3
Tạm tính:
1,560,000₫
Bút tiêm Lantus được dùng để làm giảm lượng đường cao ở trong máu ở người bệnh bị tiểu đường (từ 6 tuổi trở lên) khi cần điều trị bằng insulin.
Có thể căn chỉnh liều dựa trên lối sống, kết quả xét nghiệm đường huyết và việc sử dụng insulin trước đó của bệnh nhân, bác sĩ sẽ:
Lantus được dùng để tiêm dưới da. Không được phép tiêm Lantus vào tĩnh mạch vì tác dụng của thuốc sẽ bị thay đổi và có thể gây hạ đường huyết cho bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân biết nên tiêm Lantus ở vùng da nào. Mỗi lần tiêm nên thay đổi vị trí tiêm trên vùng da đã chọn để đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 1: Kiểm tra lượng insulin
A. Kiểm tra nhãn bút tiêm để bảo đảm là đã dùng đúng loại insulin. Bút Lantus có màu xám và nút tiêm màu tím.
B. Tháo nắp bút.
C. Kiểm tra hình thức cảm quan của Insulin. Lantus là dung dịch insulin trong suốt. Không dùng bút tiêm nếu Insulin bị vẩn đục, có màu hoặc có hạt lợn cợn.
Bước 2: Gắn kim vào bút tiêm
Luôn luôn dùng một kim tiêm mới, vô khuẩn, cho mỗi lần tiêm ở bệnh nhân. Điều này giúp tránh vấy nhiễm và tắc kim.
A. Tháo niêm bảo vệ của kim tiêm mới.
B. Để kim thẳng hàng với thân bút, và vẫn giữ thẳng kim khi gắn vào (vặn hoặc ấn vào, tùy loại kim).
Nếu không giữ thẳng kim khi gắn, nó có thể làm hỏng miếng niêm cao su và gây rò rỉ, hoặc gãy kim không sử dụng được.
Bước 3: Làm test kiểm tra an toàn
Bệnh nhân luôn luôn làm test an toàn trước mỗi lần tiêm. Việc này giúp bệnh nhân lấy đúng liều thuốc bằng cách:
• Bảo đảm rằng bút tiêm và kim tiêm hoạt động bình thường
• Giúp loại bỏ bọt khí
A. Chọn liều 2 đơn vị bằng cách vặn vòng chọn liều.
B. Tháo nắp kim ngoài và giữ nó lại để tháo kim sau khi tiêm xong.
Tháo nắp kim trong và vứt bỏ.
C. Cầm bút tiêm với đầu kim-hướng lên trên.
D. Gõ nhẹ vào buồng chứa insulin để đẩy bọt khí lên đầu kim.
E. Bấm hết chiểu sâu nút tiêm. Kiểm tra xem insulin có trào ra ở đầu kim hay không.
Có thể phải làm test an toàn vài lần mới thấy Insulin trào ra để tiêm.
• Nếu không thấy insulin ở đầu kim, kiểm tra xem có bọt khí hay không và làm lại test an toàn hai lần nữa để loại bỏ các bọt khí này.
• Nếu vẫn không thấy Insulin ở đầu kim, có thể kim đã bị tắc rồi. Thay kim khác và thử lại.
• Nếu vẫn không thấy insulin sau khi thay kim, bút tiêm có thể đã hỏng. Cần phải sử dụng bút tiêm khác.
Bước 4: Chọn liều
Bệnh nhân có thể chọn liều từng đơn vị một, từ tối thiểu là 1 đơn vị đến tối đa là 80 đơn vị. Nếu cần dùng liều lớn hơn 80 đơn vị, thì phải chia ra hai hoặc nhiều lần tiêm.
A. Kiểm tra cửa sổ chỉ liều cho thấy sổ “0” sau khi làm test kiểm tra an toàn.
B. Chọn liều cần dùng. Nếu lỡ vặn quá liều cần thiết, bệnh nhân có thể vặn ngược trở lại.
• Không được ấn nút tiêm trong khi vặn chọn liều vì sẽ đẩy insulin trào ra ngoài.
• Bạn không thể vặn vòng chọn liều vượt quá số đơn vị thuốc còn lại trong bút tiêm.
Bước 5: Tiêm thuốc
A. Sử dụng cách tiêm được bác sĩ chỉ dẫn.
B. Chích kim vào da.
C. Ấn nút tiêm hết chiều sâu của nó. Chữ số trên cửa sổ chỉ liều sẽ trở về số “0” khi tiêm.
D. Vẫn ấn giữ nút tiêm. Đếm chậm rãi đến 10 trước khi rút kim khỏi da. Điều này bảo đảm cho trọn liều thuốc được tiêm hết.
Bước 6: Tháo và huỷ kim tiêm.
Sau khi tiêm xong, luôn luôn phải tháo kim ra và cất giữ bút tiêm không có gắn kim.
Điều đó giúp tránh:
• Vấy nhiễm và/hoặc nhiễm khuẩn vào bút tiêm
• Tránh để lọt không khí vào buồng chứa insulin và rò rỉ insulin, có thể gây sai liều khi tiêm thuốc ở lần sau.
A. Đậy nắp ngoài vào kim tiêm, và dùng nó để vặn kim ra khỏi bút tiêm. Để tránh nguy cơ vô tình bị kim đâm phải, đừng bao giờ đậy kim bằng nắp trong.
• Nếu nhờ người khác tiêm giúp, người này phải đặc biệt thận trọng khi tháo và hủy kim tiêm để tránh lây nhiễm bệnh không cần thiết.
B. Hủy kim tiêm một cách an toàn, theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
C. Luôn luồn nhớ đậy nắp bút, rồi cất glữ bút tiêm cho đến lần tiêm kế tiếp.
Cần phải tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn về liều dùng, cách theo dõi (xét nghiệm máu và nước tiểu), chế độ ăn, và hoạt động thể lực (lao động chân tay và tập thể dục), kỹ thuật tiêm, mà bác sĩ đã dặn dò cho bệnh nhân.
Những nhóm bệnh nhân đặc biệt như:
Khi đi ra nước ngoài
Trước khi đi, nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bệnh nhân cần nói chuyện về:
Hiện chưa có câu hỏi nào.
Đánh giá
Đánh giá
There are no reviews yet.
Gửi đánh giá