Nhiễm trùng tiểu là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất hiện nay, đặc biệt phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp đôi nam giới. Bệnh nhiễm trùng tiểu nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, hoặc tổn thương thận,…
Theo thống kê, hiện nay có đến 8-10 triệu người Mỹ mắc nhiễm trùng tiểu mỗi năm. Bệnh thường xảy ra ở khoảng 5% bé gái và từ 1-2% ở bé trai. Tỷ lệ mắc bệnh này ở trẻ sơ sinh vào khoảng 0,1-1% và tăng cao lên đến 10% ở trẻ sơ sinh nhẹ cân. Trước 1 tuổi, bé trai thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bé gái, nhưng sau lứa tuổi này nhiễm trùng đường tiểu thường gặp ở bé gái nhiều hơn.
1, Nhiễm trùng tiểu là gì?
Nhiễm trùng tiểu sẽ xảy ra khi có sự xuất hiện của vi khuẩn gây bệnh trong đường tiết niệu, khiến cho cơ thể tạo ra các phản ứng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn đó.
Nhiễm trùng đường tiểu chia làm 2 nhóm dựa theo vị trí giải phẫu bị nhiễm khuẩn:
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên: Gồm viêm thận bể thận cấp, và viêm thận bể thận mạn.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới: Gồm viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, hoặc viêm niệu đạo.
Nhiễm trùng tiểu là bệnh lý thường gặp ở nữ giới, nam giới cũng mắc phải nhưng nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm trùng tiểu ở nam giới thường là do đường bài niệu bị tắc hoặc do những vi khuẩn đặc hiệu như lao, lậu,… gây ra.
2, Nguyên nhân gây nên bệnh – Đối tượng hay mắc nhiễm trùng tiểu
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng tiểu
Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu là do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) gây ra, đây là loại vi khuẩn được tìm thấy ở ruột. Nhưng bệnh cũng có thể do một số vi khuẩn khác gây ra như Enterococcus; Streptococcus nhóm B, nhóm A; Enterobacteriaceae; hoặc Pseudomonas spp,...
Vi khuẩn E.coli khi dính ở trên da hoặc ở gần hậu môn có thể vào trong đường tiết niệu và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể để gây bệnh. Ở nữ giới, do đường tiểu và hậu môn gần nhau hơn ở nam giới, nên nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu thường sẽ cao hơn.
Vi khuẩn cũng có thể đi vào trong đường tiết niệu thông qua sử dụng các dụng cụ y tế tiệt trùng không sạch như ống thông dùng trong y khoa, và dụng cụ dùng để tán sỏi hoặc dùng để loại bỏ các dị vật làm tắc nghẽn đường tiểu,…
Nhiễm trùng tiểu cũng có thể xảy ra do sự xâm nhiễm từ các cơ quan lân cận như nhiễm khuẩn ổ bụng, hoặc nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục, rò tiêu hóa, và rò bàng quang âm đạo.
Đối tượng hay mắc nhiễm trùng tiểu
Theo số liệu của Dự án về bệnh lý đường tiết niệu của Bắc Mỹ, có hơn 53% phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh so với 14% ở nam giới, trong đó tỷ lệ tái phát chiếm đến 20-30%. Và có tới một nửa số phụ nữ sẽ bị nhiễm trùng trùng đường tiểu ít nhất một lần trong đời. Theo cấu tạo sinh học, đường tiết niệu của phụ nữ thường ngắn và gần hơn với hậu môn, do đó vi khuẩn sẽ dễ đi từ bàng quang gây bệnh cho chị em.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng tiểu, chẳng hạn ở trẻ em như:
- Có những bất thường giải phẫu trong đường tiết niệu.
- Người bị mắc hội chứng mất khả năng thải nước tiểu – do trẻ nhịn tiểu mặc dù đang buồn tiểu.
- Những bé trai chưa cắt bao quy đầu.
- Những trẻ hay bị táo bón, có thể gây ép lên bàng quang, và ngăn chặn bàng quang tống hết nước tiểu.
- Bàng quang mất khả năng tống nước tiểu ra ngoài bình thường (bàng quang mất kiểm soát).
- Thói quen vệ sinh cá nhân kém.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng tiểu ở người lớn như:
- Quan hệ tình dục quá nhiều hoặc thường xuyên thay đổi bạn tình nhưng không dùng các biện pháp quan hệ an toàn.
- Những phụ nữ đang ở giai đoạn mãn kinh bị xáo trộn bởi thiếu nội tiết tố.
- Những người có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường.
- Những bệnh nhân đang đặt ống thông tiểu.
- Những người nằm bất động lâu ngày (chấn thương, bại liệt).
- Những bệnh nhân bị sỏi thận.
- Bệnh cũng tăng lên theo tuổi tác – người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.
- Bệnh nhân đang sử dụng biện pháp ức chế miễn dịch.
- Có thể mắc bệnh do Ttác dụng phụ của liệu pháp xạ trị hoặc thuốc hóa trị như: cyclophosphamide và ifosfamide.
