Nếu như trước đây nhiều người lầm tưởng rằng chỉ tăng huyết áp mới có thể gây tai biến mạch máu não, nhưng thực tế, bệnh huyết áp thấp cũng là nguyên nhân có thể dẫn tới căn bệnh nguy hiểm này. Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng huyết áp thấp như chế độ dinh dưỡng, những người có bệnh mạn tính, hoặc bị suy giảm các chức năng, cũng có thể do các yếu tố di truyền và nhiều nguyên nhân hiện chưa được y học biết đến. Vậy huyết áp thấp là gì? Làm sao để phòng ngừa hiệu quả? Cùng chúng tôi khám phá qua bài viết sau đây bạn nhé!
1, Huyết áp thấp là gì?
Ở người bình thường, huyết áp thường dao động trong khoảng là 120/80mmHg (đây là trị số giữa huyết áp tâm thu/tâm trương). Nếu trị số huyết áp này dưới 100/60mmHg thì được cho là mắc bệnh huyết áp thấp.
Thông thường một người khỏe mạnh bình thường đo huyết áp thấp thường không có biểu hiện gì và không cần phải điều trị bởi nó không phải là bệnh. Tuy nhiên, nếu các bác sĩ chuyên khoa đã chuẩn đoán bạn mắc bệnh huyết áp thấp, thì bạn phải theo dõi và điều trị để giảm nhẹ.
Đối với những người già, hoặc người có bệnh mạn tính nếu đo huyết áp ở mức thấp nên được quan tâm điều trị dứt điểm, bởi điều này có thể gây nguy hiểm do máu không được cấp đến đủ cho tim, não hoặc các bộ phận khác trong cơ thể.
Nguy hiểm nhất trong bệnh huyết áp thấp chính là khi huyết áp bị giảm đột ngột, não bị thiếu một nguồn cung cấp máu sẽ dẫn đến bị chóng mặt, hoặc đầu óc lâng lâng. Khi thay đổi tư thế từ nằm hoặc ngồi sang đứng, huyết áp thay đổi nhanh chóng, đây là một loại huyết áp thấp thường được biết đến với tên gọi là hạ huyết áp tư thế. Hay huyết áp thấp do trung gian, đó là khi một người phải đứng quá lâu dẫn đến bị hạ huyết áp. Theo ước tính, sẽ có khoảng 10-20% những người từ 65 tuổi trở lên bị mắc bệnh huyết áp tư thế. Đó là do sự hư hại của hệ tim mạch, và hệ thần kinh chịu trách nhiệm giúp cơ thể thích ứng với những sự thay đổi đột ngột bất thường.
Ngoài ra, bệnh huyết áp thấp thường xuất hiện khi người bệnh bị tiêu chảy, hoặc xuất huyết tiêu hóa, rong kinh, hoặc rối loạn tiền mãn kinh. Biểu hiện sẽ ngày càng rõ ràng khi thay đổi tư thế đột ngột.
2, Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ bị huyết áp thấp
Nguyên nhân gây bệnh huyết áp thấp
Do mắc các bệnh lý về tim mạch
Nguyên nhân hàng đầu của việc dẫn đến mắc bệnh huyết áp thấp đó là mắc các bệnh lý về tim mạch như: bị rối loạn nhịp tim, hở van tim, hoặc suy tim,… lúc đó tim không còn đủ áp lực đẩy máu đi để nuôi các bộ phận trên cơ thể nên người bệnh dễ bị giảm huyết áp đột ngột.
Huyết áp thấp do tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc tây
Một số loại thuốc tây trong quá trình sử dụng sẽ khiến người bệnh có nguy cơ bị giảm huyết áp do tác dụng phụ của thuốc như:
- Các loại thuốc lợi tiểu.
- Các thuốc dùng để điều trị bệnh Parkinson.
- Sử dụng các thuốc chẹn beta hay alpha.
- Sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
- Người bệnh có thể bị tụt huyết áp bởi sử ảnh hưởng của thuốc gây tê sau khi trải qua các ca phẫu thuật.
Những người bị rối loạn nội tiết tố cũng có nguy cơ bị huyết áp thấp cao hơn
- Tuyến giáp – là nơi sản xuất hormon có vai trò kiểm soát nhịp tim, và huyết áp,…
- Tuyến thượng thận – là nơi điều chỉnh các phản ứng căng thẳng.
- Bạn có thể có nguy cơ cao bị mắc bệnh tăng hoặc giảm huyết áp nếu một trong hai tuyến này gặp phải vấn đề.
Người có chế độ ăn uống bị rối loạn, thiếu hụt chất dinh dưỡng
Những người bị chán ăn thường có nhịp tim giảm và có nguy cơ bị huyết áp thấp cao. Bên cạnh đó, những người bị tiêu chảy nặng, buồn nôn, hoặc nôn nhiều khiến cơ thể bị mất nhiều nước, và mất cân bằng chất điện giải gây giảm huyết áp.
Một số nguyên nhân khác gây giảm huyết áp
Huyết áp thấp có thể xảy ra bởi các nguyên nhân như sau:
- Phụ nữ đang mang thai thường huyết áp sẽ bị tụt hơn đôi chút nhưng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng nên cẩn thận hơn khi đứng lên khi đang nằm, hoặc đang ngồi,…một cách đột ngột
- Bệnh nhân bị đái tháo đường.
- Những người uống nhiều bia hay rượu.
- Những người bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng.
