Khó tiêu có phải là bệnh không? Làm sao để điều trị hiệu quả

Chứng khó tiêu là vấn đề mà rất nhiều người đã trải qua ít nhất 1 lần trong đời, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tình trạng trên cảnh báo bệnh gì? Thông thường sự bỏ qua hoặc nhầm lẫn trong chẩn đoán chứng khó tiêu làm cho mọi người không điều trị bệnh dứt điểm. điều đó đôi khi lại khiến bạn phải ân hận khi không khám chữa bệnh sớm hơn. Vậy chứng khó tiêu có phải là bệnh không? Và làm sao để điều trị hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!

1, Chứng khó tiêu là gì?

Khó tiêu là một tình trạng tiêu hóa gồm các nhóm triệu chứng như: bị chướng bụng đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn và nôn, hoặc đau bụng âm ỉ quanh rốn. Cần phải phân biệt chứng khó tiêu với tình trạng bị ợ nóng bởi các triệu chứng khá tương tự nhau.

Khó tiêu có thể xảy ra liên quan đến tình trạng bị trào ngược dạ dày cùng với nhiều vấn đề sức khỏe khác như nhiễm trùng, ăn uống, và sử dụng thuốc điều trị,… Trong khi đó tình trạng ợ nóng chủ yếu do người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản, đôi khi hai triệu chứng này cùng xảy ra do vấn đề dạ dày và tiêu hóa của bệnh nhân.

Thông thường khó tiêu sẽ xảy ra khi bệnh nhân có tình trạng niêm mạc dạ dày tiếp xúc trực tiếp với các acid dạ dày gây kích thích, yếu tố có thể dẫn tới chứng khó tiêu bao gồm:

  • Thói quen ăn uống và sinh hoạt của bạn không lành mạnh
  • Khó tiêu thường xảy ra sau một bữa ăn mà chúng ta đã ăn quá nhiều, quá nhanh, và tiêu thụ nhiều thức ăn giàu chất béo, hoặc cay nóng. Ăn nhiều các sản phẩm như Chocolate, soda hoặc uống nhiều bia rượu, hoặc thức uống chứa caffein cũng gây ra tình trạng khó chịu này.
  • Khó tiêu có thể xảy ra như là tác dụng phụ của thuốc, hoặc hóa chất điều trị hoặc tác dụng phụ của xạ trị

Nhiều loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra tình trạng tích tụ hơi, đầy hơi, khó tiêu cho người bệnh như:

  • Thuốc tránh thai hàng ngày, đặc biệt khi sử dụng thường xuyên.
  • Các loại thuốc kháng viêm không steroid như aspirin.
  • Các thuốc bổ sung estrogen.
  • Thuốc có chứa nitrat gây tăng huyết áp và khó tiêu.
  • Thuốc kháng sinh và các thuốc chữa bệnh tuyến giáp.

2, Nguyên nhân gây ra khó tiêu và đối tượng hay bị khó tiêu

Nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu

Đầy hơi khó tiêu, chướng bụng có thể do tình trạng ăn uống tức thời của người bệnh nhưng cũng có thể do bạn đã mắc phải một số bệnh lý tiêu hóa mãn tính trong khoảng thời gian dài. Vì vậy phân ra 2 nhóm nguyên nhân gây khó tiêu như:

Nhóm nguyên nhân tức thời gây đầy hơi khó tiêu, chướng bụng

  • Do ăn uống không đúng cách: Việc nuốt quá nhiều không khí do ăn không đúng cách khi ăn quá nhanh, hoặc uống thức uống có gas, sử dụng ống hút khi uống đồ uống, nhai kẹo cao su, ăn kẹo cứng, và mang răng giả nhưng không phù hợp, có thói quen hút thuốc, thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích như cafe, rượu, bia, … có thể tạo ra nhiều hơi ở trong bụng và gây đầy hơi, chướng bụng cho người bệnh.
  • Ăn nhiều các thực phẩm tạo hơi: Một số các loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể và được sử dụng thường xuyên có thể gây chứng đầy hơi khó tiêu như đậu, những sản phẩm từ sữa, ngũ cốc, và cải.
  • Người bệnh đang bị mắc chứng táo bón.
  • Những người thường xuyên bị căng thẳng hoặc mắc các bệnh mãn tính.

Nhóm nguyên nhân lâu dài gây đầy hơi khó tiêu, chướng bụng

  • Khó tiêu do cơ thể người dùng không dung nạp thực phẩm: Khó tiêu có thể là tình trạng cơ thể không dung nạp một chất nào đó có trong thực phẩm như gluten, lactose, và fructose. 
  • Không dung nạp gluten hay còn được biết đến là bệnh Celiac, đây là chứng rối loạn tự miễn dịch gây viêm ruột non để làm giảm sự hấp thu gluten từ các loại thực phẩm. 
  • Không dung nạp lactose sẽ xảy ra khi sử dụng những chế phẩm từ sữa và gây ra chứng đầy hơi khó tiêu. Không dung nạp fructose thường xảy ra khi ăn trái cây và một số loại rau của.
  • Do các loại vi khuẩn đường ruột phát triển quá mức: Khi lượng axit có trong dạ dày giảm hoặc cơ ruột non giảm co bóp sẽ tạo điều kiện cho hệ vi khuẩn trong dạ dày, ruột non phát triển và dẫn đến tình trạng dư thừa các loại vi khuẩn trong ruột non. Ngoài chứng đầy bụng, khó tiêu, thì tình trạng này còn có thể gây khó chịu ở bụng, đau bụng, tiêu chảy và khiến cho cơ thể mệt mỏi.
  • Do bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản của người bệnh, không chỉ gây ợ chua mà còn có thể gây các cơn đau tức vùng bụng, ngực, đầy hơi khó tiêu, nghẹn thức ăn, hôi miệng hoặc đau họng.
  • Do mắc hội chứng ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích sẽ liên quan đến việc cơ thể nhạy cảm với các dây thần kinh ở ruột, do hay bị căng thẳng, stress, do di truyền hoặc là tình trạng thức ăn ở ruột già trong thời gian quá lâu hoặc quá ngắn. Hội chứng ruột kích thích sẽ làm ảnh hưởng đến ruột và quá trình tiêu hóa, có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng bao gồm với các loại triệu chứng đầy hơi khó tiêu, chướng bụng, hoặc đau quặn bụng (có thể giảm sau khi bệnh nhân đi đại tiện), tiêu chảy, táo bón.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác của đường tiêu hóa như các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu có thể do người bệnh mắc một số bệnh lý nghiêm trọng khác ở hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, tắc ruột, hoặc nhiễm ký sinh trùng Giardia, và viêm ruột mãn tính (bệnh Crohn), …

Bên cạnh đó, việc sử dụng hoặc đang điều trị bệnh bằng một số các loại thuốc như giảm đau, kháng viêm, huyết áp, tiểu đường, kháng sinh, và tránh thai, … cũng có thể gây chứng đầy hơi khó tiêu, và chướng bụng.

Những ai hay bị khó tiêu?

  • Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh sử dụng quá nhiều các loại chất kích thích, hoặc hay ăn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. 
  • Những người thường xuyên ăn quá no so với nhu cầu và khả năng của bản thân trong thời gian ngắn.
  • Do bệnh nhân bị mắc một số bệnh về đường ruột và hệ tiêu hóa. 
  • Những người đang sử dụng các loại thuốc điều trị gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. 

3, Triệu chứng của khó tiêu và biến chứng khi không điều trị

Triệu chứng của khó tiêu

Triệu chứng khó tiêu thường rất dễ phát hiện và thường xuyên hiện ngay sau khi ăn:

  • Cảm thấy no và chướng bụng trong một bữa ăn và không thể ăn thêm cho đủ bữa như bình thường hoặc khi ăn xong có cảm giác bội thực.
  • Đôi khi có một cảm giác bỏng rát ở dạ dày hay thực quản, hoặc cồn cào nôn nao.
  • Một số người có thể cảm thấy ợ nóng, đầy hơi, hoặc buồn nôn.

