Hoại tử: Nguyên nhân, Triệu chứng & Cách điều trị hoại tử hiệu quả

Hoại tử là một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Những vết tổn thương da bị hoại tử rất lâu lành và ảnh hưởng lớn đến sức cũng như tính mạng của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. 

Vậy hoại tử nguyên nhân do đâu? Những triệu chứng cũng như mức độ nhận biết như thế nào? