Nha chu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Đối tượng dễ mắc nha chu 

Nha chu là một trong những bệnh lý về răng miệng mà nhiều người gặp phải, đặc biệt là ở những người lớn tuổi. Bởi đây là căn bệnh có triệu chứng giống với các bệnh răng miệng bình thường chính vì vậy mà thường bị mọi người bỏ qua, để đến khi bệnh nặng thì răng đã tổn thương nặng và gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

Vậy để giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như các triệu chứng của bệnh nha chu. Mời bạn cùng Nhà thuốc Mariko tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Nha chu là gì?

 

Một chiếc răng khỏe mạnh thường được giữ cố định trong xương hàm bởi: xương ổ răng, dây chằng và nướu. Nướu bao quanh răng để che chở và bảo vệ các mô dễ nhạy cảm khỏi các vi khuẩn xâm nhập gây hại cho răng. Nướu tốt là cơ sở của một hàm răng tốt.

Nha chu là tổ chức xung quanh răng có chức năng nâng đỡ và lưu giữ răng trong xương.
Nha chu là tổ chức xung quanh răng có chức năng nâng đỡ và lưu giữ răng trong xương.

Bệnh nha chu là gì?

Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức ở xung quanh răng.  Nhìn chung, bệnh nha chu xuất hiện khá sớm và về khả năng xuất hiện chỉ đứng sau bệnh sâu răng. Bệnh nha chu thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi không vệ sinh răng miệng được tốt.

Nguyên nhân bệnh Nha chu

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nha chu bắt đầu bằng mảng bám, một lớp màng dính do vi khuẩn gây nên.  Nếu không được điều trị,răng rất có khả năng sẽ bị viêm nha chu:

  • Mảng bám trên răng xuất hiện khi ăn tinh bột và đường tương tác với vi khuẩn trong khoang miệng. Như các bạn đã biết việc mỗi ngày đánh răng hai lần  và dùng chỉ nha khoa sẽ giúp loại bỏ mảng bám. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc mảng bám sẽ  nhanh chóng tích tụ trở lại. 
  • Nguyên nhân bệnh Nha chu
    Nguyên nhân bệnh Nha chu
  • Mảng bám có thể cứng lại dưới đường viền nướu và biến thành cao  răng theo thời gian. Cao răng khó  loại bỏ hơn  mảng bám và cũng chứa rất nhiều vi khuẩn. Càng có nhiều mảng bám và cao răng  trên răng, chúng càng gây hại cho răng.  Chúng ta không thể loại bỏ cao răng bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa mà phải  đến nha sĩ để lấy ra.
  • Mảng bám răng có thể gây viêm nướu. Viêm nướu là tình trạng nướu xung quanh chân răng bị kích ứng và viêm một phần. Viêm nướu sẽ có thể được chữa trị hoàn toàn khi các bạn điều trị và chăm sóc răng miệng đúng cách.
  • Viêm nướu trường diễn ra có thể gây nên viêm nha chu. Cuối cùng khiến các túi nha chu phát triển giữa nướu và răng chứa đầy mảng bám, cao răng và vi khuẩn. Sau một thời gian dài, các túi này  sâu hơn và chứa nhiều vi khuẩn hơn. Nếu không được điều trị, những nhiễm trùng sâu này sẽ dẫn đến mất mô nướu và xương. Thậm chí cuối cùng  có thể bị mất một hoặc nhiều răng. Ngoài ra, ở một số trường hợp bị viêm mãn tính liên tục sẽ có thể gây nên căng thẳng và suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Các triệu chứng của bệnh nha chu

Nướu khỏe mạnh có màu hồng, cứng và vừa khít quanh răng. Các triệu chứng của bệnh nha chu có thể bao gồm:

Các triệu chứng của bệnh nha chu
Các triệu chứng của bệnh nha chu
  • Nướu bị sưng
  • Nướu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm
  • Nướu dễ chảy máu
  • Nướu không bao chặt răng, làm cho răng trông dài hơn bình thường
  • Có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu
  • Mủ giữa răng và nướu
  • Hôi miệng
  • Răng lung lay
  • Đau khi nhai
  • Người bệnh chọn phía bên không đau để nhai thức ăn

Biến chứng của bệnh nha chu 

Nếu nha chu  quá nặng và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến rụng răng, vi khuẩn gây  nha chu sẽ di chuyển qua máu của bệnh nhân theo mô nướu. Việc này có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể như động mạch vành, bệnh hô hấp, hoặc thậm chí là đột quỵ. Do đó, bệnh viêm nha chu tiến triển cần phải làm sạch răng kỹ lưỡng và sâu ở trong các đường viền nướu.