- Thay đổi tư thế đột ngột,…
Những đối tượng có nguy cơ bị huyết áp thấp
- Phụ nữ đang mang thai
- Người mắc bệnh tuyến giáp, tiểu đường
- Sử dụng thuốc tây có thể gây hạ huyết áp
- Những người bị trầm cảm hoặc bị Parkinson
- Những người bị kiệt sức, chán ăn
- Những người mắc bệnh gan.
3, Triệu chứng và biến chứng của bệnh huyết áp thấp
Triệu chứng biểu hiện của bệnh huyết áp thấp
- Người bệnh có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, và đứng không vững.
- Người bệnh có thể bị ngất xỉu, bị mất ý thức hay mê sảng.
- Da của người bệnh tái nhợt, và trông mệt mỏi.
- Nhịp thở bất thường, nhanh và nông hơn.
- Bị đau đầu dữ dội.
- Người bệnh đổ nhiều mồ hôi trên cơ thể.
- Khát nước,…
Biến chứng của bệnh huyết áp thấp
Hiện nay nhiều người vẫn cho rằng huyết áp cao mới là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh.
Tuy nhiên, huyết áp thấp thường không trực tiếp gây ra các biến chứng cấp cứu như tai biến mạch máu não, đột quỵ, hoặc vỡ mạch máu… như huyết áp cao, nhưng trên thực tế, bệnh huyết áp thấp cũng là nguy hiểm không kém bệnh huyết áp cao, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như.
Bị tổn thương các cơ quan do huyết áp thấp
Khi bệnh nhân thường xuyên bị tụt huyết áp, các cơ quan trong cơ thể của người bệnh như não, tim, thận,… không được cung cấp dinh dưỡng kịp thời gây tổn thương đến các cơ quan này.
Các nghiên cứu cho thấy: não bộ không được cung cấp đủ Oxy trong vòng 5 phút gây có thể khiến cho các tế bào não tổn thương không có khả năng hồi phục.
Bệnh Alzheimer do bị huyết áp thấp
Bệnh lý huyết áp thấp khiến cho não của người bệnh bị thiếu máu trong thời gian dài, các tế bào thần kinh không được nuôi dưỡng sẽ làm suy giảm chức năng thần kinh, và suy giảm trí nhớ.
Nhịp tim nhanh, choáng, và bị ngất
Đây là biến chứng hay gặp nhất của mà bệnh nhân bị huyết áp thấp hay gặp.
Bị tai biến mạch máu não
Cũng như huyết áp cao, bệnh huyết áp thấp cũng có thể dẫn tới biến chứng tai biến mạch máu não nghiêm trọng. Theo các thống kê cho rằng có tới 30% người bị nhồi máu não và 25% người bị nhồi máu cơ tim do bị huyết áp thấp.
4, Cách phòng ngừa bệnh huyết áp thấp
- Bệnh nhân bị huyết áp thấp có thể điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, bằng cách tăng lượng muối trong bữa ăn. Tuy nhiên, cần phải tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế bởi ăn nhiều muối có thể bị cao huyết áp.
- Không nên sử dụng quá nhiều bia, rượu hay những đồ uống có cồn khác,…
- Tăng cường uống nhiều nước để tránh bị mất nước, đặc biệt khi thời tiết nắng nóng rất dễ bị hạ huyết áp.
- Khi ngủ bệnh nhân nên kê cao gối.
- Tránh mang các vật nặng quá sức của bản thân.
- Tránh tiếp xúc quá lâu với nước nóng nhất là khi tắm.
- Không nên thay đổi tư thế quá đột ngột.
- Hãy luôn mang theo một ít kẹo ngọt, và socola,… trong túi để phòng ngừa cho những tình trạng giảm huyết áp đột ngột có thể xảy ra.
- Những người thường hay bị tụt huyết áp, đặc biệt đối người già và phụ nữ có thai, cần phải có máy đo huyết áp trong nhà để có thể theo dõi và kiểm soát huyết áp tốt nhất.
5, Phác đồ điều trị huyết áp thấp
Hầu hết, tình trạng tụt huyết áp thường nhẹ và không quá nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên khi bạn thường xuyên xuất hiện các triệu chứng sau đây, bạn nên đến gặp bác sĩ:
- Tầm nhìn hạn chế, và có vấn đề.
- Hay bị đổ mồ hôi nhiều.
- Bị mê sảng khi huyết áp giảm nhanh.
- Tim đập không đều, và nhanh bất thường.
- Tầm nhìn đột nhiên tối sẫm lại, trong khoảng 5s khi đứng lâu hay khi đứng lên từ tư thế ngồi hay nằm.
Để điều trị huyết áp thấp ngoài việc cải thiện chế độ sinh hoạt hàng ngày thì bạn cũng có thể sử dụng những đơn thuốc tham khảo sau đây do bác sĩ chỉ định:
NHÓM THUỐC | Thuốc điều trị huyết áp thấp | Thuốc tăng cường chức năng não | TPCN | Vitamin và khoáng chất | ||
PHÁC ĐỒ 1 | TÊN THUỐC | Fludrocortisone | Nootropin 80 | Viên uống bổ não Nhật | Thấp diệu nang tâm bình | Ferrovit |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 1 | 1 | 2 | 2 | 1 | |
PHÁC ĐỒ 2 | TÊN THUỐC | Midodrine | Stugeron | Thấp diệu nang Tâm Bình | Magie B6 corbie | |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 1 | 1 | 2 | 2 | ||
ĐVT | Viên | Viên | Viên | Viên | Viên | |
LƯU Ý | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn |