Viêm tai giữa: Nguyên nhân, triệu chứng & Cách điều trị hiệu quả
Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp hiện nay, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Đây là căn bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời dễ để lại biến chứng rất khó điều trị về sau. 

Vậy để hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm tai giữa. Hãy cùng Nhà thuốc Mariko tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

Viêm tai giữa là gì?

Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh lý về tai giữa, là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm xảy ra ở tai giữa do sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn trong tai hoặc các tác nhân bên ngoài môi trường.

Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh lý về tai giữa, là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm xảy ra ở tai giữa do sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn
Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh lý về tai giữa, là tình trạng tổn thương và viêm nhiễm xảy ra ở tai giữa do sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn

Về phân loại viêm tai giữa, sẽ có hai dạng chính là:  viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.

  • Viêm tai giữa cấp là tình trạng viêm tai giữa dai dẳng. Loại này có thể gây tổn thương đến tai giữa và màng nhĩ, tổn thương diễn ra trong một thời gian dài cũng sẽ gây nên nguy cơ chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ.
  • Viêm tai giữa có dịch tiết là tình trạng tai giữa có dịch không nhiễm trùng trong vòng khoảng hơn ba tháng. Loại này thường không có các triệu chứng cơ năng rõ ràng, mà nó chỉ là đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác đầy nặng tai.

Tất cả các loại trên đều có thể liên quan đến tình trạng mất thính lực của bệnh nhân. Mất thính lực trong viêm tai giữa sẽ có các hiện tượng như có dịch tiết do bệnh kéo dài, có thể làm giảm khả năng học tập ở trẻ mắc bệnh này. Hiện tượng viêm tai giữa cấp tính lâu dần có thể biến chứng thành viêm tai giữa có mủ, chảy mủ nếu không thực hiện đúng các biện pháp điều trị.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây nên viêm tai giữa. Cụ thể như:

  • Hệ thống miễn dịch còn non nớt. Viêm tai giữa là một bệnh truyền nhiễm phát triển mạnh trong  môi trường giảm khả năng phòng thủ miễn dịch.
  • Nguyên nhân gây viêm tai giữa
    Nguyên nhân gây viêm tai giữa
  • Khuynh hướng di truyền: Mặc dù sự phân nhóm gia đình của viêm tai giữa đã được báo cáo và chứng minh trong các nghiên cứu về mối liên hệ giữa di truyền với bệnh viêm tai giữa. Tuy nhiên việc tách  yếu tố di truyền khỏi ảnh hưởng của môi trường là rất khó.
  • Bất thường về giải phẫu:Trẻ có bất thường về giải phẫu của vòm miệng hoặc hệ  cơ xương liên quan có nguy cơ cao bị viêm tai giữa
  • Rối loạn chức năng sinh lý: Rối loạn chức năng sinh lý của niêm mạc vòi nhĩ sẽ  làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa và phát triển thành viêm tai giữa.
  • Vi khuẩn gây bệnh Vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất là Streptococcus pneumoniae, sau đó là Haemophilus influenzae  và Moraxella catarrhalis 
  • Phương pháp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh: Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng việc cho con bú sẽ bảo vệ trẻ tránh khỏi bệnh viêm tai giữa.

Triệu chứng viêm tai giữa

  • Người lớn : đau tai , nhói và giật giật , đau lan lên cả phần đầu khiến cho một tai hoặc hai tai tê cứng, khi sờ vào thấy hơi sưng và nóng , tai bị ù , sức nghe giảm sút , trong tai ọc ọc như có nước, tai chảy dịch mủ ra bên ngoài theo đợt hoặc theo ngày , dịch mủ chảy ra có màu vàng mùi hôi                                                                                                         
    Triệu chứng viêm tai giữa
    Triệu chứng viêm tai giữa

    Trẻ em :Trẻ sốt cao lên tới 39 – 40 độ C, hay quấy khóc và ăn kém, bỏ ăn, nôn trớ và nặng hơn là co giật.

  • Đối với trẻ  nhỏ sẽ lắc đầu và liên tục lấy tay cho vào trong tai. Còn trẻ lớn hơn đã biết nói sẽ kêu đau tai.                                    Rối loạn tiêu hóa như đi ngoài phân lỏng nhiều lần(xuất hiện đồng thời với triệu chứng sốt.    
  • Bé trằn trọc khó ngủ và tỏ ra bứt rứt khi đặt nằm xuống.                                                                                                                      Trẻ không giữ thăng bằng và hay nghiêng phần đầu sang một bên.                                                                
  • Sau từ 2 – 3 ngày, màng tai bị thủng sẽ có mủ chảy ra ngoài qua lỗ tai. 

