Thuốc Acid clavulanic là thuốc gì?

Thuốc Acid clavulanic là thuốc gì?

Acid clavulanic là thuốc gì?

Thuốc Acid clavulanic được biết đến với một loại kháng sinh bán tổng hợp thuộc Beta – Lactam. Thuốc có tác dụng đối với nhiều loại vi khuẩn trong đó có cả vi khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm nhưng hoạt tính khuẩn của chúng khá yếu.Ưu điểm nổi trội của  thuốc Acid clavulanic phải kể đến đó là những hoạt tính kháng Beta –  Lactamase không cho lan truyền đến Plasmid gây ra kháng Penicillin và Cephalosporin.

Acid clavulanic

Chỉ định của thuốc 

Thuốc Acid clavulanic hiện nay được sử dụng để điều trị một số bệnh lý khác nhau.

  • Những người nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: đa phần do chủng H.influenzae và Branhamella catarrhalis sản sinh ra Beta – Lactamase. Do đó, Acid clavulanic sẽ được chỉ định một số bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, viêm phế quản cấp và mãn tính.
  • Nhiễm khuẩn nặng đường hô hấp trên: mắc phải bệnh lý viêm tai giữa đã từng được điều trị bằng kháng sinh nhưng không đỡ, viêm amidan, viêm xoang,…
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu bởi chủng E.coli, Klebsiella và Enterobacter sản sinh ra gồm có những bệnh như: viêm bể thận, viêm bàng quang và viêm niệu đạo.

Chống chỉ định

Dị ứng với nhóm Beta – Lactam.

Chú ý đến khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh Beta – Lactam như các Cephalosporin. Chú ý đến người bệnh có tiền sử vàng da và rối loạn chức năng gan do dùng Amoxicillin, Clavulanate hay các Penicillin với Acid clavulanic gây tăng nguy cơ ứ mật trong gan.

Liều dùng Acid clavulanic khi sử dụng

 

Thuốc Acid clavulanic có 2 dạng: dạng tiêm và dạng uống. Do đó, liều lượng sử dụng sẽ tương ứng như sau:

Acid clavulanic dạng tiêm

Đối với người lớn và trẻ trên 12 tuổi sẽ: tiêm tĩnh mạch rất chậm và tiêm nhanh 1 gam/ lần và cứ 8 giờ/ lần.

Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, các bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ chỉ định tăng liều tiêm có thể là 6 giờ/ lần hay có thể tăng 6gam/ ngày. Lưu ý không nên tăng vượt quá 200mg Acid clavulanic trong mỗi lần tiêm.

Tiêm dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật tiêm 1gam vào thời điểm gây tê.

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh hay trẻ đang trong thời gian bú sẽ dùng lọ tiêm loại 500mg. Lưu ý: không vượt quá 5mg/ kg trong mỗi lần tiêm Acid clavulanic.

Đối với trẻ từ 3- 12 tuổi: sẽ tiêm 100mg/kg/ngày sẽ chia ra thành 4 lần, tiến hành tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm tuyền.

Acid clavulanic dạng uống

Đối với trẻ nhỏ dưới 40kg được uống theo liều người lớn và tiến hành điều trị không quá 14 ngày.

Người lớn sẽ uống 1 viên 125mg Acid clavulanic và liều dùng sẽ cách 8 giờ/ lần. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn về đường hô hấp dưới sẽ uống 1 viên Acid clavulanic, 8 giờ/lần và liều dùng trong vòng 5 ngày.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ không mong muốn thường gặp nhất là những phản ứng về tiêu hoá: ỉa chảy, buồn nôn hay nôn. Ngoài ra còn có thể gây ngoại ban và ngứa.

Tác dụng phụ ít gặp: tăng bạch cầu ái toan, viêm gan, vàng da ứ mật và tăng Transaminase, ngứa, ban đỏ, phát ban.

Tác dụng phụ hiếm gặp: phản ứng phản vệ, phù Quincke và giảm nhẹ tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu tan máu, viêm đại tràng giả mạc hay hội chứng Stevens – Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm da bong, hoại tử biểu bì do ngộ độc và viêm thận kẽ.

Tương tác thuốc

Acid clavulanic

Thuốc Acid clavulanic có thể gây kéo dài thời gian chảy máu và đông máu. Do đó cần phải cần thận đối với những người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.

