Viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
viem-khop

Viêm khớp là bệnh lý có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, xảy ra quanh năm, nhất là vào thời điểm giao mùa. Theo thống kê, cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị viêm khớp. Căn bệnh tưởng chừng “dễ trị” này thực chất lại gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng. Nhận biết dấu hiệu viêm khớp và điều trị ngay từ sớm rất quan trọng, nếu được điều trị kịp thời, bệnh nhân viêm khớp sẽ sớm cải thiện được tình trạng bệnh, trở lại với cuộc sống vui – khỏe – có ích.

viem-khop

Viêm khớp dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

1. Tìm hiểu viêm khớp là bệnh gì?

Viêm khớp là thuật ngữ để chỉ một bệnh lý về khớp. Theo đó, bệnh nhân viêm khớp sẽ gặp tình trạng viêm hoặc sưng đau ở một hay nhiều khớp trên cơ thể. Các triệu chứng chính của bệnh là đau và cứng khớp, thường nặng dần theo thời gian. Những vị trí khớp thường bị viêm nhất là: khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay, khớp cổ chân…

Viêm ở khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, nhưng bệnh trở nên phổ biến hơn khi bạn già đi. Có khoảng 100 loại viêm khớp, nhưng thường gặp nhất là viêm xương khớp (OA) và viêm khớp dạng thấp (RA).

Viêm xương khớp (OA)

Là loại viêm khớp phổ biến nhất, có ảnh hưởng đến sụn khớp – lớp mô bao bọc các đầu xương, có vai trò giảm ma sát và giúp các đầu xương trượt lên nhau dễ dàng khi khớp chuyển động. Khi bị viêm, việc cử động khớp sẽ trở nên khó khăn hơn bình thường. Lâu ngày, lớp sụn sẽ dần thô ráp và mỏng đi, hình thành các gai xương, làm thay đổi hình dạng khớp, thậm chí các xương lệch khỏi vị trí bình thường.

Viêm khớp dạng thấp (RA)

Đây là một trong những bệnh tự miễn gây phiền toái cho nhiều người nhất. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô của cơ thể, đặc biệt là mô liên kết. Hệ quả là khớp bị tổn thương dẫn tới viêm, gây ra tình trạng đau và thoái hóa mô khớp. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, gây sưng đau, cuối cùng dẫn đến xói mòn xương và biến dạng khớp. Không chỉ tác động lên khớp, bệnh còn kéo theo một loạt cơ quan bị tổn thương, chẳng hạn như mắt, da, phổi, mạch máu.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp

Bệnh viêm khớp bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại sẽ có nguyên nhân riêng tuy nhiên có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân sau:

Do các nguyên nhân tại khớp:

  • Viêm sụn.
  • Thoái hóa khớp.
  • Sụn khớp bị bào mòn.
  • Nhiễm khuẩn tại khớp.

Do các nguyên nhân bên ngoài:

  • Chấn thương khớp do tai nạn, khi chơi thể thao…
  • Rối loạn chuyển hóa.
  • Rối loạn chức năng miễn dịch gây ra các tổn thương tại khớp.
  • Di truyền (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…).

Ngoài ra, các yếu tố sau cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc nhiều loại viêm khớp càng tăng.
  • Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị viêm khớp dạng thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, một số ít bệnh về khớp lại phổ biến hơn ở nam, chẳng hạn như bệnh gout.
  • Béo phì. Cân nặng quá mức sẽ gây căng thẳng cho các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống của bạn. Những người bị béo phì có nguy cơ cao bị viêm khớp.
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống giàu purin (hải sản, thịt đỏ) và rượu bia dễ dẫn đến bệnh gout.
  • Thuốc lá: Thường xuyên hút thuốc lá tạo điều kiện cho bệnh viêm khớp dạng thấp khởi phát cũng như là tác nhân khiến bệnh thêm trầm trọng.

viem-khop-1

Béo phì, chế độ ăn không hợp lý là nguyên nhân dẫn đến viêm khớp

3. Những đối tượng dễ mắc viêm khớp

Ai cũng có thể bị viêm khớp, kể cả trẻ em nhưng hay gặp ở các đối tượng như:

– Người cao tuổi có tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp cao hơn do quá trình lão hóa tự nhiên hay do các tổn thương tích tụ theo thời gian.

– Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới.

– Người lao động nặng nhọc, ngồi lâu trong một tư thế.

– Người thừa cân, béo phì.

– Đối tượng mắc bệnh rối loạn trao đổi chất, bệnh hệ thống miễn dịch, rối loạn di truyền.

4. Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm khớp

Khi khớp bị viêm, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như sau:

– Đau khớp: Khớp xuất hiện các cơn đau khó chịu, ngay cả khi nghỉ ngơi. Cơn đau tăng khi vận động, về đêm, thời tiết thay đổi…

– Giảm khả năng vận động của khớp: Do mỗi lần cử động, cơn đau khớp càng dữ dội hơn nên người bệnh rất ngại vận động khớp.

– Cứng khớp: Đây là một triệu chứng điển hình của viêm khớp. Người bệnh cảm thấy khó cử động khớp, biểu hiện rõ nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy, sau khi ngồi vào bàn làm việc hoặc sau khi ngồi trong ô tô một thời gian dài.

viem-khop-2

Cứng khớp – triệu chứng điển hình của viêm khớp

– Sưng khớp: Khớp bị sưng do phản ứng viêm, thường gặp khi mắc các bệnh lý viêm khớp cấp tính.