Biến chứng của bệnh nha chu 
Biến chứng của bệnh nha chu

 Phân loại bệnh nha chu 

Các loại viêm nha chu phổ biến gồm: 

  • Viêm nha chu mãn tính: Đây là loại viêm nha chu phổ biến nhất và thường gặp  ở người lớn. Loại này là do mảng bám tích tụ mà không được làm sạch đúng cách, theo thời gian sẽ phá hủy nướu và xương và cuối cùng là mất răng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức ở xung quanh răng.
    Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức ở xung quanh răng.
  • Viêm nha chu tấn công: Loại này thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Nó  tiến triển nhanh chóng và  nếu không được điều trị sẽ dẫn đến mất xương và răng.
  • Viêm nha chu hoại tử: Đặc trưng ở những người mà mô nướu bị chết, dẫn đến việc dây chằng răng và xương khi không còn mô nướu hỗ trợ nữa. Nhìn chung loại này thường xảy ra ở những người có hệ thống miễn dịch bị ức chế như điều trị ung thư, nhiễm HIV. Đây là loại viêm nha chu có  diễn biến vô cùng phức tạp nhất và khó điều trị nhất.. Do đó, người bệnh cần phải hết sức cẩn thận để phòng tránh và chú ý để điều trị.

Đối tượng dễ mắc nha chu 

Viêm nha chu có thể diễn ra ở tất cả loại đối tượng. Tuy nhiên những người mà chúng tôi liệt kê dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh nha chu cao:

  • Người đang bị viêm nướu 
  • Người không đánh răng thường xuyên 
  • Người nghiện thuốc lá, hoặc sử dụng nhiều các chất gây nghiện 
  • Người béo phì
  • Người cao tuổi 
  • Người có chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu Vitamin C
  • Người đang sử dụng các loại thuốc gây khô miệng hoặc ảnh hưởng đến nướu
  •  Người đang điều trị ung thư 
  • Người bị mắc bệnh HIV/AIDS 
  • Người mắc các bệnh như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường…

Phòng ngừa bệnh Nha chu

Để phòng ngừa nha chu, các bạn cần phải: 

  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt: điều đó có nghĩa là bạn phải đánh răng trong hai phút ít nhất hai lần một ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày. Dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng để làm sạch  thức ăn và vi khuẩn còn sót lại.
  • Đối tượng dễ mắc nha chu 
    Đối tượng dễ mắc nha chu
  • Khám răng định kỳ. Gặp nha sĩ hoặc nhân viên vệ sinh răng miệng  để cạo sạch mảng bám / cao răng ít nhất 6 đến 12 tháng một lần. Đối với những người có nguy cơ bị nha chu cao thì các bạn cần phải thường xuyên đi khám định kỳ hơn

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Nha chu

Để xác định liệu người bệnh có bị viêm nha chu hay không và mức độ nghiêm trọng của bệnh, nha sĩ sẽ thực hiện các biện pháp chẩn đoán dưới đây: 

  • Hỏi về tiền sử bệnh của bệnh nhân hoặc các yếu tố có thể góp phần gây ra hoặc khiến bệnh trầm trọng hơn, chẳng hạn như hút thuốc hoặc dùng một số loại thuốc gây khô miệng. 
  • Kiểm tra miệng để tìm  mảng bám và cao răng  và từ đó đánh giá xem mức nghiêm trọng của các mảng bám và cao răng
  • Đo độ sâu của túi nha chu giữa rãnh nướu và răng bằng cách đặt một đầu dò nha khoa bên cạnh răng và bên dưới đường viền nướu. Với nướu  khỏe mạnh, độ sâu  túi thường  từ 1 đến 3 mm. Còn đối với các túi sâu hơn 4mm là dấu hiệu của bệnh nha chu, còn nếu sâu hơn 6mm thì không thể  làm sạch hoàn toàn. 
  • Chụp X-quang nha khoa để kiểm tra tình trạng mất xương ở những vị trí mà nha sĩ đã kiểm tra về độ sâu của túi

Các biện pháp điều trị bệnh Nha chu

Điều trị có thể được thực hiện bởi nha sĩ, bác sĩ chuyên điều trị nha chu hoặc nhân viên vệ sinh răng miệng. Mục đích của điều trị nha chu là làm sạch triệt để các túi  răng và ngăn ngừa tổn thương  xương xung quanh. Đối với những người bệnh có thói quen chăm sóc răng miệng tốt hàng ngày thì việc điều trị thành công sẽ có khả năng rất cao.

