Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân & Phương pháp điều trị

Rối loạn tiền đình là gì? Nguyên nhân & Phương pháp điều trị

Trong cuộc sống ngày càng phát triển cũng đem theo rất nhiều áp lực, căng thẳng…..Nó gây ra rất nhiều căn bệnh mới. Và một trong số đó không thể kể đển chính là căn bệnh rối loạn tiền đình

Vậy thì hôm nay xin mời các bạn cùng với chúng tôi đi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này là gì, có những nguyên nhân nào gây nên, triệu chứng, các phòng…. như thế nào nhé!

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương vùng tai trong và não bộ khiến cơ thể mất thăng bằng. Chóng mặt và mất cân bằng là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này. Ngoài điều này, rối loạn tiền đình cũng có thể khiến bạn thường xuyên bị nhầm lẫn, vấn đề về thính giác hoặc thị lực cũng gặp những khó khăn.

Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương vùng tai trong và não bộ khiến cơ thể mất thăng bằng
Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương vùng tai trong và não bộ khiến cơ thể mất thăng bằng

Phân loại và triệu chứng của hội chứng tiền đình

Rối loại tiền đình có 2 loại là:

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên 
  • Rối loạn tiền đình trung ương

Người mắc bệnh tiền đình thường có một số triệu chứng đặc trưng như: 

  • Chóng mặt, hoa mắt mất thăng bằng và mất phương hướng trong không gian.
  •  Thính giác suy giảm và khả năng nhận thức cũng suy giảm  hoặc thay đổi tâm lý
  • Một số triệu chứng khác của bệnh rối loạn tiền đình như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, lo lắng, thay đổi nhịp tim, v.v.

 Loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể khác nhau, nguy hiểm và khó có thể mô tả. Những người bị ảnh hưởng bởi rối loạn tiền đình có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. 

Rối loạn tiền đình ngoại biên

Rối loạn tiền đình ngoại biên là bệnh thường gặp. Nó thường có các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, giảm thính lực,…

Rối loạn tiền đình ngoại biên thường xảy ra khi dây thần kinh tiền đình hoặc tai trong của bạn bị tổn thương.

Rối loạn tiền đình trung ương

Rối loạn tiền đình trung ương thường xảy ra do tổn thương các nhân tiền đình của thân não và tiểu não. Nhóm rối loạn này có ít triệu chứng, không rõ rệt như rối loạn tiền đình ngoại biên và hiếm gặp (chỉ 5 đến 10% tổng số người bị mất cân bằng)

Nhưng nếu xét về mức độ biến chứng thì nó nguy hiểm hơn cho sức khỏe người bệnh và khó điều trị.

Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình  đa phần bị gây nên bởi  nhiễm trùng tai do vi rút hoặc vi khuẩn, chấn thương đầu hoặc rối loạn tuần hoàn ảnh hưởng đến tai trong hoặc não. 

Nguyên nhân rối loạn tiền đình
Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Một số nghiên cứu cũng đưa ra nguyên nhân khác như:

  • Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị giảm đau mãn tính 
  • Các vấn đề về não, chẳng hạn như chấn thương sọ não
  • Các vấn đề của tai trong 

Rối loạn tiền đình thường xảy ra ở những đối tượng nào

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: Đa phần bệnh nhân bị rối loạn tiền đình là người cao tuổi hoặc phụ nữ mang thai hoặc những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường căng thẳng.

Người cao tuổi

Càng lớn tuổi càng có nguy cơ mắc các bệnh gây chóng mặt, buồn ngủ,…càng nhiều. Đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng (dễ ngã, đi không vững… ….)

Theo kết quả của một nghiên cứu dịch tễ học lớn, ước tính rằng khoảng 35% người trưởng thành từ 40 tuổi trở lên ( rơi vào khoảng 69 triệu người) bị rối loạn tiền đình.

Người làm việc trong môi trường căng thẳng

Thực tế cũng chỉ ra rằng rối loạn tiền đình thường xuyên xảy ra ở những người làm việc văn phòng như nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên… Nó gây tắc hoặc hẹp động mạch cột sống dẫn đến rối loạn tuần hoàn, thiếu máu não cục bộ và rối loạn thăng bằng. 

Những người thường xuyên bị căng thẳng, stress về tâm lý không chỉ  có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình cao mà nó còn không phân biệt tuổi tác, giới tính.

Phụ nữ mang thai

Chị em phụ nữ khi mang thai phải chứng kiến sự thay đổi của cơ thể nên tâm sinh lỹ cũng có rất nhiều ảnh hưởng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho phụ nữ mang thai là đối tượng bị mắc rối loạn tiền đình.

