Viêm túi mật căn bệnh khó phát hiện gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

Hiện nay, viêm túi mật là một trong những biến chứng tiêu hóa thường gặp, đặc biệt là ở những người trung tuổi trở lên. Viêm túi mật là bệnh lý phổ biến với các biểu hiện là tình trạng bị nhiễm trùng ở túi mật. Nếu không được điều trị đúng phác đồ và kịp thời, bệnh có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như thủng, bị hoại tử, và ung thư túi mật. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về căn bệnh này trong bài viết sau đây bạn nhé!

Sỏi túi mật là bệnh lý tiêu hóa khá nghiêm trọng

1, Viêm túi mật là gì?

Túi mật là một cơ quan trong cơ thể nằm ở dưới gan. Thông thường túi mật sẽ đảm nhận chức năng giúp tiêu hóa các loại chất béo và các vitamin hòa tan trong chất béo như A, D, K, E và caroten.

Viêm túi mật là hiện tượng nhiễm trùng túi mật, bệnh có thể diễn ra đột ngột gọi là viêm túi mật cấp tính, hoặc tái phát nhiều lần gọi là viêm túi mật mãn tính.

Viêm túi mật là bệnh dễ điều trị và có thể chữa trị khỏi hoàn toàn, nếu không được xử lý kịp thời sẽ đưa đến những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Viêm túi mật cấp tính hay mãn tính đều rất nguy hiểm, trong đó viêm túi mật cấp tính được xem là một loại cấp cứu ngoại khoa và cần phải được xử lý kịp thời.

2, Nguyên nhân gây bệnh và đối tượng hay mắc viêm túi mật

Nguyên nhân gây bệnh viêm túi mật

Trong hầu hết các trường hợp, viêm túi mật thường diễn ra khi sỏi mật làm tắc ống dẫn trong túi mật, khiến cho mật tích tụ lại gây viêm. Ngoài ra cũng có một số các nguyên nhân khác gây viêm túi mật như:

  • Các vấn đề về ống mật.
  • Khối u ở mật
  • Một số bệnh nghiêm trọng hoặc bị nhiễm trùng khác.

Cụ thể viêm túi mật có thể do những nguyên nhân sau:

  • Sỏi mật. Đây thường được coi là nguyên nhân chính gây ra viêm túi mật. Các viên sỏi mật có thể làm tắc các ống (ống nang) mà mật chảy vào từ túi mật. Mật tích tụ lâu ngày trong đó sẽ gây viêm.
  • Khối u. Một khối u trong túi mật có thể ngăn không cho mật thoát ra khỏi túi mật theo cách thông thường, khiến mật bị tích tụ, có thể dẫn đến viêm túi mật.
  • Bị tắc nghẽn ống mật. Sự co thắt hoặc sẹo trong đường mật có thể gây ra tắc nghẽn dẫn đến bịviêm túi mật.
  • Sự nhiễm trùng: Bệnh AIDS và một số bệnh nhiễm trùng do virus gây ra có thể là nguyên nhân khiến túi mật bị viêm.
  • Các vấn đề về mạch máu. Một số bệnh rất nặng có thể sẽ làm hỏng các mạch máu và giảm lưu lượng máu dẫn đến túi mật, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm túi mật.

Các đối tượng hay mắc bệnh viêm túi mật

Sau đây là một số trường hợp có nguy cơ mắc bệnh viêm túi mật cao hơn so với người bình thường:

  • Những người bị béo phì hoặc có chế độ ăn nhiều chất béo.
  • Những người thường xuyên nhịn đói khiến ống tiêu hóa thường xuyên trong tình trạng trống rỗng.
  • Những người từ 50 tuổi trở lên.
  • Một số loại thuốc đặc trị có thể gây ra tác dụng phụ là bị viêm túi mật.
  • Những phụ nữ đang mang thai cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh.

3, Triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm túi mật

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm túi mật

Triệu chứng viêm túi mật thông thường sẽ trải qua bốn giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Sỏi bị tống vào trong túi mật gây đau thượng vị kèm ói do phản xạ.
  • Giai đoạn 2: Sỏi bị kẹt ở trong cổ hoặc ống túi mật khiến cho dịch mật không thể thoát ra được gây ra viêm vách túi mật. Triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn này là bệnh nhân bị đau vùng hạ sườn phải, cơn đau quặn, có thể lan ra các vùng sau lưng hoặc lên vai phải. Bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ, khi bác sĩ thăm khám sẽ có phản ứng thành bụng ở khu vực hạ sườn phải, dấu Murphy. Nếu ờ tình trạng muộn hơn có thể có dấu hiệu bị viêm phúc mạc.
  • Giai đoạn 3: Ống túi mật tiếp tục bị tắc nghẽn làm cho vi trùng phát triển mạnh và xảy ra tình trạng viêm phúc mạc ở bệnh nhân. Toàn thân bệnh nhân bị nhiễm độc, sốt cao, khi khám bệnh sẽ có phản ứng thành bụng, co cứng thành bụng, và phản ứng dội ở hạ sườn phải.
  • Giai đoạn 4: Túi mật bị thủng sau khoảng 48- 72 giờ bị tắc nghẽn. Nếu bệnh nhân có các bệnh lý khác như bị đái tháo đường, bệnh tạo keo, hoặc viêm tắc động mạch thì túi mật có thể bị thủng túi mật sớm hơn thời gian trên.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm túi mật