Phương pháp điều trị không phẫu thuật. Phương pháp này được áp dụng ở những người bị viêm nha chu không tiến triển, điều trị có thể bao gồm các thủ tục như:

  • Cạo vôi răng loại bỏ cao răng và vi khuẩn trên bề mặt răng và bên dưới đường viền nướu. Điều này có thể được thực hiện bằng dụng cụ,  tia laser hoặc sóng siêu âm. 
  • Bào để làm nhẵn gốc và mịn bề mặt chân răng. Công đoạn này sẽ giúp ngăn ngừa sự hình thành cao răng và vi khuẩn và loại bỏ các sản phẩm phụ của vi khuẩn góp phần gây viêm / chậm quá trình chữa lành hoặc tái gắn  nướu vào bề mặt răng
  • Kháng sinh: kháng sinh tại chỗ hoặc uống sẽ có tác dụng giúp kiểm soát nhiễm trùng. Thuốc kháng sinh tại chỗ thông thường sẽ bao gồm nước súc miệng kháng sinh hoặc bôi gel có chứa kháng sinh vào khoảng  giữa răng và nướu hoặc vào túi sau khi đã làm sạch kỹ lưỡng. Tuy nhiên,  có thể cần dùng kháng sinh uống để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Phương pháp điều trị phẫu thuật. Phương pháp này dùng ở những bệnh nhân bị viêm nha chu tiến triển, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phẫu thuật nha khoa như:

  • Phẫu thuật giảm túi: Bác sĩ nha chu sẽ tạo những đường rạch nhỏ trong nướu, làm lộ chân răng lộ ra ngoài để tạo khoảng trống cho quá trình lấy cao răng và bào láng gốc răng đạt hiệu quả hơn.
  • Ghép mô liên kết lấp đầy:  Khi bệnh nhân bị mất mô nướu, phần nướu  bị tụt vào trong nên bệnh nhân cần có mô khác để thay thế và làm chắc răng. Điều này thường được thực hiện bằng cách lấy ra một lượng nhỏ mô khỏi vòm miệng hoặc nơi khác và gắn vào vị trí bị mất nướu. Điều này có thể làm giảm tình trạng thị nướu, che phủ chân răng  lộ ra ngoài và cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng của bệnh nhân.
  • Ghép xương: Phương pháp này được thực hiện ở những bệnh nhân mà viêm nha chu đã phá hủy xương xung quanh chân răng. Mảnh ghép sẽ được lấy từ các mảnh xương nhỏ của người bệnh, đôi khi cũng có thể sẽ được lấy từ  xương tổng hợp hoặc hiến tặng. Với phương pháp điều trị ghép xương sẽ giúp ngăn ngừa mất răng bằng cách giữ răng cố định, từ đó tạo nền tảng cho xương được tái tạo lại.
  • Protein kích thích mô. Phương pháp này được thực hiện bởi việc sử dụng một loại gel đặc biệt bôi vào chân răng bị bệnh. Gel này chứa các protein tương tự được tìm thấy trong sự phát triển men răng và kích thích xương, mô phát triển khỏe mạnh.
  • Bạn có thể tham khảo thêm phác đồ điều trị dưới đây.
  • NHÓM THUỐC Kháng sinh răng Chống viêm,chống phù nề Bền vững thành mạch Giảm đau Sát khuẩn răng miệng
    PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC Rodogyl Alphachoay Rutin C Efferalgan 500mg Dung dịch nha khoa Nutridentiz
    CÁCH DÙNG (viên/liều) 2 2 2 1 Súc miệng
    PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC Naphacogyl Alphachoay Rutin C Ibuprofen Betadin súc miệng
    CÁCH DÙNG (viên/liều) 2 2 2 1 Súc miệng
    PHÁC ĐỒ 3 TÊN THUỐC
    CÁCH DÙNG (viên/liều)
    PHÁC ĐỒ 4 TÊN THUỐC Dung dịch nha khoa Nutridentiz

Trên đây là tổng hợp những thông tin về nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh nha chu mà Nhà thuốc Mariko muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu và phòng tránh được căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, cập nhật liên tục để tham khảo những thông tin hữu ích từ nhà thuốc nhé!

Tags:
Contact Me on Zalo