Nhiệt kế thủy ngân bị vỡ vốn là vấn đề lo ngại của rất nhiều người dùng. Như chúng ta đã biết, nhiệt kế thủy ngân là một trong những thiết bị y tế thông dụng trong gia đình. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, có rất nhiều người vô tình đánh rơi khiến nhiệt kế bị vỡ và thủy ngân bên trong bị chảy ra ngoài. Vậy cần phải xử lý nhiệt kế thủy ngân bị vỡ như thế nào? Cùng Nhà thuốc Mariko tìm hiểu qua bài viết này ngay nhé.
Thủy ngân bên trong nhiệt kế có độc không?
Vốn dĩ, thủy ngân là một kim loại tồn tại ở dạng lỏng, thường có màu trắng bạc, không mùi và bay hơi rất chậm ở nhiệt độ phòng (khoảng 25 độ C). Thông thường, một cây nhiệt kế thủy ngân sẽ chứa khoảng 0.61 grams hàm lượng thủy ngân (theo EPA). Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thủy ngân ở dạng khí bay hơi sẽ rất độc đối với sức khỏe và cơ thể của con người.
Thủy ngân bên trong nhiệt kế được sử dụng thường là loại thủy ngân nguyên chất nên rất độc hại với sức khỏe của con người. Tuy nhiên nếu vô tình nuốt phải thủy ngân bạn cũng không nên quá lo lắng và sợ hãi. Bởi nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng các loại thủy ngân nguyên chất thường hấp thu rất kém qua da cũng như đường tiêu hóa. Đồng thời chúng có thể bị đào thải ra ngoài cơ thể (khoảng 0.01% qua ruột khỏe mạnh).
Thông thường, ngưỡng thủy ngân có khả năng gây độc hại cho cơ thể sẽ > 4-5 micromol/lít hoặc > 1.6 microgram/kg/ngày. Thực tế, nhiễm độc thủy ngân chỉ gây nguy hiểm khi con người nuốt hoặc đang mắc các căn bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như thủng ruột. Lúc này, thủy ngân sẽ được hấp thu với hàm lượng nhiều vào máu và cơ thể, có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc cấp tính.
Mặc dù không gây nguy hiểm khi vô tình nuốt phải thủy ngân tuy nhiên chúng sẽ rất có hại cho cơ thể nếu hít trực tiếp, đặc biệt đối với các
đối tượng là trẻ em. Và một điều quan trọng là khi nhiệt kế bị vỡ, thủy ngân sẽ nhanh chóng phát ra không khí. Điều này sẽ gây nguy hiểm.
Khi trẻ em hít phải thủy ngân, chúng sẽ nhanh chóng đi qua màng phế nang và đi vào máu sau đó tới các cơ quan chức năng trong cơ thể như thận, gan, lách, hệ thần kinh trung ương. Điều này có thể dẫn tới tình trạng viêm phổi, mất trí nhớ, lơ mơ hoặc thậm chí gây co giật, nôn ói hoặc viêm ruột. Một số trường hợp tiếp xúc với một lượng thủy ngân lớn có thể gây độc cấp tính với các tình trạng như suy hô hấp, thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
Làm gì khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ?
Nếu vô tình làm nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, thủy ngân bên trong sẽ chảy ra bên ngoài. Lúc này, thủy ngân sẽ tồn tại ở dạng những hạt hình tròn. Trước tiên, cần nhanh chóng chuẩn bị một số vật dùng như khẩu trang, găng tay cao su, túi đựng rác, lọ thủy tinh và tăm bông.
Cần xử lý nhiệt kế thủy ngân bị vỡ theo một số bước sau đây:
- Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ con và người thân ra khu vực an toàn, xa khu vực thủy ngân bị vỡ
- Bước 2: Để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất bạn cần phải nhanh chóng thay một bộ quần áo cũ, sau đó đeo bao tay cao su và khẩu trang y tế, bắt đầu thực hiện thu dọn thủy ngân
- Bước 3: Sử dụng tăm mông hoặc giấy mỏng thu gom thủy ngân bị vỡ sau đó cho vào một chiếc lọ thủy tinh đã chuẩn bị trước đó, bịt kín lại tránh thủy ngân bay vào không khí
- Bước 4: Cuối cùng là cho lọ thủy tinh vào túi nhỏ, sau đó buộc chặt và cho vào thùng rác.
