Hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng lớn đến giao tiếp và cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân để chữa trị dứt điểm tình trạng hôi miệng là điều cực kỳ quan trọng.
Chính vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay Nhà thuốc Mariko xin chia sẻ tới bạn đọc một số nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hôi miệng hiệu quả. Mời bạn cùng tham khảo chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh Hôi miệng là gì?
Hôi miệng là triệu chứng thường gặp, tuy không gây ra nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày của người bệnh. Khi nói cười hoặc thậm chí thở bằng miệng thì người bị hôi miệng sẽ phát ra hơi thở có mùi hôi khó chịu..
Nguyên nhân gây hôi miệng
Nguyên nhân chính gây hôi miệng là do trong khoang miệng giải phóng các hợp chất lưu huỳnh, đây là những chất dễ bay hơi làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Vi khuẩn gây hôi miệng
Sự hình thành các hợp chất lưu huỳnh có thể do vi khuẩn kỵ khí Gram Âm gây ra, có chức năng phân giải protein nên tạo ra các hợp chất này. Các vi khuẩn này thường xuất hiện ở những nơi ứ đọng trong khoang miệng như túi nha chu, lưỡi, kẽ răng hoặc trong ổ sâu răng. Ăn uống, hôi miệng sau một thời gian vệ sinh sạch sẽ sẽ biến mất. Nếu không được loại bỏ, chúng sẽ gây ra tình trạng hôi miệng.
Hôi miệng tạm thời
Hôi miệng tạm thời là khi bạn dùng một số đồ uống, thực phẩm và bị hôi miệng, nhưng sau một thời gian vệ sinh là sẽ hết. Điều đó là bởi vì thực phẩm và đồ uống bạn tiêu thụ ảnh hưởng đến quá trình phân hủy để tạo ra sulphur trong miệng, khiến hơi thở có mùi.
Thức ăn gây khô miệng: rượu bia, thuốc lá, thức ăn nhiều đạm, thức ăn nhiều đường như sữa,… Khi bị thủy phân trong khoang miệng, chúng sẽ giải phóng ra các axit amin chứa nhiều hợp chất sulphur gây ra hôi miệng.
Hành, tỏi: thực phẩm có chứa hàm lượng sulphur rất cao, có thể đi vào máu và giải phòng ở phổi, sau đó đào thải ra ngoài qua đường hô hấp.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có tác động lớn đến màng nhầy niêm mạc miệng và làm cho chất nhầy bị khô, không những thế còn thuốc lá cũng làm tăng mức độ các chất dễ bay hơi trong miệng và phổi. Từ đó, chúng khiến tình trạng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn.
Việc giảm sản xuất cũng như tiết nước bọt khi ngủ cũng chính là nguyên nhân gây ra chứng khô miệng tạm thời, dẫn đến hơi thở có mùi vào sáng hôm sau thức tỉnh.
Hôi miệng do các vấn đề trong khoang miệng
Có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng xuất phát từ miệng, trái ngược với hôi miệng tạm thời hoặc do vi khuẩn, chúng đều do các bệnh lý hoặc các vấn đề trong miệng gây ra.
– Viêm nha chu, viêm nướu: các bệnh lý gây hôi miệng như: viêm nha chu, viêm nướu, viêm nướu hoại tử cấp tính, viêm loét nướu, viêm nha chu, áp xe, viêm loét…
– Các lở loét ác tính hoặc tại chỗ cũng có thể gây hôi miệng.
– Ảnh hưởng của một số loại thuốc xạ trị, hóa trị.
– Giảm tiết nước bọt.
– Hội chứng Sjogren.
– Nấm Candida ở vùng miệng.
– Các bệnh về xương: viêm tủy xương, hoại tử xương, viêm ổ răng khô và bệnh ác tính khác cũng là nguyên nhân gây ra hôi miệng.
Hôi miệng do các nguyên nhân khác
Hôi miệng dai dẳng có thể do các nguyên nhân bên ngoài khoang miệng.
– Một số loại thuốc có thể gây hôi miệng gồm amphetamine, chloral hydrate, phenothiazines, dimethyl sulfoxide, cytostatics, disulfiram, nitrate và nitrite.
– Bệnh toàn thân: Các bệnh về đường hô hấp, viêm nhiễm mũi họng như viêm xoang, viêm amidan,…
– Viêm dạ dày – ruột: Trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng..
– Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày và cũng là nguyên nhân gây hôi miệng dai dẳng.
– Các bệnh về gan, thận, tiểu đường: Người mắc các bệnh này cũng có thể bị hôi miệng do quá trình phân hủy mỡ trong cơ thể.
– Hội chứng mùi cá thối: Do rối loạn chuyển hóa, cơ thể không thể chuyển hóa trimethylamine trong thức ăn có mùi tanh nên chất này sẽ tích tụ trong gan trước khi thải ra ngoài, một hội chứng rất hiếm gặp và theo di truyền.
Phương pháp điều trị hôi miệng hiệu quả
Hoàn toàn có thể chữa trị hôi miệng nếu bạn biết chính xác nguyên nhân gây ra và từ đó có hướng điều trị thích hợp.
– Điều trị nguyên nhân từ răng miệng: vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ sau khi ăn; điều trị sâu răng, viêm nướu và những bệnh lý trong khoang miệng; giữ cho miệng ẩm bằng cách uống nước.
– Điều trị bệnh tai mũi họng như viêm mũi xoang, cắt amidan, viêm họng hạt, …
– Điều trị bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng, viêm gan mật và những bệnh lý khác của đường tiêu hóa…
– Tránh thực phẩm có thể gây ra mùi hôi ở miệng. Ăn nhiều trái cây và rau; ăn ít thịt và chất béo, tránh những loại pho mát có mùi nặng. Tránh uống quá nhiều rượu bia, thuốc lá…
– Nước súc miệng nên dùng vào buổi tối bởi đây là thời gian vi khuẩn hoạt động mạnh.
– Khám nha sĩ đều đặn 6 tháng/lần để kiểm tra răng, cạo vôi răng và khám các bệnh răng miệng.
Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh hôi miệng được các chuyên gia và y bác sĩ nghiên cứu bạn có thể tham khảo qua nhé!
NHÓM THUỐC | Thuốc uống | Dùng ngoài | Nếu hôi miệng do xoang ( Điều trị xoang ) | ||
PHÁC ĐỒ 1 | TÊN THUỐC | • Thuốc trị hôi miệng Breath Pearls. | Nước xúc miệng Valentine | Xoangtos | Xịt Biotaki |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 2 | ngày 3 lần | 2 | 4-6 lần | |
PHÁC ĐỒ 2 | TÊN THUỐC | Thuốc trị hôi miệng Detoxic | Listerin bạc hà | Xoangtos | Xịt Biotaki |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 2 | 4-6 lần |
Phòng ngừa hôi miệng tái phát
– Đánh răng sau khi ăn: Bạn có thể để bàn chải đánh răng tại nơi làm việc để sử dụng sau khi ăn. Bạn nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, đặc biệt là sau bữa ăn.
– Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn: Dùng chỉ nha khoa loại bỏ các vụn thức ăn trong kẽ răng để ngăn ngừa hôi miệng do ăn uống.
– Bàn chải lưỡi: Lưỡi của bạn chứa nhiều vi khuẩn và là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển vì nó chứa các mảnh thức ăn tích tụ. Do đó, hãy chải lưỡi hàng ngày để ngăn ngừa mùi hôi hiệu quả. Người có lưới trắng tức là đang có nhiều sự phát triển quá mức của vi khuẩn nên cần vệ sinh hàng ngày để tránh hôi miệng.
– Làm sạch răng giả hoặc niềng răng: Nếu bạn đeo niềng răng hoặc mắc cài, hãy làm sạch chúng kỹ lưỡng ít nhất một lần một ngày hoặc theo chỉ dẫn của nha sĩ.
– Tránh khô miệng: Để tránh khô miệng, hãy uống đủ nước mỗi ngày. Nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt. Đối với chứng khô miệng mãn tính, nha sĩ hoặc bác sĩ có thể kê đơn chế phẩm nước bọt nhân tạo hoặc thuốc uống kích thích tiết nước bọt.
– Tránh hút thuốc lá, hạn chế uống cà phê, nước ngọt hay rượu bia: chúng không những không tốt cho sức khỏe mà còn làm xấu cơ thể.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn: Tránh các loại thực phẩm như hành và tỏi có thể gây hôi miệng.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh hôi miệng mà Nhà thuốc Mariko muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có được những kiến thức bổ ích nhất nhé!