Phương pháp chẩn đoán

Dựa trên tiền sử bệnh và khám sức khỏe, các bác sĩ có thể sử dụng thông tin này để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nhằm đánh giá chức năng tiền đình và loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng. Một số xét nghiệm mà bác sĩ có thể yêu cầu là:

Phương pháp chẩn đoán bệnh tiền đình
Phương pháp chẩn đoán bệnh tiền đình
  • Điện ký rung giật nhãn cầu  ( hay còn gọi là ENG). Đây là một quy trình bao gồm xét nghiệm điện và sử dụng các điện cực nhỏ được đặt lên vùng da xung quanh mắt. Nhằm mục đích là đo chuyển động mắt. Từ đó có thể đánh giá và tìm ra các dấu hiệu của rối loạn tiền đình.
  • Xét nghiệm xoay vòng: là phương pháp để kiểm tra sự phối hợp giữa tai và mắt. Loại xét nghiệm này sử dụng kính video hoặc có thể là sử dụng các điện cực để theo dõi.
  • Đo âm ốc tai (OAE): loại xét nghiệm này giúp cung cấp những thông tin về các tế bào lông chuyển trong ốc tai. Xem xem chúng làm việc và hoạt động như thế nào. Từ đó một loạt các kích thích âm thanh sẽ được tạo ra để kiểm tra và đánh giá bệnh.
  • MRI. đây là kiểu chụp cộng hưởng từ tạo ra hình ảnh cắt ngang của các mô cơ thể. Từ đó giúp phát hiện các khối u, tai biến cũng như sự bất thường về mô mềm khác…… Đó là những dấu hiệu có thể gây các triệu chứng mất thăng bằng.

Biến chứng nguy hiểm

Bệnh rối loạn tiền đình không chỉ gây ra những hậu quả lớn ở hiện tại mà nó còn để lại rất nhiều các biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng nguy hiểm bệnh tiền đình
Biến chứng nguy hiểm bệnh tiền đình

Dễ trầm cảm

Rối loạn tiền đình cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trầm cảm. Rối loạn tiền đình khiến cho người bị luôn rơi vào trạng thái chán nản, buồn bã, tiêu cực,…. 

Hơn nữa, rối loạn tiền đình còn khiến cho người bệnh dễ tự ti về bản thân. Cảm thấy mặc cảm, ngại ngùng,….khi tiếp xúc với người khác.

Dễ bị té ngã

Rối loạn tiền đình thường đột ngột khiến người bệnh bất ngờ, không kịp xử lý. Do đó mà người bệnh thường xuyên bị té ngã khi cơn chóng mặt, đau đầu, ù tai, mất thăng bằng cơ thể.  

Đặc biệt mọi người cần lưu ý nó thường diễn ra vào thời điểm thức dậy hoặc vào ban đêm.

Nguy cơ đột quỵ, tai biến

Đối với rối loạn tiền đình, sẽ làm cho lượng oxy lên não không đủ. Từ đó khiến não bộ rơi vào tình trạng thái thiếu oxy trầm trọng. Dẫn đến việc não bị ngừng hoạt động, gây ra một số bệnh về não như: tai biến mạch máu não, u não, thiếu máu lên não, teo não. 

Và nghiêm trọng nhất phải kể đến chính là đột quỵ não. Nó khiến người bệnh có nguy cơ liệt người hoặc thậm chí là tử vong

Phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Để điều trị được bệnh rối loạn tiền đình thì các bạn tốt nhất nên nắm được những kiến thức dưới đây.

Phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình
Phương pháp điều trị bệnh rối loạn tiền đình
  • Với những người có các tiền sử rối loạn về tiền đình thì tốt nhất trước khi lên xe, tàu đặc biệt là những chuyến đường dài các bạn cần phải dùng thuốc phòng ngừa. Hoặc các bạn cũng có thể bôi dầu, dán cao, không ăn quá no hoặc cũng không nên ăn các chất nặng mùi…
  • Biết cách xử lý tốt các cơn chóng mặt cấp: Đặc biệt là khi các bạn điều khiển phương tiện hay các loại động cơ mà cảm thấy hoa mắt chóng mặt  thì cần phải ngừng ngay. Sau đó dùng thuốc cắt cơn hoặc chống nôn để ổn định lại tình hình.Đặc biệt nơi ngồi ở nơi thoáng gió để giúp cho hô hấp diễn ra ổn định. Sau đó các bạn cũng nên  dùng thêm khoáng chất hoặc nước đường ( nếu có). Hoặc nếu trường hợp cảm thấy  cơn nặng hoặc diễn ra trong thời gian dài  thì cần nhập viện để có phương pháp trị liệu tốt nhất từ bác sĩ.
  • Luyện tập để tránh tái phát: Người bệnh rối loạn tiền đình để phòng tránh tái phát bệnh thì các bạn nên tập các bài vật lý trị liệu.  Để cho cơ thể trở nên khỏe khoắn hơn có thể thích nghi được với mọi trường hợp phát sinh.

Cách phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Hạn chế việc sử dụng điện thoại cũng như làm việc trên máy tính khi đang di chuyển. Như di chuyển bằng tàu lửa, xe buýt, xe ôtô, ……
  • Những khi đi ra ngoài nên mang theo kính mát và đội mũ để tránh sự nhạy cảm với ánh sáng
  • Tránh hoặc hạn chế việc đi máy bay nếu đang gặp các vấn đề như: viêm tai, tai bị tắc nghẽn,viêm xoang, …….
  • Tránh những nơi ồn ào và việc nghe nhạc với âm thanh lớn
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao nhằm giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn não
  • Tìm cách hạn chế stress, căng thẳng, áp lực trong cả sinh hoạt và cả lao động

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi mang lại ngày hôm nay sẽ giúp cho những người bị rối loạn tiền đình cũng như người nhà bệnh nhân sẽ hiểu hơn và có cách điều trị tốt hơn để tránh các vấn đề bệnh phát sinh. Hơn nữa cũng cung cấp đến mọi người kiến thức cơ bản về rối loạn tiền đình.

Video liên quan

No data was found

Sản phẩm liên quan

No data was found