Acetazolamid là thuốc gì?
Acetazolamid là một loại thuốc sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp, động kinh, sợ độ cao, tê liệt định kỳ, tăng huyết áp nội sọ vô căn và suy tim. Thuốc Acetazolamid có thể sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn góc mở và ngắn hạn cho bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính cho tới khi phẫu thuật có thể thực hiện được.
Thuốc Acetazolamid hoạt động bằng cách giảm sản xuất chất lỏng bên trong mắt. Trường hợp người bệnh bị phù nề cơ thể do suy tim gây ra. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân uống thuốc Acetazolamid trong một thời gian ngắn.
Chỉ định của thuốc Acetazolamid
Thuốc Acetazolamid được dùng trong điều trị bệnh Glaucom. Thuốc còn được chỉ định để kết hợp với các thuốc co đồng tử khác để dùng trước khi có phẫu thuật ở mắt; phối hợp với một vài thuốc để điều trị động kinh cơn nhỏ hay các triệu chứng phù do một vài nguyên nhân khác. Thuốc Acetazolamid còn được dùng để hỗ trợ giảm đau, giảm mệt mỏi, giảm các triệu chứng say như say độ cao và say tàu xe…
Trước đây, thuốc Acetazolamid còn được chỉ định để làm thuốc lợi tiểu nhưng do tác dụng kém hơn các thuốc lợi tiểu khác, khi dùng thuốc trong thời gian đủ lâu có thể giảm tác dụng rõ rệt do bị chuyển hóa nên hiện nay hầu như không còn được sử dụng để lợi tiểu nữa.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Acetazolamid trên các đối tượng dị ứng với Sulfamid; những người suy gan, suy thận nặng hay bệnh Addison; trường hợp nhiễm Acid do tăng Clo máu; giảm Natri và Kali huyết và những bệnh nhân điều trị dài ngày glôcôm góc đóng mạn tính hoặc xung huyết.
Cách dùng thuốc Acetazolamid
Tùy vào tình trạng dùng mà cách dùng khác nhau
Uống thuốc cùng với thức ăn để giảm kích ứng đường tiêu hóa, viên nén có thể bẻ hoặc nghiền trong siro socola hoặc dâu để che dấu vị đắng của thuốc.
Bột pha tiêm được pha ít nhất với 5ml nước cất pha tiêm để được dung dịch có nồng độ tối đa 100mg/ ml, tốc độ tiêm truyền tối đa 500mg/ phút. Chủ yếu tiêm tĩnh mạch vì tiêm bắp tay gây đau do pH kiềm.
Liều dùng thuốc Acetazolamid
Dùng theo đường uống
Liều dùng đối với người lớn
Điều trị Glaucom:
- Góc mở: Lần đầu uống 250mg/1 lần, ngày uống từ 1- 4 lần. Duy trì liều tùy theo đáp ứng của người bệnh, thông thường liều thấp hơn là đủ.
- Glôcôm thứ phát và trước khi phẫu thuật: Uống 250mg cách nhau 4 giờ/ lần.
Chống co giật:
- Uống 4 – 30 mg/ kg/ ngày chia liều nhỏ có thể tới 4 lần/ ngày, thông thường 375mg đến 1000mg/ ngày.
- Khi Acetazolamid dùng đồng thời với các thuốc chống động kinh khác, liều ban đầu 250mg/ngày, sau đó tăng dần.
Chứng say núi:
- Uống 500 – 1000 mg/ngày chia nhiều liều nhỏ, 24 – 48 giờ trước và trong quá trình leo núi.
- Khi đã đạt đến độ cao, sau 48 giờ, tiếp tục uống thuốc, có thể uống duy trì khi ở độ cao để kiểm soát triệu chứng.
- Uống 125mg trước khi đi ngủ để phòng rối loạn giấc ngủ do độ cao.
Liệt chu kỳ:
- Uống 250mg/lần, 2- 3 lần/ ngày.
- Một số trường hợp có thể tăng đến 1500 mg/ngày.
Liều dùng đối với trẻ em
- Glaucom: Uống 8 – 30 mg/kg, thường 10 – 15 mg/kg hoặc 300 – 900mg/ m2 diện tích da/ ngày, chia thành liều nhỏ.
- Ðộng kinh: Giống liều người lớn. Tổng liều <750 mg.
Thuốc tiêm
Đối tượng là người lớn
- Glaucom: Ðể làm giảm nhanh nhãn áp: Tiêm tĩnh mạch 500mg tương đương với Acetazolamid tùy theo đáp ứng của người bệnh, liệu pháp có thể tiếp tục bằng đường uống.
- Lợi tiểu: Tiêm tĩnh mạch 5mg/kg hoặc cần thiết để đạt được và duy trì tăng bài niệu kiềm.
