Sản phẩm
Cồn 70 ( Cồn sát khuẩn bộ y tế)
Phân Loại: Thuốc dùng ngoài
Hoạt chất – Nồng độ/ Hàm lượng: Ethanol 70%
Dạng bào chế:Dung dịch
Quy cách: Thường được điều chế các chai có hàm lượng: 500ml, 100 ml, 50 ml, 30 ml.
Tuổi thọ: 24 tháng
Tiêu chuẩn: DĐVN IV
Công ty sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm OPC – VIỆT NAM
Cồn 70 độ là cồn y tế hay còn được gọi là cồn ethanol, có công thức là C2H6O hoặc C2H5OH. Sản phẩm rất thích hợp để tiệt trùng dụng cụ, thiết bị y tế và sát trùng vết thương do có khả năng diệt khuẩn cao. Tuy nhiên, phải thận trọng khi sử dụng cồn để bôi, rửa vết thương hở và vết bỏng nặng.
Phân Loại: Thuốc dùng ngoài
Hoạt chất – Nồng độ/ Hàm lượng: Ethanol 70%
Dạng bào chế:Dung dịch
Quy cách: Thường được điều chế các chai có hàm lượng: 500ml, 100 ml, 50 ml, 30 ml.
Tuổi thọ: 24 tháng
Tiêu chuẩn: DĐVN IV
Công ty sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm OPC – VIỆT NAM
Thành phần:
Dung dịch Ethanol 70%
Công Dụng
- Sát khuẩn da trước khi tiêm, trước khi chọc, chích tĩnh mạch hoặc phẫu thuật.
- Diệt các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Shigella flexneri, Pseudomonas aeruginosa, Mycobacterium tuberculosis, Bacillus subtilis và nấm Candida albican chỉ sau thời gian tiếp xúc là 2 phút.
- Dùng để diệt khuẩn dụng cụ y tế và các bề mặt trong y tế.
Hướng dẫn cách dùng
- Dùng để sát trùng vết thương
Tẩm cồn vào bông y tế sau đó thấm lên vùng da cần sát trùng. Thoa nhiều lần trong một ngày.
- Dùng để sát trùng dụng cụ y tế
Tẩm cồn vào bông y tế rồi sát trùng lên dụng cụ y tế hoặc ngâm dụng cụ trực tiếp vào dung dịch cồn 70 độ.
- Đốt tạo nhiệt
Cắt vòi trên nắp rồi bơm cồn ra dụng cụ kim loại sau đó mới châm lửa, không được đổ trực tiếp cồn vào ngọn lửa đang cháy để tránh bị bỏng và hỏa hoạn.
Bôi trực tiếp lên da, không cần pha loãng.
Tác dụng phụ không mong muốn khi dùng cồn 70 độ
Khi dùng nhiều lần da có thể bị khô.
Cồn 70 độ có thể gây tổn thương mắt khi bắn vào mắt, gây kích ứng da và niêm mạc đối với người bị mẫn cảm với ethanol
- Sơ cứu: Rửa sạch với nước. Nếu kích ứng nặng hoặc ngộ độc đường hô hấp, tiêu hóa thì phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất kèm theo nhãn chai cồn bạn dùng.
- Tiếp xúc với da: Dừng sử dụng cồn. Rửa thật sạch hóa chất ở vùng da với nhiều nước. Kích ứng nặng phải đưa ngay đến bệnh viện .
- Đường hô hấp: Di chuyển đến chỗ thoáng khí, nới lỏng quần áo, cổ áo, cà vạt,… Gọi cấp cứu ngay nếu vấn đề về hô hấp không được cải thiện.
- Đường tiêu hóa: Không cố gây nôn, không dùng miệng để hô hấp cho nạn nhân, đưa đến bệnh viện kèm theo nhãn chai cồn.
Lưu ý:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp cồn y tế với các bộ phận trên cơ thể.
- Khi tiếp xúc với hơi cồn y tế cần phải đeo khẩu trang phù hợp.
- Không được dùng cồn y tế pha trực tiếp để uống.
- Khi dính vào mắt phải nhanh chóng rửa thật sạch bằng nước.
- Khi nuốt phải cồn y tế không được cố gây nôn, mà uống ngay nước lọc và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
- Thận trọng khi dùng cồn 70 độ với vết thương hở, vết bỏng nặng hoặc những đồ dùng dễ cháy.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh xa lửa. Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và để xa tầm tay trẻ em. Nút kín bình chứa cồn sau khi sử dụng.
Hỏi đáp tư vấn
Hiện chưa có câu hỏi nào.
Đánh giá
Đánh giá
There are no reviews yet.
Gửi đánh giá