Trào ngược dạ dày là bệnh gì? Có cần phải can thiệp chữa trị không?

Hiện nay trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp trong số các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Tuy nhiên, thường bị nhầm lẫn và phát hiện chưa kịp thời. Bệnh nhân chỉ đến khám khi đã chịu đựng hoặc tự dùng thuốc trong thời gian dài nên rất khó điều trị dứt điểm. Thậm chí có những trường hợp bị ho trong thời gian kéo dài không khỏi, khi đi khám mới phát hiện ra bị trào ngược dạ dày. Vậy đây là bệnh gì và có cần phải can thiệp chữa trị hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!

1, Trào ngược dạ dày là bệnh gì?

Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản hay còn gọi là (GERD: Gastroesophageal Reflux Disease) đây là tình trạng các chất trong lòng dạ dày trào ngược lên các vùng thực quản gây ra các triệu chứng khó chịu hay các biến chứng. Các chất trào ngược có thể đi lên khoang miệng ở ngay vùng hầu họng, vào thanh quản hoặc vào phổi gây cảm giác chua trong miệng hoặc đôi khi là bị ho kéo dài không rõ nguyên nhân.

Thông thường các bác sĩ sẽ chia trào ngược dạ dày thành 2 loại gồm: có hoặc không có tổn  thương thực quản trên các hình ảnh nội soi dạ dày.

2, Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày và đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Nguyên nhân gây bệnh trào ngược dạ dày

Cho đến nay các bác sĩ cũng chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh. Các nguyên nhân hay đúng hơn là các yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể kể đến như sau: 

  • Sự bất thường của cơ thắt thực quản dưới (bị yếu hay giãn ra ).
  • Do nhu động thực quản quá yếu.
  • Những người đã giải phẫu thực quản: thực quản quá ngắn, u thực quản, hoặc thoát vị hoành.
  • Do yếu tố gen di truyền.
  • Tăng áp lực trong vùng ổ bụng: béo phì, cổ trướng, hoặc ở phụ nữ có thai.
  • Do tăng áp lực trong dạ dày và bị ứ đọng thức ăn.
  • Do dùng thuốc non steroid, steroid trong thời gian dài.
  • Do vi khuẩn Helicobacter pylori – HP gây ra.
  • Chế độ ăn uống nhiều bia, rượu, và nước có ga.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao 

Hiện nay, bệnh trào ngược dạ dày có thể gặp ở bất kỳ ai, từ trẻ sơ sinh cho đến những người lớn và không phải lúc nào bác sĩ cũng có thể tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Tuy nhiên, có một vài nhóm người được đánh giá là có nguy cơ cao mắc bệnh, bao gồm:

  • Những người bị thừa cân hoặc béo phì vì có thể tạo sức ép lên bụng
  • Phụ nữ đang trong quá trình mang thai, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ do tử cung mở rộng hơn sẽ làm chèn ép một số bộ phận tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng trào ngược dạ dày.
  • Những người phải sử dụng một số thuốc nhất định, như thuốc điều trị hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, các thuốc kháng histamin, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, và thuốc giảm đau xương khớp nhóm NSAIDs
  • Những người hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá thụ động do khói thuốc khi vào cơ thể qua đường thực quản sẽ làm kích thích niêm mạc dạ dày gây ra trào ngược dạ dày.
  • Những người bị thoát vị hoành, liệt dạ dày, hoặc do bệnh lý mô liên kết như xơ cứng bì.
  • Những người có lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh như uống rượu bia, đồ uống có cồn, ăn nhiều đồ chua, ăn nhiều dầu mỡ, lười vận động, hay nằm liền sau ăn… cũng là những đối tượng có nguy cơ cao hay bị trào ngược dạ dày.

Ngoài ra, căng thẳng hay stress do áp lực trong công việc và cuộc sống cũng là yếu tố khiến cho bệnh nhân dễ bị trào ngược dạ dày.

Đối với trẻ sơ sinh, một số yếu tố bẩm sinh có thể là nguyên nhân của của việc hay khò khè, khó nuốt, hay nôn trớ và ợ gây ra trào ngược. Tuy nhiên, những yếu tố này sẽ mất dần đi khi trẻ lớn lên mà không cần phải điều trị. 

3, Triệu chứng bệnh và biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày

Một số triệu chứng điển hình mà người bệnh trào ngược dạ dày thường gặp, có thể kể đến như sau:

