  • Khi dùng thuốc tiffy một thời gian và không thấy dấu hiệu của sự thuyên giảm, bạn nên ngưng dùng và nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tái khám.

Khi nào nên ngưng dùng thuốc

Bảo quản thuốc Tiffy dey

Để thuốc Tiffy không bị mất hoặc bị giảm tác dụng, bạn nên bảo quản thuốc đúng theo chỉ dẫn sau:

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng và đảm bảo sạch sẽ, nhiệt độ không quá 30 độ C;
  • Không lấy thuốc viên ra khỏi vỉ khi chưa có nhu cầu dùng. Để thuốc tiếp xúc quá lâu với môi trường không khí bên ngoài sẽ dễ khiến thuốc bị ẩm mốc, nhiễm khuẩn, dễ bị giảm tác dụng của thuốc;
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Một số thuốc điều trị cảm cúm tương tự Tiffy dey

Khi bị cảm cúm, nhiều người phân vân không biết nên chọn thuốc Tiffy các sản phẩm khác như Decolgen, Atussin, Rhumenol flu 500 để điều trị bệnh cho mình. Sự phân vân này thường bắt nguồn về việc lo lắng về chất lượng sản phẩm. Từ đó khiến cho không ít người hoang mang không biết lên chọn sản phẩm nào.

Về mặt thành phần thuốc thì các sản phẩm này gần tương tự nhau và giống với các thuốc điều trị cảm cúm thông thường khác. Tất cả các sản phẩm trên đều có hoạt chất là paracetamol là một chất hạ sốt giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên thành phần tá dược thì các loại thuốc này có chút khác nhau.

Về mặt giá cả thì một vỉ Decolgen có giá dao động từ 5.000 đến 7.000, tương tự với thuốc Tiffy. Dạng siro cũng như vậy tầm 14.000 đến 17.000. Các thuốc khác cũng có mức giá dao động như vậy.

Mặc dù khá giống nhau về thành phần nhưng các chuyên gia y tế đánh giá thuốc Decolgen phù hợp với những người có các triệu chứng cảm cúm ở mức độ nhẹ. Còn Tiffy và Atussin, Rhumenol flu 500 dành cho người có triệu chứng cảm cúm nặng hơn.

Mua thuốc cảm cúm Tiffy ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc điều trị các triệu chứng cảm cúm Tiffy hiện có bán rộng rãi tại các nhà thuốc, cửa hàng dược phẩm trên toàn quốc. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng đặt mua sản phẩm thông qua qua web nhà thuốc mariko. Chúng tôi có giao hàng tận nơi và miễn phí ship cho những đơn hàng 2 triệu.
Giá thuốc Tiffy hiện nay có thể giao động khoảng 113 nghìn đồng 1 hộp, giá có thể dao động tuỳ theo từng nơi.
Lưu ý: Để tránh mua phải hàng giả hàng kém chất lượng bạn lên tìm mua những hiệu thuốc lớn, uy tín.

Xin lưu ý: Tham khảo ý kiến ​​từ phía bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất kỳ một tác dụng phụ nào của thuốc. Những thông tin mà chúng tôi đưa ra không nhằm cho mục đích chẩn đoán, điều trị, chữa bệnh hoặc ngăn ngừa bất kỳ các bệnh tật hoặc bất kỳ tình trạng sức khỏe nào.

Đánh giá
0
0 đánh giá
5 Sao
0%
4 Sao
0%
3 Sao
0%
2 Sao
0%
1 Sao
0%
Đánh giá

There are no reviews yet.

Gửi đánh giá

Be the first to review “Thuốc Tiffy vỉ 4 viên Thành Phần – công dụng – liều dùng”

Hỏi đáp tư vấn

Hiện chưa có câu hỏi nào.

Gửi thông báo cho tôi khi có câu trả lời mới.