Giống các thuốc kháng sinh có tác dụng rộng, thuốc có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai uống, do đó cần phải báo trước cho người bệnh.

Sử dụng đồng thời thuốc Allopurinol và thuốc Amoxicillin làm tăng tỷ lệ phát ban ở bệnh nhân dùng cả hai loại thuốc so với bệnh nhân chỉ dùng Amoxicillin. Người ta không biết liệu chứng phát ban do Amoxicillin gây ra là do Allopurinol hay do tăng Acid uric máu ở những bệnh nhân này.

Probenecid làm giảm bài tiết Amoxicilin ở ống thận nhưng không làm chậm bài tiết Acid clavulanic qua thận. Sử dụng đồng thời với Amoxicillin trihydrat và Acid clavulanic kali có thể làm tăng và kéo dài nồng độ Amoxicillin trong máu. Không khuyến cáo người dùng dùng đồng thời với Probenecid.

Tương tác thuốc Acid clavulanic có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Bài viết này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem.

Quá liều

Nếu dùng quá liều, thuốc Acid clavulanic ít gây ra tai biến, vì được dung nạp tốt ngay cả ở liều cao. Chức năng thận giảm và hàng rào máu não kém, thuốc tiêm sẽ gây triệu chứng nhiễm độc.

Tuy nhiên những phản ứng cấp xảy ra phụ thuộc vào tình trạng quá mẫn của từng cơ thể. Nguy cơ làm tăng Kali huyết khi dùng liều cao vì Acid clavulanic được dùng dưới dạng muối Kali.

Các triệu chứng ở đường tiêu hóa và rối loạn cân bằng nước điện giải có thể là biểu hiện của quá liều.

Có thể điều trị triệu chứng cho các biểu hiện ở đường tiêu hóa với lưu ý về cân bằng nước và điện giải.

Có thể dùng phương pháp thẩm phân máu để loại bỏ thuốc khỏi tuần hoàn.

Quên liều

Nếu quên uống một liều thuốc, hãy uống sớm khi bạn nhớ ra. Nhưng nếu liều thuốc gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã được quy định. 

Lưu ý khi sử dụng 

Đối với những người bệnh có biểu hiện rối loạn chức năng gan:

  • Các dấu hiệu và triệu chứng vàng da ứ mật tuy ít xảy ra khi dùng thuốc nhưng có thể nặng. Nhưng những triệu chứng đó thường hồi phục và sẽ hết sau 6 tuần ngừng điều trị.
  • Đối với những người bệnh suy thận trung bình hay nặng cần chú ý đến liều lượng dùng.
  • Dùng thuốc kéo dài đôi khi làm phát triển các vi khuẩn kháng thuốc.
  • Cần chú ý đối với những người bệnh bị Phenylceton niệu vì các hỗn dịch có chứa 12,5 mg aspartame trong 5 ml.
  • Khi tiêm tĩnh mạch liều cao cần duy trì cân bằng lượng dịch xuất nhập để giảm thiểu hiện tượng sỏi và niệu.
  • Phải kiểm tra thường xuyên các ống thông bàng quang để tránh hiện tượng kết tủa gây tắc khi có nồng độ chế phẩm cao trong nước tiểu ở nhiệt độ thường.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Tránh sử dụng thuốc Acid clavulanic ở phụ nữ mang thai nhất là trong 3 tháng đầu, trừ trường hợp cần thiết do thầy thuốc chỉ định.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Trong thời kỳ đang cho con bú có thể dùng chế phẩm. Thuốc Acid clavulanic không gây hại cho trẻ đang bú mẹ trừ khi có nguy cơ bị mẫn cảm do có một lượng rất nhỏ thuốc trong sữa.

Cách bảo quản

Acid clavulanic

  • Bảo quản thuốc Acid clavulanic viên ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 25 độ C.
  • Khi tạo thành hỗn dịch, thuốc giữ được trong 7 ngày nếu thuốc được bảo quản trong tủ lạnh.
  • Bảo quản ống thuốc tiêm ở chỗ khô và dưới 25 độ C.

Video liên quan

No data was found

Sản phẩm liên quan

No data was found
Contact Me on Zalo