Đối tượng là trẻ em
- Tình trạng Glaucom cấp tính: Tiêm tĩnh mạch: 5 – 10mg/kg cách 6 giờ/1 lần.
- Lợi tiểu: Tiêm tĩnh mạch 5mg/kg hoặc 150mg/m2 diện tích da cơ thể, tiêm 1 lần/ ngày vào buổi sáng, tiêm cách 1 hoặc 2 ngày/1 lần.
Tác dụng phụ
Những ngày đầu dùng thuốc Acetazolamide, có thể cảm thấy chóng mặt, choáng váng, đi tiểu nhiều lần, mờ mắt, khô miệng, buồn ngủ, chán ăn, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, nôn mửa,…
Nguyên nhân xảy ra các triệu chứng này là do cơ thể chưa kịp thích nghi với thuốc. Nếu các triệu chứng này có dấu hiệu kéo dài hoặc trầm trọng hơn, người bệnh nên thông báo đến bác sĩ để được tư vấn. Để cải thiện tình trạng chóng mặt, bạn hãy ngồi dậy từ từ khi chuyển tư thế.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Acetazolamide như sau:
- Ngứa gan bàn tay hay bàn chân
- Giảm thính lực và ù tai
- Suy nhược cơ thể
- Dễ chảy máu và bầm tím.
- Rối loạn nhịp tim
- Chuột rút hoặc đau cơ.
- Thay đổi tâm trạng như lú lẫn hoặc khó tập trung
- Buồn nôn và nôn không ngừng
- Đau dạ dày, vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu
Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc rất hiếm khi xảy ra như: phát ban, ngứa, sưng ở mặt, lưỡi, cổ họng, chóng mặt và khó thở.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ nghiêm trọng. Người bệnh hãy kiểm tra nhãn trên tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng vì chúng có thể chứa aspirin hoặc các loại thuốc giống aspirin. Các loại thuốc này gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc với liều lượng lớn. Nếu bác sĩ đã hướng dẫn người bệnh dùng aspirin liều thấp để phòng ngừa cơn đau tim hoặc đột quỵ bạn có thể uống thuốc theo chỉ dẫn.
Thuốc Acetazolamide có thể tác động hoặc làm sai lệch kết quả của một số xét nghiệm. Do đó, bạn nên ngừng sử dụng thuốc trước 3- 4 ngày thực hiện xét nghiệm.
Những ngày đầu dùng thuốc, có thể cảm thấy chóng mặt, choáng váng, đi tiểu nhiều lần, mờ mắt, khô miệng, buồn ngủ, chán ăn, buồn nôn và nôn, tiêu chảy hay nôn mửa,…
Nguyên nhân xảy ra các triệu chứng này là do cơ thể chưa kịp thích nghi với thuốc. Nếu các triệu chứng này có dấu hiệu kéo dài hoặc trầm trọng hơn, người bệnh nên thông báo đến bác sĩ để được tư vấn. Để cải thiện tình trạng chóng mặt, bạn hãy ngồi dậy từ từ khi chuyển tư thế.
Quá liều
- Nếu người bệnh có bất cứ triệu chứng nào bất thường khi dùng quá liều thuốc thì cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
- Tập trung điều trị triệu chứng và hỗ trợ cải thiện chức năng cho người bệnh.
Quên liều
- Nếu bạn quên liều hãy uống liều đã quên ngay sau khi nhớ ra.
- Nhưng liều đã quên gần với liều kế tiếp hãy bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
- Không dùng gấp đôi liều thuốc với mục đích bù vào liều đã quên.
Lưu ý khi sử dụng thuốc
Lưu ý chung
Bệnh phổi tắc nghẽn, giãn phế nang. Người bệnh dễ bị nhiễm acid chuyển hóa hay đái tháo đường.
Các công việc cần tỉnh táo về thần kinh như vận hành máy móc tàu xe có thể bị ảnh hưởng.
Bệnh nhân cần được khuyến cáo phải thông báo ngay cho bác sĩ khi có bất kỳ hiện tượng phát ban nào trên da khi dùng thuốc.
Lưu ý với phụ nữ có thai
Thuốc lợi tiểu và dẫn chất có thể đi qua nhau thai, gây rối loạn điện giải đối với thai nhi. Một vài trường hợp gây giảm tiểu cầu sơ sinh. Vì vậy, thuốc Acetazolamide không được sử dụng cho người mang thai.
Lưu ý với phụ nữ cho con bú
Thuốc Acetazolamid bài tiết vào sữa mẹ và có thể gây phản ứng có hại cho trẻ, nên cân nhắc ngừng cho con bú trong thời gian mẹ sử dụng thuốc Acetazolamide hoặc không dùng thuốc này trong thời gian cho con bú, tùy theo tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
Cách bảo quản thuốc
- Để thuốc Acetazolamid tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc Acetazolamid ở những nơi ẩm ướt.
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ tốt nhất là <30 ºC.