Bệnh thủy đậu một loại bệnh truyền nhiễm để lại biến chứng cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em. Loại bệnh này thường lây lan và phát triển mạnh vào mùa xuân hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị. Tuy nhiên để phòng bệnh hiệu quả bạn nên tiêm chủng cho các bé tiêm chủng đầy đủ và kịp thời.
Vậy làm sao để biết trẻ bị mắc bệnh thủy đậu, nguyên nhân triệu chứng và cách phòng tránh bệnh thủy đậu như thế nào? Mời bạn cùng Nhà thuốc Mariko tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu (còn gọi là trái rạ) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus thủy đậu có tên là varicella virus gây ra. Virus này là tác nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ em và herpes zoster ở người lớn.
Thủy đậu là một bệnh rất dễ lây lan, có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em (phổ biến hơn) và người lớn. Mùa xuân là thời điểm bệnh thủy đậu phổ biến nhất. Bệnh thủy đậu nổi mụn nước khắp cơ thể, bao gồm cả niêm mạc lưỡi và miệng.
Bệnh có nhiều đường lây nhiễm với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần có những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để có cách chữa trị, phòng tránh và điều trị kịp thời.
Thủy đậu có lây không?
Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm và lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp giữa người với người, bệnh lây truyền qua không khí do các giọt nước bọt tiết ra theo đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói).
Ngoài ra, bệnh thủy đậu cũng lây truyền gián tiếp qua các đồ vật bị nhiễm chất lỏng từ bàng quang, ví dụ: Dùng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn tắm, đồ ăn, thức uống với người bị thủy đậu.
Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu
Tác nhân gây ra thủy đậu là virus Varicella-zoster hoặc virus Herpes zoster, thuộc họ Herpesviridae. Virus thủy đậu lây lan qua đường hô hấp. Nguồn lây bệnh chính là người mắc bệnh thủy đậu. Người bị bệnh có thể lây truyền khoảng 48 giờ trước khi phát ban xuất hiện, trong giai đoạn phát ban (thường là 45 ngày) và cho đến khi hình thành vảy..
Nguồn truyền nhiễm bệnh thủy đậu
- Người là nguồn bệnh duy nhất.
- Bệnh thủy đậu xảy ra trên toàn thế giới. Hầu như tất cả mọi người đều bị nhiễm vi rút thủy đậu. Ở vùng khí hậu ôn đới, ít nhất 90% trẻ em dưới 15 tuổi sẽ mắc bệnh thủy đậu và ít nhất 95% người lớn bị nhiễm bệnh. Bệnh thường xuất hiện vào mùa đông và đầu xuân. Ở các nước nhiệt đới, người lớn dễ mắc hơn. Khu vực này phổ biến hơn ở những người trung niên.
- Cũng như các bệnh truyền nhiễm có vi khuẩn lây truyền qua các giọt trong không khí, tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu cao hơn vào những tháng lạnh, các dịch bệnh thủy đậu cũng có tính chất chu kỳ nhất định như dịch sởi.
Triệu chứng bệnh thủy đậu
Triệu chứng nhiễm virus: Sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn.
Nốt phỏng mọc ngay ngày đầu của bệnh, chỉ có nốt phỏng nước không có mụn mủ nếu không có bội nhiễm Khi nốt phỏng bay không để lại sẹo Bệnh ở phụ nữ có thai 3 tháng cuối thường có biến chứng Các mụn đỏ thủy đậu bắt đầu nổi trên ngực và sau lưng, rồi lan lên mặt, da đầu, cánh tay và chân. Mụn đỏ có thể phát ra khắp người, bên trong lỗ tai, trên mí mắt, bên trong mũi và ngay trong âm đạo, khắp mọi chỗ. Mụn đỏ tiếp tục lan trong ba hay bốn ngày. Những mụn này thường rất ngứa. Chỉ sau vài giờ các mụn nổi phồng lên thành mụn nước. Nó có thể chứa đầy nước vàng. Sau chừng một ngày, chất nước trở nên màu đục. Các mụn nầy dễ vỡ ra và đóng vảy. Các mụn sẽ lần lượt lành theo giai đoạn khác nhau, có mụn lành nhanh hơn những mụn khác, do đó người bệnh có thể bị các mụn đỏ trong các giai đoạn khác nhau cùng một lúc. Có người bị bệnh lướt qua nhẹ với chỉ vài mụn thôi. Có người khác bị khủng khiếp đến hàng trăm mụn ngứa . Trong gia đình có nhiều con, bệnh có thể kéo dài đến nhiều tuần, vì bệnh phải qua thời gian ủ khá lâu. |
Cách điều trị thủy đậu
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu, chỉ có những loại thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị. Đây là bệnh lành tính nên có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Các trường hợp bị biến chứng của bệnh thì cần điều trị nội trú tại bệnh viện theo liệu trình của bác sĩ. Để bệnh nhanh khỏi và an toàn khi điều trị, cần lưu ý:
Khi điều trị tại nhà:
- Mặc quần áo rộng, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh vỡ những nốt mụn nước, cần tránh ra gió nhiều.
- Không gãi vào vết nốt mụn nước thủy đậu, tránh cho dịch lây lan ra nhiều hơn.
- Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng các dung dịch sát khuẩn, dùng nước ấm để tắm rửa nhẹ nhàng và không sử dụng nước lạnh hoặc nước quá nóng.
- Khi có dấu hiệu biến chứng do thủy đậu gây ra, cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện uy tín để được khám chữa kịp thời.
- Cần chủ động cách ly để tránh lây truyền bệnh sang cho người khác.