Biến chứng khi không điều trị

Thông thường nếu chứng khó tiêu không do bệnh lý đều có thể tự khỏi không gây biến chứng gì cho cơ thể tuy nhiên, nếu bị khó tiêu bệnh lý gây ra khó tiêu thì bạn cần phải tìm hiểu căn nguyên gây ra chứng khó tiêu để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm này. 

Đầy hơi khó tiêu sẽ gây khó chịu ở bụng, thậm chí có thể gây đau bụng vô cùng khó chịu. Tình trạng này có thể tự khỏi và không quá nghiêm trọng phải điều trị. Tuy nhiên, nếu thường xuyên cảm thấy bị đầy bụng, khó tiêu và kèm theo các triệu chứng dưới đây, thì người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp:

  • Chán ăn, hoặc ăn không ngon miệng.
  • Thói quen đại tiện thay đổi khác thường
  • Đại tiện hoặc đi tiểu tiện ra máu.
  • Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân.
  • Cơ thể mệt mỏi, và suy nhược.

4, Phòng ngừa chứng khó tiêu hiệu quả

Cần phải thay đổi lối sống, cách ăn uống, và từ bỏ một số thói quen có hại khác, … có thể giúp phòng ngừa chứng đầy hơi khó tiêu, cụ thể như sau:

  • Ăn uống đúng cách hơn: Người bệnh cần tránh ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa, thay vào đó, có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Chú ý ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn có thể dễ dàng được tiêu hóa khi đi xuống dạ dày. Bên cạnh đó, cũng cần phải hạn chế những thực phẩm gây đầy hơi, khó tiêu như các sản phẩm từ sữa, bơ, hoặc các loại đậu, ngũ cốc, thực phẩm giàu carbohydrate khó tiêu, nhiều chất xơ, thức uống có gas, thức ăn cay nóng, và chứa nhiều axit, ….
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh hơn: Hút thuốc lá là một trong những thói quen thường làm tích tụ và dư thừa không khí trong dạ dày gây chứng đầy hơi khó tiêu, chướng bụng. Vì vậy, cần phải từ bỏ thói quen không tốt này để tránh bị đầy bụng, và khó tiêu. Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải hạn chế những chất kích thích khác như rượu, bia, và cafe, … đây là những thức uống gây đầy hơi.
  • Vận động nhẹ nhàng: Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, và tập yoga, … giúp khí trong cơ thể di chuyển tốt hơn và dễ dàng thoát ra ngoài tránh bị đầy hơi khó tiêu.
  • Chườm nóng: Khi bị đầy bụng, cần phải làm giãn cơ bụng bằng cách tắm nước ấm có thể giúp cho hơi tích tụ trong dạ dày dễ thoát ra ngoài hơn.

5, Phác đồ điều trị chứng khó tiêu

Đầy hơi khó tiêu, chướng bụng là những triệu chứng rất thường gặp của một số bệnh lý ở đường tiêu hóa. Hầu hết tình trạng này có thể tự khỏi và ngăn ngừa được hoàn toàn nếu ăn uống đúng cách, và hợp lý. Ngoài ra, một số các loại thuốc được bác sĩ chỉ định, hvà ướng dẫn cũng có tác dụng giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. 

Sau đây là một số phác đồ điều trị khó tiêu dứt điểm mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra bạn có thể tham khảo như sau:

NHÓM THUỐC

Thuốc hỗ trợ tiêu hóa Tăng vận động dạ dày Men tiêu hóa
PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC  Pancreatin 500 Cisapride 5mg Neopeptin vien
CÁCH DÙNG (viên/liều) 2 1 2
PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC  Espumisan Ibutop 50mg  Neopeptin vien
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 1 1
 ĐVT Viên Viên Viên
 LƯU Ý Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn

 

Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.

Contact Me on Zalo