Bệnh tổ đỉa là bệnh lý viêm da cơ địa mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh lý này không nguy hiểm nhưng lại mang đến nhiều bất tiện cho người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh tổ đỉa cũng rất dễ tái phát nếu không được chữa trị đúng cách, thậm chí có thể trở nặng, gây nhiễm trùng thứ cấp.
Hãy cùng Nhà thuốc Mariko tìm hiểu bệnh tổ đỉa là gì, triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị cũng như ngăn ngừa căn bệnh này trong bài viết sau.
Bệnh tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa hay còn gọi là bệnh chàm tổ đỉa, là một dạng viêm da khá phổ biến do nấm gây ra. Khi bị bệnh này trên vùng da bị tổn thương xuất hiện các mụn nước nhỏ có đường kính từ 1 đến 2 mm. Chúng có thể mọc rải rác hoặc tập trung trên da. Những nốt mụn viêm này thường mọc sâu dưới da, rất khó vỡ và gây ra cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu.
Nguyên nhân mắc bệnh tổ đỉa
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tổ đỉa. Và một số nguyên nhân thường gặp nhất phải kể đến chính là:
- Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người thân bị viêm da cơ địa, nổi mề đay thì nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa sẽ cao hơn so với những người khác
- Những người bị rối loạn hệ thần kinh giao cảm thường cũng có nguy cơ mắc bệnh. tổ đỉa cao hơn
- Khi phải làm việc trong môi trường nóng ẩm, da thường phải đổ mồ hôi nhiều hơn, điều này làm tăng khả năng mắc các bệnh về da, tương tự như vậy, những người tiếp xúc với nhiều hóa chất và các chất tẩy rửa cũng có thể mắc bệnh tổ đỉa.
- Những người có cơ địa dễ bị dị ứng cũng có khả năng mắc bệnh tổ đỉa cao hơn
- Những người sống trong môi trường khói bụi, ô nhiễm, độc hại.
- Những người bị dị ứng với thực phẩm , đặc biệt là bị dị ứng với các món ăn lạ hoặc hải sản.
- Chàm tổ đỉa cũng có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc trị bệnh gây nên
Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh tổ đỉa là gì?
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tổ đỉa có thể kéo dài trong vài tuần. Ngay khi bệnh xuất hiện, người bệnh có thể rất nhanh cảm nhận được những bất thường trên da. Đây chính là biểu hiện điển hình của tổ địa. Dưới đây chúng tôi sẽ điểm qua cho các bạn một số triệu chứng của bệnh tổ đỉa như:
- Xuất hiện mụn nước: Da người bệnh xuất hiện những mụn nước li ti nằm sâu trong lớp biểu bì của da, sờ vào thấy chắc. Tình trạng này xảy ra giữa các ngón tay, chân, lòng bàn tay và mu bàn tay. Hàng loạt mụn liên kết với nhau tạo thành một đám bọng nước
- Mụn nước bị nhiễm khuẩn: Về màu sắc, mụn tổ đỉa có màu đục, và bị sưng đỏ. Kèm theo sưng hạch bạch huyết và sốt dai dẳng.
- Ngứa, nóng rát: Khi bị tổ đỉa, người bệnh cảm thấy ngứa ngáy dữ dội. Nếu càng gãi thì sẽ càng khó chịu bởi cơn ngứa không dứt mà vết thương còn bị sưng tấy, đau, nóng rát nghiêm trọng hơn.
- Da khô, có vảy: Sau khi mụn nước xẹp xuống, khô lại sẽ đóng thành vảy trên da. Những lớp vảy này sau khi bong tróc sẽ rất để lại điểm dày sừng vàng đục, rất gây mất thẩm mỹ
- Móng tay, móng chân thay đổi hình dáng: Với sự xuất hiện của mụn tổ đỉa sẽ khiến móng tay, móng chân người bệnh bị ảnh hưởng, hạch bạch huyết sưng lên đồng thời biến dạng theo thời gian.
