Những cơn đau bụng kinh gây ra nhiều khó chịu cho chị em phụ nữ và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống thường ngày. Vậy đau bụng kinh là gì? Tại sao những cơn đau bụng kinh lại xuất hiện? Làm cách nào để cải thiện tình trạng này hiệu quả? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây với Mariko để tìm ra câu trả lời nhé!
Đau bụng kinh là gì?
Khi tới kỳ kinh nguyệt, những cơn co thắt tử cung xuất hiện dẫn tới hiện tượng đau quặn ở bụng dưới được gọi là đau bụng kinh. Trên thực tế, tình trạng này được chia làm 2 loại là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
Đau bụng kinh nguyên phát là những cơn đau bụng kinh xuất hiện hàng tháng mà không phải do các bệnh lý khác gây nên. Cơn đau thường bắt đầu trước khi có kinh 1-2 ngày. Bạn có thể cảm nhận thấy đau từ nhẹ đến nặng ở vùng bụng dưới, lưng hoặc đùi.
Đa số chị em phụ nữ đều cảm thấy bị đau lưng ngày đèn đỏ
Cơn đau thường có thể kéo dài từ 12 đến 72 giờ và bạn có thể có các triệu chứng khác như buồn nôn, mệt mỏi thậm chí là tiêu chảy. Những cơn đau bụng kinh thông thường có thể bớt đau hơn khi bạn ngày càng nhiều tuổi hơn hoặc có thể chấm dứt hoàn toàn khi bạn sinh con.
Nếu bạn đau bụng kinh do rối loạn hoặc nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản thì đó được gọi là đau bụng kinh thứ phát. Cơn đau do đau bụng kinh thứ phát thường bắt đầu sớm hơn khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu và kéo dài hơn những cơn đau bụng kinh thông thường. Bạn sẽ không có triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi hay tiêu chảy.
Nguyên nhân nào gây nên những cơn đau bụng kinh?
Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra do sự suy giảm đột ngột nội tiết tố trong cơ thể. Khi đó, một chất hoá học có tên Prostaglandin sẽ được sản sinh ra nhiều hơn gây nên các cơn co thắt tại tử cung trong suốt chu kỳ kinh nguyệt của bạn để tống máu kinh ra ngoài. Nếu tử cung co bóp quá mạnh, có thể đè lên các mạch máu gần đó, cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho các mô cơ. Do đó bạn sẽ cảm thấy đau khi cơ bị mất oxy trong một khoảng thời gian ngắn.
Cơ tử cung co bóp mạnh hơn trong kỳ kinh nguyệt dẫn đến tình trạng đau bụng
Đau bụng kinh thứ phát là hệ quả của các vấn đề về cơ quan sinh sản. Các nguyên nhân dẫn đến có thể bao gồm:
- Lạc nội mạc tử cung: là tình trạng mô niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) phát triển ở bên ngoài tử cung hoặc trên các cơ quan khác như ống dẫn trứng, bên trong khung chậu hay khoang bụng. Các khối lạc nội mạc tử cung có thể sưng lên và chảy máu, tương tự như lớp niêm mạc sẽ bong ra trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, do chúng phát triển bên ngoài tử cung, máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà tích lại gây ra chảy máu bên trong và nhiễm trùng, dẫn đến nhiều triệu chứng khác.
- Bệnh viêm vùng chậu (PID): Tình trạng nhiễm trùng cơ quan sinh sản của nữ, do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục lây lan từ âm đạo đến tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. PID có thể gây đau dạ dày hoặc đau khi quan hệ tình dục.
- Hẹp cổ tử cung: Tử cung bị hạn hẹp hơn so với bình thường hoặc luôn luôn ở trạng thái đóng kín.
- U xơ cổ tử cung: Khối u lành tính phát triển ở bên trong hoặc bên ngoài thành tử cung.
Dù xuất hiện do nguyên nhân nào thì tình trạng đau bụng kinh cũng gây ra khiến chị em phụ nữ gặp phải những cơn đau nhức khó chịu. Tuy vậy, cũng cần lưu ý đến một vài triệu chứng để sớm phát hiện những bất thường có thể xảy ra.
Triệu chứng của những cơn đau bụng kinh điển hình:
– Đau nhói hoặc đau quặn ở phần bụng dưới, hoặc có thể đau dữ dội.