  • Ợ chua kéo dài: Người bệnh thường hay ợ chua và kết hợp với chứng ợ nóng  (từ ổ bụng, dạ dày mang đến cảm giác nóng lên ở vùng cổ). Đây là triệu chứng phổ biến và thường gặp, nhất là sau khi ăn no, khó tiêu,…Người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng được vị chua trong miệng khi có cảm giác ợ lên.
  • Ợ hơi: Là triệu chứng thường gặp phải khi bị đói đói. Giống như ợ chua và ợ nóng, ợ hơi cũng xảy ra nếu bệnh nhân có cảm giác khó tiêu, ăn no,…
  • Xuất hiện các triệu chứng nôn, ói, buồn nôn thường xuyên không rõ nguyên nhân: thường xuất hiện sau khi ăn. Đặc biệt, những người mắc chứng trào ngược dạ dày thường rất dễ ói khi bị ốm nghén,say sóng, hoặc say tàu xe,…
  • Ăn không ngon, và khó nuốt: Triệu chứng này biểu hiện sự trào ngược axit dạ dày, trào ngược dịch mật, mang đến cảm giác bị đắng trong miệng miệng. Ngoài ra, khi axit dạ dày trào lên sẽ gây sưng thực quản, dẫn đến khó khăn hơn trong việc nuốt thức ăn. Từ đó dẫn đến cảm giác ăn không ngon, chán ăn, và sụt cân,…không rõ nguyên nhân
  • Các triệu chứng ho, viêm họng, miệng tiết nhiều nước bọt, và khàn giọng: Khi axit dạ dày ợ lên và phản xạ tự nhiên gây tiết nhiều nước bọt trong khoang miệng, sưng tấy dây thanh quản, ho, khản tiếng,…kéo dài nhưng điều trị ho thì không khỏi được khiến cho bệnh nhân lo lắng
  • Có cảm giác đau tức vùng ngực: Triệu chứng này có nguyên nhân trực tiếp từ sự kích thích các sợi dây thần kinh đi qua vùng ngực. Cảm giác đau tức ngực do trào ngược axit dạ dày thường dễ nhầm với triệu chứng của các bệnh liên quan đến các bệnh tim mạch.

Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày, cũng giống như các tình trạng bất thường khác về sức khỏe, nếu diễn tiến trong thời gian dài mà không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng, nếu nặng thậm chí có thể gây tử vong. Một số biến chứng phổ biến có thể gặp phải như sau:

  • Viêm thực quản đây là biến chứng phổ biến thường gặp ở 50% bệnh nhân trào ngược dạ dày
  • Hẹp thực quản có một số biểu hiện như đau ngực, khó nuốt, và vướng nghẹn vùng cổ…Trào ngược dạ dày kéo dài và với tần suất cao sẽ khiến thực quản bị những tổn thương không thể phục hồi, hình thành nên các mô sẹo gây ra hẹp bên trong của thực quản. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, hẹp thực quản sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm phía sau cho người bệnh, cụ thể là bệnh thực quản Barrett.
  • Biến chứng thực quản Barrett chỉ xảy ra ở khoảng 8-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản kéo dài, nhưng đây lại là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm và không có dấu hiệu đặc biệt nào ngoài các triệu chứng trào ngược thông thường. Biến chứng này có thể gây ra bệnh ung thư thực quản. 
  • Ung thư biểu mô tuyến thực quản sẽ thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi và có khả năng gây tử vong tương đối cao. 

Chính vì những biến chứng nguy hiểm này mà bệnh nhân được bác sĩ khuyên nên thăm khám và chẩn đoán định kỳ hàng năm. 

4, Phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày

Để phòng tránh, cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày, bạn cần phải thực hiện thay đổi chế độ ăn uống, và chế độ sinh hoạt không lành mạnh.

Những điều nên làm để phòng ngừa bệnh như sau:

  • Tăng cường ăn những chất có tác dụng trung hòa axit như: Các sản phẩm từ tinh bột: bột ngũ cốc, bột yến mạch, các loại bánh mì,.. 
  • Nên bổ sung nhiều các chất đạm dễ tiêu có trong thịt vịt, thịt lợn nạc, và thịt lợn thăn,…
  • Tăng cường bổ sung chất xơ có chứa trong các loại đậu như: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, và đậu Hà Lan,…
  • Nên ăn nhiều sữa chua: Bởi trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, tạo ra cảm giác ngon miệng. Một lưu ý nhỏ là bạn không nên dùng sữa chua trong khi đói bụng vì có thể gây ra những bệnh khác. 
  • Sử dụng các thực phẩm hỗ trợ chữa trị truyền thống tốt cho dạ dày thực quản như: Nghệ, và mật ong,…
  • Giảm cân bằng các biện pháp an toàn, hiệu quả như: Tập thể dục thể thao, hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo,…và không nên nhịn ăn.
  • Khi có áp lực và stress trong công việc và cuộc sống cần phải giải tỏa kịp thời.
  • Thăm khám bác sĩ hàng năm để tìm ra bệnh kịp thời

Không nên duy trì những thói quen sau:

  • Không nên: ăn quá no, thức khuya, nằm sau khi ăn, hoặc mặc quần áo chật,…
  • Không nên sử dụng các chất gây nghiện, và các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá, và cà phê,…
  • Ngưng việc sử dụng các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ, và các loại thực phẩm chế biến sẵn,…
  • Hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm chứa hàm lượng axit cao như: Đồ ăn cay nóng, nước ngọt có ga, và các loại quả như chanh, quất, dứa,…

5, Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có thể điều trị bệnh những loại thuốc sau đây: Omeprazol, Thuốc Axit Alginic và Domperidon,… Một số phác đồ bác sĩ chỉ định bạn có thể tham khảo như sau đây:

NHÓM THUỐC Ức chế tiết acid Trung hòa acid dịch vị Giảm co bóp cơ trơn Muối Bismuth TPCN
PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC  Nexium mup 40 Phosphalugel Susp. 20% Nospa fort 80 Bismuth BaoTu-Tos01
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 1 1 2 2
PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC  Nexium 20mg Yumangel Nospa 40 BaoTu-Tos01  
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 1 2 2  
PHÁC ĐỒ 3 TÊN THUỐC  Rabeprazol 20 Gasvicon Spalaxin 40 BaoTu-Tos01  
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 1 2 2  
 ĐVT Viên Viên Viên Viên Viên
 LƯU Ý Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn
Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.

Contact Me on Zalo