Phác đồ điều trị bệnh thủy đậu
Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh thủy đậu được chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu mà bạn có thể tham khảo:
NHÓM THUỐC | Kháng sinh (nếu bội nhiễm) | Kháng virus | Sát khuẩn da, bề mặt | Tăng cường sức đề kháng | Hạ sốt (nếu sốt) | Kháng Histsmin H1 | Xịt | |
PHÁC ĐỒ 1 | TÊN THUỐC | Nhóm Betalactam,… | Acyclovir 400 | Su Bạc | Thymomodulin 80mg | Paracetamol | Telfast BD 60mg (Hop/10 Vien) | Dung dịch xịt BIOTAKI ( KEY Trầm Hương) |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 1 | ||
PHÁC ĐỒ 2 | TÊN THUỐC | |||||||
CÁCH DÙNG (viên/liều) | Dung dịch xịt BIOTAKI ( KEY Trầm Hương) |
|||||||
PHÁC ĐỒ 3 | TÊN THUỐC | |||||||
CÁCH DÙNG (viên/liều) | ||||||||
PHÁC ĐỒ 4 | TÊN THUỐC | Dung dịch xịt BIOTAKI ( KEY Trầm Hương) |
Cách phòng ngừa thủy đậu
Cách ly: Cách ly trẻ bị mắc thủy đậu ở nhà trong 7 ngày. Những trẻ đã tiếp xúc với người bệnh bị thủy đậu cần cách ly 11 – 21 ngày kể từ ngày tiếp xúc. Người lớn bị bệnh không được đi làm, tránh tiếp xúc với người khác.
- Sát khuẩn đồ vật bị nhiễm dịch tiết từ mũi họng.
- Người tiếp xúc: Globulin miễn dịch thủy đậu – zona (VZIG) có công dụng phòng bệnh cho người tiếp xúc nếu được tiêm trong vòng 96 giờ sau khi phơi nhiễm.
Tiêm chủng vacxin ngừa thủy đậu là phương pháp phòng bệnh thủy đậu lâu dài và hiệu quả nhất. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho trẻ lại càng quan trọng hơn. Nếu bạn có trẻ nhỏ trong gia đình, hãy đưa chúng đến trung tâm y tế đã được phê duyệt. Tiêm theo đúng liều lượng đã chỉ định .Lịch tiêm gồm:
- Mũi 1: nếu trẻ trên 1 tuổi
- Mũi 2: trẻ từ 1 đến 13 tuổi: cách mũi 1 cách ít nhất 3 tháng. Trẻ từ 13 tuổi trở đi: mũi 1 đối với ít nhất 1 tháng.
Nếu bạn tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu và bản thân chưa tiêm phòng bệnh thủy đậu, bạn nên tiêm phòng trong vòng 3 ngày sau đó. Không sử dụng chung các vật dụng cá nhân trên người mắc bệnh. Không chạm vào mụn nước thủy đậu. Bệnh nhân cần được cách ly với cả gia đình và cộng đồng để tránh lây nhiễm bệnh.
Biến chứng của bệnh thủy đậu
- Thủy đậu thường là một bệnh lành tính, tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm gan, viêm mô tế bào,…
- Nếu không được điều trị kịp thời thì trong một số trường hợp có thể gây tử vong.
- Viêm phổi do thủy đậu ít khi xảy ra nhưng nặng và rất khó điều trị.
- Viêm não do thủy đậu cũng xảy ra, không hiếm: sau khi bị thủy đậu, trẻ đột ngột cáu kỉnh, kích động, đôi khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể để lại hậu quả lâu dài về thần kinh: bị điếc, chậm lớn, động kinh,…
- Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh trong tương lai.
Cách chẩn đoán bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu được nghi ngờ ở những bệnh nhân có phát ban da đặc trưng, đây thường là cơ sở để chẩn đoán. Phát ban có thể bị nhầm với các bệnh nhiễm trùng da do virus khác.
Khi nghi ngờ chẩn đoán, xác nhận phòng thí nghiệm có thể được thực hiện; Yêu cầu một trong các phương pháp sau:
- PCR tìm DNA của virus
- Miễn dịch huỳnh quang phát hiện kháng nguyên virus trong tổn thương hoặc nuôi cấy
- Xét nghiệm huyết thanh
Trong xét nghiệm huyết thanh, việc phát hiện kháng thể IgM đối với virus varicella zoster (VZV) hoặc âm tính cho thấy chuyển đổi huyết thanh dương tính đối với kháng thể với VZV thành nhiễm trùng cấp tính.
Các mẫu bệnh thường được lấy bằng cách cạo đáy tổn thương và vận chuyển đến phòng thí nghiệm, nơi chúng được thử nghiệm trong môi trường virut.
Các thực phẩm nên và không nên ăn khi bị thủy đậu?
– Nên ăn: cần cung cấp đủ nước cho cơ thể, có thể uống nước lọc nhưng tốt hơn hết là uống nước chanh, cam, bơ, dâu, kiwi, dưa hấu, ăn nhiều rau xanh như: Bắp cải, cà rốt, rau bina, dưa chuột, bông cải xanh, rau mầm sống, cà chua, …
– Không: nên Sử dụng thực phẩm giàu chất béo bão hòa (thịt, các sản phẩm từ sữa, …). Tránh ăn thức ăn cay và mặn vì chúng có thể gây kích ứng miệng và cổ họng.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh thủy đậu mà Nhà thuốc Mariko muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu và phòng tránh được căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, cập nhật liên tục để tham khảo những thông tin hữu ích từ nhà thuốc nhé!