Hiện nay có khoảng 20% dân số Việt Nam mắc các bệnh về đường tiêu hóa trong đó có hội chứng ruột kích thích. Đây là một con số đáng lo ngại trong khi nhận thức về chứng bệnh này của người dân nước ta vẫn còn rất hạn chế. Vậy hội chứng ruột kích thích là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!
1, Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích có tên tiếng Anh là irritable bowel syndrome-IBS đây là hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng. Bệnh thường xảy ra tái đi tái lại nhiều lần nhưng khi thăm khám và làm xét nghiệm đều không tìm thấy các tổn thương trong giải phẫu cũng như tổ chức sinh hoá ở ruột. Ở Việt Nam hội chứng ruột kích thích còn được gọi là viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng chức năng hoặc bệnh viêm đại tràng mãn tính.
Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh đường ruột phổ biến nhất hiện nay với tỷ lệ mắc từ 5-20% dân số, tuỳ thuộc vào các vùng dân cư. Hội chứng ruột kích thích tuy lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại có tác động lớn ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh rất nhiều.
2, Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích và những người có nguy cơ mắc bệnh
Nguyên nhân gây bệnh hội chứng ruột kích thích
Hiện nay, dù đã có nhiều nghiên cứu được đưa ra nhưng nguyên nhân chính xác của hội chứng ruột kích thích (IBS) vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các kết luận y khoa chỉ ra rằng yếu tố dẫn đến hội chứng này có thể đến từ các vấn đề của đại tràng hoặc hệ thống miễn dịch của người bệnh quá nhạy cảm. Ngoài ra, hội chứng này còn có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như:
- Bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Trong hệ tiêu hóa của mỗi người có hàng nghìn tỷ loại vi khuẩn, chúng sẽ giúp phân hủy thức ăn của chúng ta mỗi ngày, sự thay đổi về số lượng hoặc bị mất cân bằng tỷ lệ lợi khuẩn trong ruột cũng góp phần gây nên hội chứng ruột kích thích.
- Do yếu tố thực phẩm: Dị ứng thực phẩm hoặc chứng không dung nạp lactose cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hội chứng ruột kích thích.
- Tâm lý căng thẳng, và gặp phải các vấn đề như sự ức chế tinh thần sẽ làm ảnh hưởng khá nhiều đến “bộ máy” tiêu hóa.
- Do yếu tố di truyền: nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thì khả năng bạn sẽ bị mắc hội chứng ruột kích thích khá cao.
- Do thay đổi nội tiết tố.
- Tác dụng phụ từ sử dụng thuốc kháng sinh liều cao và kéo dài.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh
Hội chứng ruột kích thích có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, không phân biệt tuổi tác tuy nhiên có một số những nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như:
- Những người có lối sinh hoạt không lành mạnh
- Những người dễ bị căng thẳng, và chịu nhiều áp lực
- Những người có người thân trong gia đình bị hội chứng IBS
- Những người đang trong độ tuổi vị thành niên trở lên
Ngoài ra, theo các cuộc khảo sát y khoa thì cứ 100 người thì có 10 – 15 người sẽ bị mắc hội chứng ruột kích thích. Trong đó bệnh nhân nữ có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp đôi bệnh nhân nam. Và hội chứng này thường xảy ra với những nữ giới trong kỳ kinh nguyệt.
Ở một số vùng ven, do điều kiện thiếu thốn và vệ sinh không đảm bảo hội chứng ruột kích thích ở trẻ em cũng diễn ra phổ biến. Vì vậy bạn nên cẩn thận vì ai cũng có thể mắc bệnh.
3, Triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Triệu chứng hội chứng ruột kích thích sẽ bao gồm các thể chính như sau: đau bụng, táo bón và tiêu chảy.
- Đau bụng: Đau không có nguyên nhân cụ thể, không có vị trí nhất định, có thể đau bụng dọc khung đại tràng, đau nhiều hơn sau khi ăn hoặc nhiều khi chưa ăn xong đã có cảm giác đau, khi ăn thức ăn lạ, hoặc thức ăn để lâu. Cảm giác có thể đến nhanh hoặc đau lâu dài ngày, hoặc thi thoảng mới bị.
- Bị táo bón và tiêu chảy: Phân táo thường kèm theo chất nhầy bọc ngoài phân. Một điểm cần lưu ý là phân trong trường hợp này phân không bao giờ lẫn máu, nếu có thì chắc chắn là bệnh khác không phải là hội chứng ruột kích thích.
Ngoài các triệu chứng chính đã kể trên, các rối loạn khác có thể gặp phải là:
- Bụng đầy hơi, và cảm giác nặng bụng.
- Nhức đầu hoặc Mất ngủ.
- Trung tiện nhiều, hoặc cảm giác đi chưa hết phân.
Các triệu chứng này không đặc thù và có thể thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn uống. Vì vậy nếu các biểu hiện trên lặp lại nhiều lần và không rõ nguyên nhân cần thăm khám để tìm ra bệnh.
4, Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
Vì nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích hiện nay vẫn chưa rõ ràng nên chưa có nguyên tắc chuẩn mực nào để phòng tránh. Tuy nhiên, có thể thực hiện các phương pháp sau để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh như sau:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Cố gắng ăn vào một thời gian cố định trong ngày và không bỏ bữa.
- Bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ như rau củ quả.
- Tránh các loại thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ, và thực phẩm khó dung nạp lactose, thực phẩm cay.
- Uống đủ nước theo nhu cầu của cơ thể.
- Tránh các loại đồ uống có ga và các chất kích thích như rượu, bia, và cà phê.
- Không ăn các thức ăn để lâu hoặc có điều kiện bảo quản không tốt.
- Không ăn các loại thức ăn khó tiêu, dễ gây đầy hơi: khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả nhiều đường như cam, quýt, và xoài, mít.
- Sử dụng các loại thuốc tiêu chảy và thuốc nhuận tràng theo kê toa của bác sĩ.
- Tập thể dục thường xuyên, và cố gắng có những vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Luyện tập thư giãn, không để bị trầm cảm, hoặc lo lắng quá mức.
5, Phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích hiệu quả
Điều trị hội chứng ruột kích thích là một khó khăn chung cho cả Tây y và Đông y, mặc dù điều trị nhưng bệnh rất dễ tái phát, gây ảnh hưởng không nhỏ đến người bệnh. Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc như sau: Thuốc bổ sung chất xơ; Thuốc chống tiêu chảy; Thuốc kháng cholinergic và chống co thắt; Thuốc chống trầm cảm; và Thuốc kháng sinh…
Một số phác đồ điều trị bệnh hiệu quả bạn có thể tham khảo như:
NHÓM THUỐC | Giảm co thắt cơ trơn | Men vi sinh | Thuốc hỗ trợ tiêu hóa | Vitamin và khoáng chất | ||
PHÁC ĐỒ 1 | TÊN THUỐC | Buscopan | Entegromina | Motilium M | Loperamid 2mg ( nếu tiêu chảy) | Zin C 70mg |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | |
PHÁC ĐỒ 2 | TÊN THUỐC | Nospa fort | Biolactomin | Simethicon | Mộc hoa trắng | Tràng Phục Linh Plus |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | |
ĐVT | Viên | Viên | Viên | Viên | Viên | |
LƯU Ý | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn |