Viêm họng là bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trong thời gian giao mùa. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng khó chữa. Vậy làm sao để phân biệt viêm họng và các bệnh đường hô hấp khác, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào.
Mời bạn cùng Nhà thuốc Mariko tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau!
Viêm họng là gì?
Viêm họng là hiện tượng lớp niêm mạc của cổ họng bị viêm nhiễm hoặc tổn thương mà nguyên nhân gây nên là do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như vi khuẩn, vi rút, môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại.
Viêm họng có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, ở độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, những đối tượng sau đây nhìn chung sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn cả:
- Trẻ em, trẻ sơ sinh: Do thông thường ở trẻ em và trẻ sơ sinh sẽ có hệ hệ miễn dịch đang còn non yếu. Cho nên rất dễ tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài xâm nhập và gây ra chứng viêm họng.
- Phụ nữ đang mang thai:Phụ nữ đang mang thai thông thường sẽ dễ bị viêm họng trong thời gian 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
- Người mắc các bệnh về đường hô hấp như người bị cảm lạnh. viêm amidan, viêm mũi.
Viêm họng có lây được không?
Về câu hỏi: Viêm họng có lây được không thì đối với cả 2 loại viêm họng do virus và vi khuẩn đều có khả năng lây truyền được từ người này sang người khác. Yếu tố khiến cho bệnh viêm họng thường có xu hướng sống ở vùng họng và vùng mũi.
Theo đó, khi người bị bệnh ho hoặc hắt hơi, sẽ giải phóng ra những “giọt tiết” rất nhỏ. Trong đó có chứa vi khuẩn hoặc virus bay vào trong không khí. Và từ đó thì người bình thường có thể nhiễm bệnh do:
- Họ hít phải những giọt bị giải phóng ra này
- Họ chạm vào những đồ vật bị lây nhiễm những giọt tiết này. Ví dụ như tay nắm cửa rồi lại chạm tay lên mặt hoặc miệng
- Theo thống kê thì khả năng bệnh lây lan qua đường thức ăn hoặc rau sống có nhiễm mầm bệnh là không cao
Nguyên nhân gây viêm họng
Về nguyên nhân gây nên viêm họng thì có rất nhiều. Và nếu các bạn tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp các bạn có thể chủ động hơn khi muốn chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh.
Viêm họng do nhiễm trùng
Nhiễm trùng chính là nguyên nhân thường gặp gây nên viêm họng cấp tính. Tác nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng là do virus và một số loại vi khuẩn.
- Vi khuẩn: Phế cầu, liên cầu và do sự sinh sôi cũng như phát triển của một số loại vi khuẩn ở trong khoang miệng.
- Virus: sởi, virus Adeno, virus cúm, virus APC,…
Dị ứng
Ngoài ra dị ứng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra viêm họng, người bệnh bị dị ứng không chỉ bị viêm họng mà còn có thể gây ra các bệnh về đường hô hấp khác như viêm xoang dị ứng, viêm mũi họng, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng… Khi đi sâu vào tìm hiểu những tác nhân gây nên dị ứng thông thường là do dị ứng thời tiết, dị ứng thức ăn, dị ứng phấn hoa, …
Một số nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân mà chúng tôi kể ở trên cũng sẽ có một số nguyên nhân khác như:
- Sự tác động của các yếu tố kích thích: Những yếu tố này có thể là do sống trong môi trường bị ô nhiễm, thường xuyên phải hít phải khí độc, sử dụng thuốc lá trong một khoảng thời gian dài, hay uống rượu, sử dụng hóa chất,….
- Sự ảnh hưởng bởi những bệnh lý khác: các bệnh lý khác thường là do: polyp mũi, dị hình vách ngăn, suy gan, trào ngược dạ dày, thực quản, tiểu đường, viêm xoang sau…
Đối tượng cũng dễ mắc phải viêm họng
- Trẻ nhỏ dưới 7 tuổi.
- Người bị mắc những bệnh lý có liên quan đến hệ hô hấp mãn tính.
- Người bị suy giảm hệ miễn dịch.
- Người sống trong môi trường bị ô nhiễm.
- Người có cơ địa dễ bị dị ứng.
- Người luôn phải giao tiếp nhiều.
Triệu chứng của bệnh viêm họng
Viêm họng cấp
Cổ họng khô rát, đau đớn, Khó khăn khi nuốt thức ăn, nuốt nước bọt – Niêm mạc họng sưng đỏ, xung huyết và phù nề – Sốt cao, hay ớn lạnh, đau nhức cơ thể – Sưng, viêm amidan, bề mặt amidan có dịch nhầy – Sưng hạch bạch huyết ở cổ gây ngứa ngáy, khó chịu – Sốt cao, ho khan, ngạt mũi, khàn tiếng hoặc mất tiếng
Viêm họng mãn
Khô họng, ngứa và đau rát họng, cảm giác vướng víu – Họng có dịch đờm đặc và dẻo, thường hay ho hoặc đằng hắng để long đờm – Ho nhiều khi trời lạnh, chuyển mùa – Bệnh nhân mắc viêm họng mạn tính xuất tiết có thể quan sát thấy niêm mạc sưng đỏ, có chất nhầy trong suốt – Niêm mạc họng xuất hiện các hạt nhỏ, phân bổ dày đặc, phần niêm mạc nổi cộm so với các vùng liên quan (dấu hiệu viêm họng hạt) – Để lâu sẽ khiến niêm mạc họng trắng ra, nổi mạch máu nhỏ, dịch nhầy khô tạo thành vảy dính vào niêm mạc (viêm họng teo)
Biện pháp phòng ngừa viêm họng
Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm họng chính là cần tránh các vi trùng gây bệnh và thực hành vệ sinh tốt. Hãy làm theo những lời khuyên sau cũng như dạy con trẻ của mình làm theo nhé!