Đối tượng dễ bị viêm tai giữa

Ngoài trẻ từ 6 cho đến 36 tháng tuổi thì viêm tai giữa còn thường gặp ở các trường hợp sau:

  • Trẻ sử dụng núm vú giả
  • Trẻ đi nhà trẻ
  • Trẻ bú bình
  • Người phải  tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao
  • Người phải trải qua những thay đổi về độ cao
  • Người phải trải qua những thay đổi trong khí hậu,  đặc biệt là vùng khí hậu lạnh
  • Người bị cúm, cảm lạnh, viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai gần đây
  • Người bị dị tật bẩm sinh vùng mũi họng làm tăng nguy cơ viêm tai giữa

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa

Chẩn đoán:

  • Bác sĩ có thể dựa vào các biện pháp như hỏi bệnh,  khám tai bằng đèn đội đầu. Nhưng với sự phát triển của nội soi như ngày nay,  có thể khám  ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ. Nội soi tai sẽ giúp phát hiện tụ mủ, vỡ mủ, xung huyết,….và dấu hiệu phồng màng nhĩ  có độ đặc hiệu cao nhất là 97% (nghiên cứu trên toàn thế giới)
  • Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa
    Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa

 Điều trị:

  • Nội: ks, kv, rửa mũi, rửa tai, giảm đau hạ sốt, thông mũi,
  • Ngoại: chích rạch màng nhĩ – ống thông khí (đối với viêm tai giữa cấp tái diễn: trên 3 đợt, đối với viêm tai giữa cấp trong 6 tháng hoặc trên 4 đợt viêm tai giữa cấp trong 12 tháng hoặc thính lực giảm trên 20 dB) – mổ khoét xương chũm.

Biến chứng viêm tai giữa

Khi viêm tai giữa cấp tính  không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến viêm tai giữa mãn tính, và viêm tai giữa mãn tính  có thể được gọi là một biến chứng lâu dài của viêm tai giữa cấp tính, hậu quả của việc điều trị không đúng cách của bệnh viêm tai giữa cấp.

Biến chứng viêm tai giữa
Biến chứng viêm tai giữa
  • Giảm thính lực: Mất thính lực nhẹ thường có thể tự đến và tự biến mất khi nhiễm trùng tai được trị khỏi. Tuy nhiên, tình trạng viêm tai tái đi tái lại nhiều lần hoặc nhiễm trùng tai nặng phát triển thành mủ trong tai giữa có thể dẫn đến mất thính lực nghiêm trọng, tổn thương đến màng nhĩ và thậm chí là mất thính lực vĩnh viễn.
  • Chậm nói hoặc chậm phát triển: Đối với những trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi khi bị suy giảm thính giác tạm thời hoặc vĩnh viễn, sẽ có khả năng rất cao có thể gây chậm phát triển kỹ năng nói, giao tiếp xã hội và phát triển.
  • Thủng màng nhĩ: Đa phần các trường hợp ghi nhận thì tình trạng thủng màng nhĩ sẽ lành trong vòng 72 giờ, nhưng cũng nhiều trường hợp cần phải can thiệp phẫu thuật.
  • Viêm não hoặc màng não: Nếu  nhiễm trùng không được điều trị hoặc không đáp ứng tốt với điều trị, nó có thể lây lan sang các mô lân cận và gây nhiễm trùng xương chũm được gọi là viêm xương chũm. Viêm xương chũm có thể gây tổn thương  và hình thành các nang chứa đầy mủ. Nhiễm trùng tai giữa nghiêm trọng cũng có thể lây lan sang các mô khác của hộp sọ, bao gồm não hoặc các màng xung quanh, và gây viêm màng não.
  • Bạn có thể tham khảo phác đồ điều trị bệnh sau:
  • NHÓM THUỐC Kháng sinh Chống viêm Corticoid Giảm đau hạ  sốt Nhỏ tai nhóm Quinolon Xịt
    PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC Quinolon/ Betalactam/Cepphalosporin Methylprednisolon Paracetamol Ofloxacin 0,3% Dung dịch xịt BIOTAKI
    ( KEY Trầm Hương)
    CÁCH DÙNG (viên/liều) ngày uống 2 viên chia 2 lần ngày uống 1 viên vào buổi sáng
    PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC
    CÁCH DÙNG (viên/liều) Dung dịch xịt BIOTAKI
    ( KEY Trầm Hương)
    PHÁC ĐỒ 3 TÊN THUỐC
    CÁCH DÙNG (viên/liều)
    PHÁC ĐỒ 4 TÊN THUỐC Dung dịch xịt BIOTAKI
    ( KEY Trầm Hương)

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến bệnh viêm tai giữa, hi vọng sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Để được tư vấn chi tiết nhất bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 18001202 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể nhất nhé!

Tags:
Contact Me on Zalo