Thuốc Paracetamol có tác dụng như thế nào?

Thuốc Paracetamol có tác dụng như thế nào?

Paracetamol là thuốc gì?

Paracetamol ( acetaminophen) là một trong những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị giảm đau, giảm nhiệt độ cơ thể khi đang bị sốt.

Paracetamol chỉ dùng trong các trường hợp từ đau nhẹ đến đau vừa. Nhìn chung, thuốc Paracetamol khá an toàn khi sử dụng cho các đối tượng, từ trẻ em tới phụ nữ mang thai và cho con bú, người trưởng thành và người lớn tuổi.

Tác dụng của Paracetamol.

Paracetamol có công dụng giảm đau, được sử dụng để điều trị các bệnh như:

  • Điều trị các cơn đau bao gồm: đau đầu, đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng, đau dữ dội ở dây thần kinh, đau lưng, đau răng, đau họng và đau khi tới kỳ kinh nguyệt.
  • Giảm các triệu chứng đau do bong gân, căng thẳng, đau do thấp khớp, đau thắt lưng và đau chân, đau cơ, đau nhức cơ bắp, sưng khớp và cứng khớp.
  • Sốt và cảm lạnh.

Cách và liều dùng thuốc Paracetamol

Đối với người già, người trưởng thành, và trẻ em trên 16 tuổi: Uống 1-2 viên cách mỗi 4-6 giờ khi có đau và sốt.

Đối với người bình thường, không mắc bệnh gan thận: chỉ sử dụng tối đa 4g tương đương 8 viên/ ngày (trong vòng 24 giờ). Không sử dụng quá liều lượng tối đa trong ngày vì khả năng gây ngộ độc của thuốc Paracetamol

Trẻ em 10 – 15 tuổi: Liều tối đa là 2g, tương đương với 4 viên/ ngày (trong vòng 24 giờ).

Trẻ em dưới 10 tuổi: Liều dùng cho trẻ em cần được tính toán thận trọng. Sử dụng với liều lượng theo dõi theo quy định của bác sĩ.

  • Sơ sinh 28 – 32 tuần tuổi chỉnh theo tuổi thai: 20 mg/kg, dùng một liều duy nhất, sau đó cách 12 giờ dùng 10-15mg/kg cân nặng nếu cần thiết. Liều tối đa là 30 mg/kg/ngày.
  • Sơ sinh > 32 tuần chỉnh theo tuổi thai: Liều ban đầu là 20 mg/kg, sau đó cách 8 giờ dùng 10-15 mg/kg cân nặng nếu cần thiết, tối đa là 60 mg/kg/ngày.
  • Trẻ 1-3 tháng tuổi: 30 – 60mg/lần, cách 8 giờ dùng lại nếu cần thiết.
  • Trẻ 3 tháng – 1 tuổi: 60 – 125mg/lần; 1-5 tuổi: 125 -250 mg/lần; 5 – 12 tuổi: 250 – 500mg/lần.

Các loại Paracetamol

Thuốc Paracetamol có nhiều dạng với hàm lượng khác nhau như:

Paracetamol 500 mg dưới dạng viên nén, viên sủi

Paracetamol 325mg viên nén

Thuốc bột để pha hỗn dịch uống

Dung dịch uống

Viên nhai với các hàm lượng 80mg, 100mg, 160mg.

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Paracetamol?

  • Không sử dụng vượt mức liều khuyến cáo.
  • Không sử dụng Paracetamol trong trường hợp dị ứng với Acetaminophen hoặc Paracetamol.
  • Người bị bệnh gan hoặc có tiền sử nghiện rượu thì cần thận trọng khi sử dụng và phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc. Không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác để trị ho, cảm lạnh, dị ứng kết hợp với Paracetamol khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.
  • Thuốc an toàn khi sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Ngừng dùng Paracetamol và liên hệ với bác sĩ trong các trường hợp:

  • Tiếp tục sốt sau 3 ngày dùng thuốc.
  • Tiếp tục đau sau 10 ngày dùng thuốc (hoặc 5 ngày đối với trẻ em).
  • Bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hay xuất hiện các triệu chứng mới.