Một số lưu ý trong quá trình xử lý nhiệt kế thủy ngân bị vỡ
Trên đây Nhà thuốc Mariko đã chia sẻ tới bạn đọc cách dọn nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Cần sử dụng que bông ướt hoặc giấy mỏng để thu gom hàm lượng thủy ngân còn lại, cho các hạt thủy ngân vào lọ thủy tinh và bịt kín. Trong quá trình xử lý cần phải thực hiện hết sức nhẹ nhàng để tráng các hạt thủy ngân bị phân ly thành các hạt nhỏ hơn, gây khó khăn hơn trong quá trình dọn dẹp
- Nếu có thể bạn hãy rắc thêm một ít bột huỳnh quang lên vị trí thủy ngân bị rơi vỡ. Bởi khi bột lưu huỳnh gặp thủy ngân sẽ gây nên hợp chất khó bốc hơi hơn. Trong trường hợp không có lưu huỳnh, bạn có thể thay thế bằng lòng đỏ trứng gà, chúng sẽ giúp mang lại kết quả tương tự.
- Trong quá trình xử lý nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, bạn cần mở hết các cửa trong nhà để tạo nên không gian thông thoáng trong vài giờ và sau đó vẫn có thể sinh hoạt như bình thường.
- Sau khi đã cho thủy ngân vào bên trong lọ thủy tinh, hãy bịt kín và bọc nhiều lớp nilon, băng dính lại và ghi chú rõ ràng bằng nhãn ở bên ngoài và cho vào trong thùng đựng rác phân loại.
- Nếu vô tình trong quá trình dọn dẹp nhiệt kế thủy ngân bị vỡ mà vô tình bị dính thủy ngân lên quần áo thì cần vứt bỏ bộ quần áo đó ngay. Còn nếu muốn sử dụng lại thì cần phải giặt thật kỹ. Nên ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút, và ngâm tiếp trong nước xà phòng với nhiệt độ 70-80 độ trong vòng 30 phút và ngâm thêm 20 phút trong nước có nhiệt độ cao đã pha 1 ít chất tẩy. Như vậy sau khoảng thời gian 80-90 phút ngâm quần áo dính thủy ngân, bạn có thể giặt sạch lại với nước lạnh và phơi khô.
- Cần phải đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị khi trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc thủy ngân hoặc nuốt phải thủy ngân.
Một số điều cần tránh khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ
Thủy ngân vốn là thiết bị y tế thường xuất hiện nhiều trong các tủ thuốc cá nhân của gia đình. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, đôi khi bất cẩn bạn có thể làm rơi vỡ nhiệt kế và khiến thủy ngân bị chảy ra bên ngoài. Nhiều người không nắm vững về tính chất cũng như tác hại của thủy ngân nên đã có các cách dọn dẹp không đúng, gây nguy hiểm với sức khỏe.
Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây khi xử lý nhiệt kế thủy ngân bị vỡ:
- Không sử dụng các thiết bị máy móc để làm sạch vì nó có thể làm tăng khả năng thủy ngân lây lan rộng hơn bên ngoài môi trường
- Tuyệt đối không được sử dụng chổi để lau chùi vì chúng có thể sẽ bị tách thành những giọt thủy ngân nhỏ và có thể lây lan ra xung quanh sàn nhà nhiều hơn.
- Đặc biệt không nên đổ thủy ngân xuống cống vì nó có thể gây tắc nghẽn đường ống và khi sửa chữa cung rất nguy hiểm.
Một số lưu ý khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân tráng gây vỡ
Để tránh tình trạng gây vỡ nhiệt kế thủy ngân, sau quá trình sử dụng đo nhiệt độ, bạn cần nhanh chóng cất giữ nhiệt kế tại vị trí an toàn. Lưu ý nên để xa tầm tay của trẻ, không cho trẻ ngậm nhiệt kế.
Bạn nên đặt nhiệt kế vào hộp hoặc các loại túi vải bông để tránh tình trạng va đập gây vỡ. Ngoài ra nếu có điều kiện, tốt nhất bạn nên sử dụng các loại nhiệt kế điện tử vừa tạo sự tiện lợi lại đảm bảo an toàn.
Trên đây là một số chia sẻ của Nhà thuốc Mariko về cách xử lý nhiệt kế thủy ngân bị vỡ. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc một số thông tin hữu ích, giúp đảm bảo sức khỏe của bản thân và gia đình bạn.