Nhiệt miệng: Nguyên nhân, Triệu chứng và cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả
Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông trên niêm mạc miệng

Nhiệt miệng là tình trạng mà bất kỳ ai cũng gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Đây cũng không phải là bệnh lý nghiêm trọng dễ chữa trị, tuy nhiên tình trạng này kéo dài gây đau đớn, mệt mỏi cho người bệnh. Vậy nguyên nhân gây nên nhiệt miệng là do đâu, triệu chứng như thế nào và làm sao để điều trị nhiệt miệng nhanh khỏi và dứt điểm hiệu quả nhất.

Để hiểu chi tiết hãy cùng Nhà thuốc Mariko tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng ( hay còn được gọi với các cái tên khác như: lở miệng hoặc loét miệng) là những vết loét nhỏ, nông trên niêm mạc miệng. Ban đầu vết loét  có màu trắng sau đó chuyển sang màu vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường đỏ và sưng tấy. 

Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông trên niêm mạc miệng
Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ, nông trên niêm mạc miệng

Các vết loét miệng thường có kích thước tương đối nhỏ (dưới 1mm) và gây đau đớn khiến người bệnh không thể ăn uống hoặc nói chuyện thoải mái.

Về phân loại, có hai loại vết loét: 

  • Vết loét đơn giản:  có thể xuất hiện 3 đến 4 lần/ năm và kéo dài đến một tuần. Bất cứ ai cũng có thể bị loét, nhưng phổ biến hơn ở những người từ  10 đến 20 tuổi. 
  • Loét phức tạp: Loại này  ít phổ biến hơn và thường gặp ở những người  đã từng mắc loét miệng trước đó.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một dạng viêm nhiễm gây ra những vết loét nhỏ trên niêm mạc miệng, có đáy màu vàng nhạt và bao quanh bởi một đường màu đỏ tươi, khiến người bệnh  đau đớn, khó chịu và cản trở việc ăn uống.

Theo dân gian,, nguyên nhân của nhiệt miệng là do cơ thể bị nóng trong  hoặc do ăn nhiều đồ nóng. Tuy nhiên, theo quan điểm của y học hiện đại thì có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị nhiệt miệng như sau:

Những nguyên nhân gây tình trạng nhiệt miệng
Những nguyên nhân gây tình trạng nhiệt miệng
  • Do các bệnh lý  răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng, viêm quanh răng… 
  • Do nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus hoặc do khoang miệng phản ứng với một số thành phần hóa học, như kem đánh răng, nước súc miệng…
  • Do niêm mạc miệng bị tổn thương do chúng ta ăn hoặc vô tình ăn phải đồ 
  • Do thiếu vitamin B12, B9 (axit folic hoặc folat) và các khoáng chất như sắt, kẽm,… 
  • Căng thẳng cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng

Triệu chứng bệnh nhiệt miệng

Người bị nhiệt miệng thường có một số triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều vết đau, đốm đỏ hoặc vết sưng phát triển thành vết lở, loét. Chúng thường ở những vị trí như: Mặt trong của má và môi, lưỡi, mặt trên của miệng, đáy nướu
    Khu vực trung tâm vết loét có màu trắng hoặc màu vàng
    Kích thước vết lở nhỏ (thường dưới 1cm)
    Vết loét miệng có màu xám khi bắt đầu lành
  • Ngoài những triệu chứng nhiệt miệng trên, trong một số trường hợp ít gặp, các biểu hiện nhiệt miệng còn bao gồm:
  • Sốt
  • Khó chịu
  • Hạch bạch huyết sưng

Nếu bạn có những dấu hiệu của nhiệt miệng này, bạn nên tìm cách khắc phục.

Cơn đau thường biến mất sau 7 – 10 ngày. Có thể mất 1 – 3 tuần để vết loét có thể lành hoàn toàn. Loét lớn có thể mất nhiều thời gian để chữa lành hơn.

Ngoài ra, một số người thường gặp phải tình trạng lở miệng liên tục. Vì thế, nhiều người thường thắc mắc: hay bị nhiệt miệng là bệnh gì? Hay bị nhiệt miệng phải làm sao? Mời bạn đọc phần tiếp theo để hiểu rõ “thường xuyên bị lở miệng là bệnh gì?”.

Điều trị nhiệt miệng như thế nào?

Nhiệt miệng chỉ là một bệnh lý xuất hiện khi cơ thể có sự thay đổi nên việc điều trị cũng khá đơn giản. Hiện nay  có thể điều trị nhiệt miệng bằng 2 cách chính đó là dùng thuốc uống và thuốc bôi chữa nhiệt miệng.