– Biến dạng khớp: Khớp bị biến dạng, khi cử động khớp, nghe thấy tiếng lạo xạo.

– Các triệu chứng khác: Vùng da quanh khớp bị đỏ, người bệnh mệt mỏi, sốt, phát ban, sụt cân…

viem-khop-10

5. Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp

Viêm khớp có nguy hiểm không là câu hỏi của rất nhiều người. Thì câu trả lời là có. Viêm khớp khi mới khởi phát đã gây ra các cơn đau nhức, sưng đỏ khó chịu. Điều này đã gây ra không ít bất tiện trong sinh hoạt thường ngày.

Đặc biệt, nếu lơ là, không điều trị sớm, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, tái phát nhiều lần. Lúc này, người bệnh không chỉ bị “hành hạ” bởi những cơn đau khớp, cứng khớp, giảm chức năng vận động khớp mà còn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp. Nghiêm trọng hơn có thể gây bại liệt, tàn phế suốt đời.

6. Cách phòng tránh bệnh viêm khớp

Không phải ai cũng có thể ngăn ngừa bệnh viêm khớp. Một số yếu tố nguy cơ như tuổi tác, tiền sử gia đình và giới tính nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Tuy nhiên, có một số thói quen lành mạnh mà bạn có thể thực hiện để giảm nguy cơ phát triển bệnh như:

Tăng cường các loại cá béo trong khẩu phần ăn

Các loại cá béo rất giàu axit béo omega-3 – một chất béo không bão hòa đa tốt cho sức khỏe có tác làm giảm chứng viêm. Một nghiên cứu trên tạp chí Annals of the Rheumatic Diseases cho thấy, phụ nữ ăn cá thường xuyên ít có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) khuyến nghị người bệnh viêm khớp nên ăn cá có nhiều omega-3 như cá hồi, cá hồi, cá thu, cá mòi… ít nhất 2 lần/tuần.

viem-khop-7

Tăng cường các loại cá giàu chất béo tốt trong bữa ăn

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục không chỉ giúp giảm căng thẳng do trọng lượng dư thừa gây ra cho khớp, mà còn tăng cường sức mạnh cho các cơ xung quanh khớp. Nhờ vậy, chúng sẽ không bị hao mòn thêm. Để tối đa hóa lợi ích của chương trình tập thể dục, bạn hãy xen kẽ các hoạt động nhẹ nhàng như aerobic, đi bộ hoặc bơi lội với các bài tập tăng cường sức mạnh. Bên cạnh đó, cần thêm một số động tác kéo giãn để duy trì sự linh hoạt và phạm vi chuyển động của khớp.

viem-khop-5

Duy trì hoạt động thể dục đều đặn giúp phòng tránh viêm khớp

Kiểm soát cân nặng

Đầu gối chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể. Nếu bạn thừa 4,5kg, lực lên đầu gối khi bạn thực hiện mỗi bước chân sẽ tăng từ 13,5 – 27kg. So với phụ nữ có cân nặng bình thường, phụ nữ thừa cân – béo phì có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao hơn gần 4 lần. Do đó, hãy duy trì cân nặng ổn định bằng cách tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học và tập thể dục đều đặn.

viem-khop-8

Kiểm soát cân nặng, tránh để béo phì

Tránh chấn thương

Theo thời gian, các sụn khớp bắt đầu bị mòn. Nhưng nếu bạn bị chấn thương trong lúc chơi thể thao hoặc do tai nạn, quá trình mài mòn sụn sẽ diễn ra nhanh hơn. Để phòng tránh chấn thương, bạn cần mang thiết bị bảo vệ trong khi chơi thể thao và học các kỹ thuật tập luyện đúng đắn. Sử dụng đúng kỹ thuật khi ngồi, làm việc và nâng vật nặng. Ví dụ, dùng đầu gối và hông thay vì lưng khi nhặt đồ vật. Nếu bạn phải ngồi làm việc trong thời gian dài, hãy đảm bảo lưng, chân và tay được hỗ trợ tốt.

viem-khop-9

7. Phác đồ điều trị bệnh viêm khớp

Nhóm thuốc Chống viêm / giảm đau NSAID Kháng viêm PPI TPCN/ Thuốc bổ trợ Chế độ ăn uống/ vận động/ khuyến cáo
Phác đồ 1 Tên thuốc Cerebrex 200 Medrol 16 Nexium 40 Bonesuppot Maxcal Tránh vận động mạnh, nên tập thể dục nhẹ nhàng
Cách dùng (viên/ liều) 1 1 1 2 1
Phác đồ 2 Tên thuốc Arcoxia 60mg Medrol 4 Lomax 20 Viêm khớp Fykofa
Cách dùng (viên/ liều) 1 2 1 2
Phác đồ 3 Tên thuốc Mobic 7.5 Dexamethasone 0.5 Lansoprazol 30 Viên xương khớp Nhật Bản
Cách dùng (viên/ liều) 1 2 1 2
Phác đồ 4 Tên thuốc Voltaren 50 Medrol 4 Helizol Khớp Tâm Bình
Cách dùng (viên/ liều) 1 2 1 2
Lưu ý Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe hoặc cần hỗ trợ bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.

Contact Me on Zalo