3, Triệu chứng – biến chứng bệnh nhiễm trùng tiểu
Triệu chứng của bệnh nhiễm trùng tiểu
Nhiễm khuẩn đường tiểu có thể có hoặc không có triệu chứng rõ ràng. Thông thường dấu hiệu nhiễm trùng tiểu sẽ bao gồm:
- Bệnh nhân thường cảm thấy bị đau rát, tiểu buốt, tiểu sót, khó chịu mỗi khi đi tiểu: Khi bị nhiễm trùng đường tiểu, các mô đường tiết niệu sẽ bị vi khuẩn xâm nhập, nên sẽ bị viêm và trở nên rất nhạy cảm. Vì vậy khi nước tiểu đi qua các mô này, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và rất nóng rát.
- Tiểu sót: Bệnh nhân sẽ đi tiểu thường xuyên, có cảm giác buồn tiểu nhiều lần, vừa đi xong lại muốn đi tiếp, nhưng không tiểu được nhiều do bị đau, tiểu hay bị ngắt quãng.
- Bệnh nhân bị đau vùng bụng dưới: Đây được xem là dấu hiệu cảnh báo sớm bàng quang của bệnh nhân cũng bị viêm nhiễm. Bệnh nhân sẽ cảm thấy các cơn đau âm ỉ hoặc chuột rút thường xuyên hơn.
- Nước tiểu đục, và có mùi hôi: Khi bị nhiễm trùng tiểu, bệnh nhân sẽ cảm thấy nước tiểu có mùi hôi và rất đục.
- Bệnh nhân kiểm soát bàng quang kém.
Biến chứng của bệnh nhiễm trùng tiểu
Thông thường, bệnh nhiễm trùng đường tiểu rất dễ điều trị, tuy nhiên cần phải chuẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tránh bị lây nhiễm sang các bộ phận khác. Nếu để lâu có thể gây nên những biến chứng như:
- Bị viêm thận bể thận cấp.
- Bị áp xe quanh thận.
- Bị nhiễm trùng huyết, và có khả năng dẫn đến tử vong.
- Bị suy thận cấp.
- Trẻ em nếu bị dẫn đến trào ngược bàng quang niệu quản có thể gây nhiễm trùng thận nhanh chóng đưa đến bị suy thận mạn tính.
- Ở những phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh có thể gây biến chứng như: đẻ non, sảy thai, trẻ thiếu cân hoặc nhiễm trùng sơ sinh,…
- Gây ra chứng hẹp niệu đạo ở nam giới.
4, Cách phòng tránh bệnh nhiễm trùng tiểu
Thông thường để tránh bị nhiễm trùng tiểu cần phải tuân theo các biện pháp phòng tránh sau đây:
- Nên uống đủ nước mỗi ngày: Bệnh nhân có thể uống nước lọc hoặc nước ép trái cây để uống nhằm lọc đường tiết niệu và hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
- Tiến hành vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, nên lau chùi từ trước ra sau, tránh thụt rửa và xịt nước sâu vào trong khu vực âm đạo. Nên tắm bằng vòi sen hơn là tắm bồn. Mặc các loại quần lót làm từ cotton và tránh sử dụng các loại quần chật.
- Trước và sau khi quan hệ tình dục cần phải vệ sinh sạch sẽ, tránh đặt màng ngăn tinh trùng hoặc dùng thuốc diệt tinh trùng vì có thể là nguyên nhân gây viêm nhiễm.
- Nên đi tiểu thường xuyên và làm rỗng bàng quang hoàn toàn để tránh bị bệnh.
- Thuốc tránh thai có thể gây tương tác với một số loại thuốc kháng sinh khi điều trị, do đó cần phải báo cho bác sĩ biết nếu đang dùng thuốc tránh thai.
- Nếu bệnh nhân hay bị nhiễm trùng đường tiểu, bác sĩ thường sẽ kê thuốc kháng sinh để phòng ngừa bệnh.
- Có thể uống thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng và thuốc thảo dược để bổ sung khả năng đề kháng của cơ thể.
- Hạn chế sử dụng rượu bia và chất kích thích, ăn cay nóng trước và sau khi mắc bệnh.
5, Phác đồ điều trị nhiễm trùng tiểu
Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ và nam giới, gần đây các phác đồ điều trị nhiễm trùng tiểu mới nhất liên tục được cập nhật. Sau đây là một số các phác đồ điều trị bệnh hiệu quả do bác sĩ kê đơn như sau:
Phác đồ 1:
- Kháng sinh: Ciprobay 500 uống 1 viên/ lần
- Chống co thắt cơ trơn: Nospa fort 80 uống 1 viên/ lần
- Sát khuẩn đường tiết niệu: Mictablue uống 3 viên/ lần
- Thực phẩm chức năng bổ sung: Artichoke pha nước và Arginin gold uống 2 viên/ lần.
Phác đồ 2:
- Kháng sinh: Oflox 200 uống 1 viên/ lần
- Chống co thắt cơ trơn: Spalaxin 40 uống 2 viên/ lần
- Sát khuẩn đường tiết niệu: Mictablue uống 3 viên/ lần
- Thực phẩm chức năng bổ sung: Arginin gold uống 2 viên/ lần.
Phác đồ 3:
- Kháng sinh: Augmentin 1g 1 viên/ lần
- Chống co thắt cơ trơn: Spsmaverin uống 2 viên/ lần
- Sát khuẩn đường tiết niệu: Mictablue uống 3 viên/ lần
- Thực phẩm chức năng bổ sung: Trà dâu ngô pha nước
Trên đây là phác đồ điều trị tham khảo dành cho bệnh nhân. Để có thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay ngày hôm nay bạn nhé!