Nhiệt miệng chỉ là một bệnh lý xuất hiện khi cơ thể có sự thay đổi nên việc điều trị cũng khá đơn giản
Nhiệt miệng chỉ là một bệnh lý xuất hiện khi cơ thể có sự thay đổi nên việc điều trị cũng khá đơn giản

Nếu vết nhiệt miệng bị lóa, gây ra đau đớn  và khó  ăn uống, có thể dùng thuốc bôi ngoài da. Những loại gel này  có thành phần chống viêm và giảm đau. Ngoài ra chúng còn có chức năng hoạt động như một hàng rào bảo vệ chống lại vi khuẩn.

Trong trường hợp các vết nhiệt miệng phát triển nặng hơn, cần sử dụng  thuốc kháng sinh do bác sĩ chỉ định. Nhiệt miệng đôi khi cũng có thể là hệ quả của các bệnh lý khác. Vì vậy nếu bạn đã bị loét miệng hơn 14 ngày, bạn nên khám và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để xác định chính xác tình trạng bệnh

Ngoài ra các bạn cũng có thể lựa chọn và sử dụng thuốc súc miệng chứa steroid dexamethasone hoặc carbocain để giúp giảm đau và kháng viêm.Trong trường hợp sưng đau các bạn có thể lấy đá lạnh để chườm lên vết nhiệt miệng. Cách làm này sẽ giúp làm dụng giảm sưng. Một phương pháp cũng rất đơn giản và dễ ứng dụng tại nhà là dùng túi trà lọc để đắp lên vết nhiệt miệng. Phương pháp này có ưu điểm là có thể làm dịu vết thương ngay lập tức.

Dưới đây là phác đồ điều trị nhiệt miệng được các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa nghiên cứu bạn có thể tham khảo qua:

NHÓM THUỐC Kháng sinh (nếu có bội nhiễm)  Chống viêm chống phù nề Bôi nhiệt miệng Tăng cường bền vững thành mạch Giảm đau (nếu có)
PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC  Rodogyl Alphachoay Oracortia,… Vitammin B2, PP, Rutin C, Kẽm Efferalgan 500mg Thuốc chấm răng chống nhiệt mệng Eupolin. Thuốc chữa nhiệt miệng MANDARI
CÁCH DÙNG (viên/liều) 2 2 Bôi vùng tổn thương 2 1
PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC  Naphacogyl Alphachoay Kamistad Rutin C Paracetamol Thuốc chấm răng chống nhiệt mệng Eupolin. Thuốc chữa nhiệt miệng MANDARI
CÁCH DÙNG (viên/liều) 2 2 Bôi vùng tổn thương 2 1
PHÁC ĐỒ 3 TÊN THUỐC 
CÁCH DÙNG (viên/liều)

Cách phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả

Trên thực tế, sẽ có một số người có thể hay bị nhiệt miệng hơn những người khác. Do đó để giảm tần suất của vết nhiệt miệng, các bạn có thể làm theo các mẹo sau:

Thực phẩm nên kiêng khi đang bị nhiệt miệng
Thực phẩm nên kiêng khi đang bị nhiệt miệng
  • Cố gắng tránh các loại thực phẩm có thể gây kích ứng miệng của bạn, bao gồm các loại hạt,  một số loại gia vị, khoai tây chiên, bánh quy,  thức ăn mặn và trái cây chua như cam, bưởi, dứa,…..Tránh các loại thực phẩm mà bạn nhạy cảm hoặc dị ứng. 
  • Chọn thực phẩm lành mạnh. Để ngăn ngừa các triệu chứng thiếu hụt, hãy ăn nhiều trái cây, rau và các sản phẩm ngũ cốc
  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt. Đánh răng thường xuyên sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần có thể giữ cho miệng của bạn sạch sẽ. Bạn cũng nên sử dụng bàn chải đánh răng mềm để tránh làm kích ứng  các mô  mỏng manh ở miệng. Hãy cẩn thận và tránh các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate. 
  • Kiểm soát căng thẳng. Nếu vết loét có vẻ liên quan đến căng thẳng, hãy thực hiện các bước để giảm căng thẳng, chẳng hạn như yoga hoặc thiền

Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

Hiện tại, các chuyên gia không biết chính xác nguyên nhân gây ra vết loét thông thường, nhưng họ nghi ngờ sự kết hợp của các yếu tố nguyên nhân gây nên nhiệt miệng. Phổ biến là trên môi, má trong và các vị trí khác. Nếu các bạn thường bị nhiệt miệng thì hãy cùng tham khảo những nguyên nhân hay bị nhiệt miệng mà chúng tôi liệt kê dưới đây.