Ngay khi bệnh nhân phát hiện các triệu chứng mà chúng tôi đã liệt kê ở trên, thì người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, tránh để bệnh lâu dai dẳng, cảng gây khó chữa hơn. Đặc biệt trong một số trường hợp dưới đây, các bạn cần thăm khám ngay:
- Các mụn nước xuất hiện trên da ngày một dày đặc hơn
- Hiện tượng sưng hạch bạch huyết và kèm theo đó sốt cao kéo dài.
- Cảm thấy vùng bị tổ đỉa luôn luôn ngứa ngáy và cơn ngứa không có xu hướng thuyên giảm.
Phân loại bệnh chàm tổ đỉa
Về phân loại bệnh tổ đỉa, dựa vào mức độ tổn thương do bệnh gây ra mà y học hiện đại đã chia thành 4 loại như sau:
- Thể giản đơn: Đây là thể bệnh thường gặp nhất và gây ra những tổn thương trên da từ mức độ nhẹ đến trung bình
- Thể nhiễm khuẩn: Đây là một dạng bệnh tổ đỉa có triệu chứng giống với dạng giản đơn, tuy nhiên lúc này vi khuẩn đã xâm nhập vào da và gâu nên nhiễm trùng, nổi mụn mủ.
- Thể bọng nước: Vùng da bị tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách và thường xuyên tiếp xúc với hóa chất sẽ bị phồng rộp, hình thành các bọng nước có kích thước to trên da
- Thể khô: Đây là thể bệnh rất đặc biệt, vùng da bị tổn thương không nổi mụn nước mà có dấu hiệu tróc vảy, đỏ rát
Bệnh tổ đỉa có lây không?
Tổ đỉa không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên chúng lại có thể lan rộng từ vùng này sang các vùng da lành khác trên cơ thể. Thông thường, nếu người bệnh có các biện pháp chăm sóc và can thiệp đúng cách các triệu chứng của bệnh tổ đỉa trên da có thể tự biến mất trong vòng từ 3 đến 4 tuần
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Việc chẩn đoán và điều trị sớm đóng vai rất quan trọng để có thể ngăn ngừa bệnh tổ đỉa trở nên nghiêm hơn. Vì vậy nếu gặp các dấu hiệu về bệnh tổ đỉa nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương án thích hợp nhất điều trị cho bản thân vì mỗi người có cơ địa khác nhau nên sự phát bệnh và phát triển bệnh là không giống nhau.
Những ai thường mắc phải bệnh tổ đỉa?
Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da phổ biến thứ ba ở tay. Phụ nữ bị ảnh hưởng thường xuyên gấp đôi so với nam giới. Khoảng một nửa số người bị tổ đỉa cũng bị viêm da cơ địa hoặc một dạng bệnh chàm phổ biến khác.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa bao gồm:
- Căng thẳng: Tình trạng này phổ biến hơn khi bạn bị căng thẳng về thể chất và tinh thần.
- Tiếp xúc với kim loại. Chúng bao gồm niken và coban, đây là những chất thường được tìm thấy trong các cơ sở công nghiệp.
- Da nhạy cảm. Mọi người phát ban sau. Những người bị phát ban sau khi tiếng xúc với một vài chất kích thích sẽ có nguy cơ bị tổ đỉa cao hơn
- Chàm cơ địa: Những người bị chàm cơ địa cũng có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa cao hơn.
Phương pháp chẩn đoán bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là một bệnh da liễu nên hầu hết các triệu chứng đều biểu hiện trên da. Hiện chưa có phương pháp xét nghiệm nào để chẩn đoán bệnh tổ đỉa. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm khác và loại trừ đi, từ đó suy ra bạn có bị bệnh tổ đỉa không.