– Cơn đau bắt đầu từ 1 đến 2 ngày trước khi kinh nguyệt xuất hiện, mức độ đau cao nhất khoảng 24 giờ sau khi bắt đầu có kinh và giảm dần sau 2 đến 3 ngày.
– Cơn đau sẽ diễn ra âm ỉ, liên tục.
– Cơn đau có thể lan đến vùng lưng dưới, hông và xuống đùi của bạn.
Ngoài ra bạn cũng có thể gặp thêm những triệu chứng khác trong kỳ kinh nguyệt như:
– Buồn nôn.
– Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng.
– Đau nhức đầu, chóng mặt.
– Đầy hơi, chướng bụng…
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp phải trường hợp:
– Đau bụng kinh dữ dội, gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của bạn.
– Các triệu chứng đau của bạn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
– Hoặc bị chuột rút kéo dài hơn 2 đến 3 ngày.
– Bạn chỉ bắt đầu bị đau bung kinh sau 25 tuổi.
Những liệu pháp giúp bạn giảm đau ngày đèn đỏ
Những cơn đau bụng kinh xuất hiện khiến nhiều chị em khó chịu, thậm chí không thể thực hiện được những công việc hàng ngày. Cùng Mariko note ngay lại một vài biện pháp giúp giảm bớt những cơn đau trong ngày đèn đỏ này nhé:
– Sử dụng túi chườm ấm đặt lên lưng hoặc bụng dưới của bạn.
– Xoa bóp vùng lưng và bụng dưới.
– Giảm bớt căng thẳng tâm lý và nghỉ ngơi khi cần thiết.
– Tránh thực phẩm có chứa caffeine rượu, bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác vì có thể khiến cơn đau trầm trọng hơn.
– Massage, châm cứu, bấm huyệt.
– Các bài tập thư giãn về hít thở như Yoga, Pilates.
– Một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên có thể giúp ngăn trạng tình trạng chuột rút dữ dội.
Chườm nóng giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp trên, phái đẹp còn lựa chọn một giải pháp khác khá hiệu quả đó là sử dụng thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Chiết xuất cô đặc Sâm Đương Quy Nhật Bản – Hyuga Touki với thành phần nguyên chất từ 100% rễ Sâm Đương Quy Nhật Bản.
- Giải pháp từ Sâm Đương Quy Nhật Bản giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, phụ nữ tiền mãn kinh.
- Sử dụng dưới dạng hòa tan nên hấp thu nhanh và hiệu quả cải thiện tốt.
- Công nghệ chiết xuất tiên tiến, bảo toàn được tính chọn lọc của dược liệu. Tiện dùng, chỉ cần pha với nước ấm rồi thưởng thức, tiết kiệm thời gian.
- Chỉ một lượng nhỏ nhưng hàm lượng hoạt chất cao mang tới hiệu quả tốt.
- Với những thông tin hữu ích kể trên, hy vọng phái đẹp đã trang bị thêm cho mình những kiến thức về đau bụng kinh, sớm phát hiện và điều trị kịp thời nếu có những dấu hiệu bất thường.
- Bên cạnh đó, có thêm những giải pháp để giảm bớt cơn đau bụng xuất hiện khi mùa dâu tới.
Chiết xuất cô đặc Sâm Đương Quy Nhật Bản – Giảm đau bụng kinh, tươi trẻ rạng rỡ
Với 100% chiết xuất tự nhiên từ Sâm Đương Quy Nhật Bản, chiết xuất cô đặc sâm Đương suy cung cấp 38 loại khoáng chất và vitamin thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng, tăng tuần hoàn máu cũng như hàng rào miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Không chỉ vậy, thành phần Coumarin trong sâm Đương Quy Nhật Bản còn giúp hoạt huyết cùng nhiều hoạt chất khác giúp giảm bớt cơn đau bụng kinh hiệu quả. Từ đó, giúp chị em nhẹ nhàng vượt qua những cơn đau trong kỳ kinh nguyệt. Cách dùng: Hoà tan 2g Sâm dương quy Nhật Bản (tương ứng 1/2 thìa cà phê) với 100ml-150ml nước ấm 50°C khuấy đều và thưởng thức. Công dụng: Dùng khi cần hoạt huyết, bổ huyết, điều kinh, thông kinh, nhuận tràng, tiêu sưng, dưỡng gân. Đối tượng sử dụng: Người bị suy giảm nội tiết tố, phụ nữ tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh, người bị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều. Hotline: 18001201/0383.77.11.55 |