Các tác nhân khiến bạn bị nhiệt miệng có thể kể đến như: 

  • Vết thương trong miệng do các thủ thuật nha khoa, đánh răng quá mạnh tay, tai nạn thể thao, vô tình cắn phải má
  •  Kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa thành phần natri lauryl sulfate
  • Nhạy cảm với một số thực phẩm như: sôcôla,  phô mai,  cà phê, dâu, trứng,  đồ cay hoặc axit. .
  • Chế độ ăn uống thiếu các thành phần như:  vitamin B12, kẽm, folate (axit folic) hoặc sắt. 
  • Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng.
  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, cùng loại vi khuẩn gây nên loét dạ dày. 
  • Ở nữ giới cũng có thể là do thay đổi nội tiết thời kỳ kinh nguyệt
  • Căng thẳng

Nhiệt miệng cũng có thể xảy ra do một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Bệnh celiac – bệnh bị rối loạn đường ruột nghiêm trọng, nguyên nhân gây nên là do nhạy cảm với gluten ( đây là một loại protein có trong hầu hết các loại ngũ cốc)
  • Các bệnh viêm đường ruột, như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn,….
  • Bệnh Behcet – bệnh bị rối loạn hiếm gặp gây viêm khắp cơ thể, bao gồm có cả ở miệng
  • Hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong miệng thay vì mầm bệnh
  • Bị HIV/AIDS, điều này có thể làm ức chế hệ thống miễn dịch

Không giống như vết loét lạnh, vết nhiệt miệng nguyên nhân gây nên là do bị lở miệng không liên quan đến nhiễm virus herpes.

Một số cách chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà

Nước muối loãng: Dùng nước muối  súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ đi. Nước muối có tính sát khuẩn cao giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm lành vết nhiệt miệng một cách nhanh chóng. 

Nước cốt dừa: các bạn có thể lấy cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng ngày 3 đến 4 lần. Nước cốt dừa có chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng,  và giúp làm lành vết nhiệt miệng  nhanh chóng.

Một số cách chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà
Một số cách chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà

Nước hạt rau mùi: Các bạn dùng 1 thìa cà phê hạt rau mùi, với 1 cốc nước đun sôi, lọc bỏ hạt và súc miệng bằng nước. Sử dụng một ngày 3 hoặc 4 lần. Nước hạt rau mùi có tính kháng khuẩn, chữa hôi miệng  và nhiệt miệng cực hiệu quả. Máy tính tiền. 

Nước củ cải : Các bạn có thể dùng 300g củ cải trắng xay lấy nước cốt rồi hòa với một ít nước lọc,  súc miệng ngày 3 lần, sau 2 ngày là có thể khỏi hẳn. Bạn có thể súc miệng bằng nước nóng hoặc lạnh đều được. Chườm đá để  giảm  sưng và giảm đau do vết nhiệt miệng gây nên

Nước ngậm: Sử dụng phương pháp chữa trị nhiệt miệng tại nhà dân gian này các bạn  chỉ cần mất 2 hoặc 3 ngày, bạn sẽ khỏi hoàn toàn, vết loét không còn trắng và đau nữa

Nước ép cà chua sống: Các bạn ngậm  rồi nuốt dần hoặc cũng có theer là nhai sống cà chua đều được. Sử dụng 3 hoặc 4 lần một ngày, hiệu quả sẽ đến rất nhanh chóng. 

Nước khế chua: Dùng 2 hoặc 3 quả khế chua, tán nhuyễn rồi cho vào nước đun sôi, sau đó để nguôi, sau đó lấy ra ngậm nuốt dần. Làm nhiều lần trong ngày bất cứ khi nào có thời gian.

Ngậm chất chát: Các chất chát có thể kể tên như trà xanh, vỏ xoài, húng chanh, trà khô, quả sung,…sẽ có tác dụng giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, khử mùi hôi hiệu quả.

Bôi mật ong, mật ong nghệ: Các bạn dùng mật ong hoặc trộn mật ong với bột nghệ rồi thoa vào chỗ nhiệt miệng. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, nghệ kháng viêm, do đó sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không để lại sẹo. Hơn nữa còn kích thích các mô phát triển.

Bôi nước cỏ mực mật ong: Các bạn giã nát lá cỏ mực, sau đó vắt lấy nước rồi trộn cùng mật ong. Có thể dùng bông tăm thấm thuốc bôi vào chỗ bị nhiệt. Bôi mỗi ngày 2 hoặc 3 lần.

Bôi nước lá rau ngót: Rửa sạch lá rau ngót, rồi giã nát, ép lấy nước cốt, hòa cùng với ít mật ong. Các bạn dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Bôi mỗi ngày 2 hoặc 3 lần.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về bệnh nhiệt miệng mà Nhà thuốc Mariko muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có được những kiến thức bổ ích nhất nhé!

Tags:
Contact Me on Zalo