Đó chính là rửa tay sạch sẽ và thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và sau khi hắt hơi hoặc ho.
- Tránh dùng chung thức ăn và dùng chung đồ dùng.
- Khi ho hoặc hắt hơi cần dùng khăn giấy, sau đó vứt khăn giấy đã dùng đi. Trong trường hợp không có khăn giấy tốt nhất hãy hắt hơi vào khuỷu tay của bạn.
- Sử dụng chất khử trùng tay chứa cồn để thay cho mỗi lần cần phải rửa taymà không có xà phòng và nước.
- Tránh để miệng chạm vào các đồ dùng công cộng
- Thường xuyên phải vệ sinh điều khiển TV, điện thoại và bàn phím máy tính bằng chất cách tẩy rửa khử trùng.
- Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.
Biến chứng và phương pháp điều trị viêm họng
Hầu hết bệnh nhân viêm họng đều ổn, sau một thời gian điều trị kéo dài trong khoảng 7 ngày, nếu người bệnh có sức đề kháng tốt và chủ động điều trị thì các triệu chứng của bệnh nhanh chóng thuyên giảm và không phát sinh thêm biến chứng. Còn trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn hoạt động, bệnh sẽ kéo theo những biến chứng như:
- Viêm phế quản.
- Viêm mũi.
- Viêm tai.
- Viêm tấy xung quanh amidan.
- Viêm cầu thận.
- Viêm hạch mủ.
- Nhiễm trùng huyết.
- Viêm xoang.
- Viêm thanh quản.
Các triệu chứng của viêm họng mãn tính nhìn chung tiến triển chậm hơn so với viêm họng cấp tính. Tuy nhiên, người bệnh phải kết hợp điều trị giữa nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng của bệnh. Viêm họng mãn tính nếu không được điều trị thì có thể gây ra các biến chứng sau:
- Viêm phế quản mãn tính.
- Viêm thanh quản mãn tính.
- Áp xe Amidan.
- Viêm Amidan cấp tính.
- Cơ thể bị suy nhược.
- Suy nhược thần kinh.
- Viêm hạch mủ.
- Nhiễm trùng huyết.
- Viêm xoang.
- Viêm thanh quản.
Phác đồ điều trị viêm họng
Bạn có thể tham khảo phác đồ điều trị bệnh viêm họng được các chuyên gia, y bác sĩ nghiên cứu:
NHÓM THUỐC | Kháng sinh B-lactam | Kháng viêm | Giảm đau, hạ sốt | Sát khuẩn hô hấp | Vitamin & khoáng chất | |
PHÁC ĐỒ 1 | TÊN THUỐC | Augmex DUO 1g – Korea (2 vi x 10 vien) | Medrol Tab 4mg | Glotadol 500mg (10 Vi x 10 Vien) | ||
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 1 | 1 | 1 | |||
PHÁC ĐỒ 2 | TÊN THUỐC | Augtipha 625mg (2 vi x 10 vien) | Prednison 5mg VNE Mau Cam (10 Vi x 10 Vien) | Lessenol Extra (10Vi x 10Vien) | Eugica Fort | B complex C – Vidipha (10vi x 10vien) |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | |
PHÁC ĐỒ 3 | TÊN THUỐC | Bicebid 200mg (10Vi x 10Vien) | Prednisolon 5mg (10vi x 10vien) | Glotadol 650mg (Chai / 200 Vien) | ||
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 1 | 1 | 1 | |||
PHÁC ĐỒ 4 | TÊN THUỐC | Prednison 5mg VNE Mau Cam (10 Vi x 10 Vien) | Lessenol Extra (10Vi x 10Vien) | Tragutan Vien (H100v) | B complex C – Vidipha (10vi x 10vien) | |
Liều dùng | 1 | 1 | 1 | 1 | ||
Đơn vị | Viên | Viên | Viên | Viên | ||
Lưu ý | Uống lúc no | Uống lúc no | Uống lúc no | Uống lúc no | Uống lúc no |
Cách chữa trị tại nhà hiệu quả
Trong trường hợp nhẹ, một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn vượt qua căn bệnh này. Dưới đây là một số cách chữa viêm họng tại nhà đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay.
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Muối có tác dụng sát khuẩn, giảm đau rát và có tác dụng làm sạch khoang miệng rất tốt. Do đó, bạn có thể tự làm nước muối ấm súc miệng tại nhà. Trộn với chỉ một thìa cà phê muối vào khoảng 237 ml nước lọc là có thể có cho mình một dung dịch nước muối để sủ dụng rồi. Nếu bạn bị đau họng, hãy súc miệng bằng dung dịch này ít nhất mỗi giờ một lần.
- Uống trà gừng mỗi ngày: Gừng là một vị thuốc được dùng trong đông y có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, ngoài ra gừng còn có khả năng khử đờm làm sạch mũi họng. Chỉ cần cho gừng tươi vào cốc nước ấm và uống đều đặn hàng ngày là được rồi. Để ngon hơn bạn có thể cho thêm một thìa mật ong và nước cốt chanh.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Nếu không khí quá khô, các triệu chứng của bệnh sẽ trầm trọng hơn. Lúc này, bạn chỉ cần điều chỉnh độ ẩm trong phòng bằng máy tạo ẩm, nhất là trong phòng có điều hòa hoặc vào mùa hanh khô. Ngoài ra, một số loại máy còn được trang bị hệ thống lọc gió. Điều này sẽ giúp hạn chế sự tấn công của bụi bẩn vào trong họng và giảm đau rát họng.
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến bệnh viêm họng, hi vọng sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích nhất để có thể nhận biết chữa trị và phòng tránh kịp thời. Để được tư vấn chi tiết nhất bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 18001202 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể nhất nhé!