Tác dụng phụ của Paracetamol

Với những người có cơ địa mẫn cảm, Paracetamol có thể gây ra một số tác dụng phụ

Paracetamol có thể gây dị ứng với một số cơ địa mẫn cảm. Các dấu hiệu dị ứng có thể là: 

Nổi mề đay

Khó thở

Sưng mặt, môi, lưỡi hay cổ họng

Lúc này, bạn cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến trung tâm hay cơ sở y tế gần nhất để nhận được trợ giúp y tế kịp thời.

Một vài tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể xảy ra bao gồm:

  • Sốt nhẹ đi kèm với buồn nôn, đau dạ dày và chán ăn
  • Nước tiểu sẫm màu, phân màu hắc ín
  • Vàng da hoặc vàng lòng trắng mắt.

Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú có uống được Paracetamol hay không?

  • Trình bày với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc có dự định có thai hoặc đang cho con bú.
  • Trong trường hợp cần sử dụng trong lúc mang thai, nên sử dụng Paracetamol ở liều thấp nhất có thể nhưng đảm bảo hiệu quả giảm đau cũng như hạ sốt và sử dụng trong thời gian càng ngắn càng tốt. Chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
  • Nếu các cơn đau và sốt vẫn không giảm sau khi dùng thuốc hoặc định dùng thuốc thường xuyên, gọi bác sĩ để được tư vấn, không nên tự ý dùng tăng liều thuốc Paracetamol.

Xử lý khi quá liều và dị ứng với Paracetamol

Quá liều Paracetamol

  • Dù cơ thể không xuất hiện triệu chứng gì bất thường, vẫn gọi ngay cho nhân viên y tế để được tư vấn cũng như đưa ra các biện pháp hỗ trợ xử lý kịp thời, bởi nếu trì hoãn thời gian cấp cứu sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan nghiêm trọng.
  • Nếu người bệnh hoặc bất kỳ ai uống cùng lúc nhiều viên thuốc, hoặc nếu biết một đứa trẻ có nuốt bất kỳ viên thuốc nào trong số này, gọi ngay cho bác sĩ hoặc khoa cấp cứu bệnh viện ngay lập tức để xử lý kịp thời.
  • Luôn mang theo thuốc bên mình, thậm chí cả hộp thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng nhằm giúp việc đánh giá dễ dàng hơn.

Dị ứng Paracetamol

Trên thực tế dị ứng Paracetamol không phổ biến. Một số triệu chứng dị ứng Paracetamol như nổi mề. Cần ngưng sử dụng thuốc và đến gặp ngay bác sĩ.

Làm gì khi lỡ quên một liều hoặc uống quá liều Paracetamol?

Thuốc hạ sốt Paracetamol chỉ được sử dụng khi cần thiết cho cả người lớn và trẻ em nên không có lịch dùng thuốc cụ thể. Nếu bạn cần sử dụng thuốc thường xuyên, hãy dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian sử dụng liều kế tiếp thì bạn nên bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều tiếp theo. Không sử dụng gấp đôi liều để bù cho liều đã quên. 

Trường hợp nhận thấy những biểu hiện quá liều Paracetamol, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp. Các dấu hiệu ngộ độc Paracetamol bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Chán ăn
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Co thắt và đau dạ dày
  • Tăng tiết mồ hôi

Sau đó, các triệu chứng nặng hơn có thể xuất hiện như đau dạ dày trên, nước tiểu sẫm màu, vàng da hoặc lòng trắng mắt có màu vàng.

Cách bảo quản Paracetamol.

Khi bảo quản thuốc chứa Paracetamol, bạn cần đặt thuốc ở nơi thoáng mát, trong khoảng 15 – 30 độ C. Riêng, Paracetamol dạng viên đặt hậu môn có thể bảo quản trong tủ lạnh. 

Lưu ý: tuyệt đối không để thuốc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc ở nơi ẩm thấp. Khi thuốc có dấu hiệu biến đổi màu sắc, có mùi lạ cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến của dược sĩ để biết cách xử lý thuốc hết hạn đúng cách.

Dù Paracetamol được đánh giá khá an toàn cho mọi đối tượng nhưng khi cho trẻ sử dụng thuốc, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý liều lượng của thuốc phải phù hợp với cân nặng của bé cũng như tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Sau khi sử dụng Paracetamol, nếu nhận thấy có các dấu hiệu bất thường, cần đưa người bệnh nhập viện càng sớm càng tốt để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị kịp thời.

 

Video liên quan

No data was found

Sản phẩm liên quan

No data was found