Viêm túi mật có thể dẫn đến một số các biến chứng nghiêm trọng như sau:

  • Nhiễm trùng ở trong túi mật. Khi mật tích tụ lâu trong túi mật có thể gây viêm túi mật, dẫn đến bị nhiễm trùng.
  • Chết mô ở túi mật. Viêm túi mật không được điều trị kịp thời có thể khiến mô trong túi mật bị chết (hoại tử). Đây là biến chứng phổ biến thường gặp nhất, đặc biệt là ở những người lớn tuổi, những người đang trong giai đoạn chờ được điều trị và người bị mắc bệnh tiểu đường. Điều này có thể dẫn đến bị rách túi mật hoặc có thể làm vỡ túi mật.
  • Túi mật bị rách. Một vết rách trong túi mật có thể là do túi mật bị sưng, nhiễm trùng hoặc bị chết mô.

4, Cách phòng ngừa bệnh viêm túi mật

Đề phòng hiệu quả bệnh viêm túi mật, cần phải tuân theo những nguyên tắc sau trong sinh hoạt hàng ngày và dinh dưỡng:

  • Chế độ ăn ít chất béo, hạn chế ăn đồ chiên, thức ăn chế biến sẵn hoặc các thức ăn gây khó tiêu.
  • Ăn các loại thực phẩm tốt như dầu thực vật, thịt trắng, thịt nạc, sữa đậu nành, chất xơ, rau xanh,và trái cây.
  • Có chế độ luyện tập thể dục thể thao đều đặn giúp tăng cường hệ miễn dịch, và giúp cho sự lưu thông của đường mật.
  • Đối với phụ nữ thì nên cẩn trọng hơn trong việc sử dụng các loại thuốc ngừa thai.
  • Sổ giun định kỳ, ăn uống hợp vệ sinh, và điều trị các bệnh nhiễm trùng đường mật tốt để dự phòng bị sỏi sắc tố mật.
  • Doctor giving injection to boy

5, Phác đồ điều trị viêm túi mật hiệu quả

Đối với bệnh viêm túi mật người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa hoặc điều trị ngoại khoa. Với điều trị nội khoa, người bệnh sẽ sử dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, người bệnh cần phải xây dựng chế độ ăn giảm chất béo, chia nhỏ bữa ăn, và giảm lượng thức ăn mỗi bữa để giảm áp lực cho mật. Sau đây là một số phác đồ điều trị viêm túi mật hiệu quả bằng thuốc như sau:

Phác đồ 1:

  • Kháng sinh: Zinnat 500mg, ngày uống 2 viên/ 2 lần
  • Kháng khuẩn: Flagyl 250mg ngày uống 4 viên/ 2 lần
  • Chống viêm, giảm phù nề: alpha choay 8.4mg ngày uống 4 viên/ 2 lần
  • Giảm đau: panadol 500mg (uống hoặc truyền tĩnh mạch, mỗi lần uống 1 viên, cứ sau 4 -6h/ uống 1 lần)
  • Giảm tiết acid và dịch vị: Nexium 20mg ngày uống 1 viên vào 21h tối

Phác đồ 2: 

  • Kháng sinh: Cefuroxim 500mg, ngày uống 2 viên/ 2 lần
  • Kháng khuẩn: Metronidazol 250mg ngày uống 4 viên/ 2 lần
  • Chống viêm, giảm phù nề: alphachymotrypsin 4.2mg ngày uống 4 viên/ 2 lần
  • Giảm đau: panadol 500mg (uống hoặc truyền tĩnh mạch, mỗi lần uống 1 viên, cứ sau 4 -6h/ uống 1 lần)
  • Giảm tiết acid và dịch vị: Anzacid 20mg ngày uống 1 viên vào 21h tối

Phác đồ 3:

  • Kháng sinh: Cefixim 200mg, ngày uống 2 viên/ 2 lần
  • Kháng khuẩn: Metronidazol 250mg ngày uống 4 viên/ 2 lần
  • Chống viêm, giảm phù nề: alphachymotrypsin 4.2mg ngày uống 4 viên/ 2 lần
  • Giảm đau: Paracetamol 500mg (mỗi lần uống 1 viên, cứ sau 4 -6h/ uống 1 lần)
  • Giảm tiết acid và dịch vị: omeprazole 20mg ngày uống 2 viên/ 2 lần vào 6h sáng và 21h tối

Chế độ ăn uống và vận động: 

  • Tránh đồ ăn lạnh, nên ăn đồ ấm nóng.
  • Không uống rượu bia hay những đồ uống có chất kích thích  như cafe, bò húc, coca…
  • Uống thuốc đều đặn sau bữa ăn.
Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.

Contact Me on Zalo