Vì vậy, để xác định chính xác tình trạng của tổ đỉa, người bệnh nên đến ngay các phòng khám hoặc bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được thăm khám và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Bệnh chàm tổ đỉa được điều trị bằng cách nào?
Mặc dù bệnh tổ đỉa sẽ không lây từ người này sang người khác nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi giao tiếp với người khác mà không lo lây bệnh cho họ. Tuy nhiên, nếu không điều trị bệnh một cách kịp thời, làn da của bạn sẽ gặp nhiều ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.
Đối với bệnh tổ đỉa bị nhẹ các bạn có thể thực hiện điều trị tại chỗ bằng một số phương pháp:
- Ngâm vùng da bị bệnh vào dung dịch thuốc tím loãng theo tỷ lệ được chỉ định bởi bác sĩ
- Bôi BSI 1% đến 3% lên vùng da có nốt mụn
- Bôi thuốc kháng khuẩn lên những phần mụn đã vỡ mủ và bị nhiễm trùng.. Trong trường hợp mụn tổ đỉa bỏng nước, các bạn có thể chọc vỡ và tiêm thuốc. Tuy nhiên các bạn các bạn cần lưu ý rằng kỹ thuật chích cần do nhân viên y tế thực hiện để hạn chế nhiễm trùng.
-
NHÓM THUỐC Bôi Tăng cường sức đề kháng Xịt PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC Flucinar Thymomodulin 80mg Biotaki CÁCH DÙNG (viên/liều) Bôi ngoài da 2 Xịt ngoài da PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC Atopiclair Thymovit Biotaki CÁCH DÙNG (viên/liều) Bôi da 2 Xịt ngoài da ĐTV Tuýp Viên Xịt Lưu ý Bôi ngoài da Uống sau ăn Xịt ngoài da
Cách phòng bệnh tổ đỉa hiệu quả
Cũng giống như các bệnh ngoài da khác, bệnh tổ đỉa có thể phòng tránh và điều trị để không ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Trong quá trình điều trị bệnh chúng ta có thể tuân thủ những nguyên tắc sau để điều trị bệnh hiệu quả:
- Hạn chế gãi. Bởi vì việc gãi vết ngứa quá mạnh khi đang bị bệnh có thể khiến cho các mụn nước bị vỡ, lan sang vùng da lành khác và gây tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn có thể tấn công và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Cắt móng tay thường xuyên và giữ cho tay luôn khô ráo.
- Tránh dùng tay gãi vào mụn nước vì mụn nước sẽ vỡ ra và nhiễm trùng. Chú ý không ngâm tay trong nước quá lâu vì ngâm tay có thể làm ẩm lớp sừng và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm sinh sôi.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng như hóa chất, xà phòng, xăng dầu và chất tẩy rửa. Nếu cần thiết, nên thực hiện các biện pháp bảo vệ và giữ ẩm sau khi vệ sinh.
- Người bệnh cũng nên hạn chế tiếng xúc với các vật nuôi như: chó, mèo,….Bởi vì lông của chúng nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ có rất nhiều tác nhân gây hại
- Hạn chế vận động mạnh làm đổ nhiều mồ hôi. Trong trường hợp cần thiết thì sau khi vận động sau cần vệ sinh sạch sẽ.
Thêm vào đó, để phòng tránh các bệnh ngoài da, trong đó có tổ đỉa, bạn cũng nên thực hiện những điều sau:
- Kiểm soát căng thẳng đặc biệt là trong giai đoạn cuối của bệnh vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
- Giữ gìn vệ sinh luôn là điều cần thiết để phòng bệnh, nhất là khi tiếp xúc với các tác nhân tiềm ẩn như hóa chất, nước bẩn,…
Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin giải đáp thắc mắc về bệnh tổ đỉa, hi vọng qua đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này cũng như có các phòng tránh và điều trị phù hợp nhất. Để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí bạn có thể liên hệ tới Hotline: 18001202 để được giải đáp cụ thể nhất nhé!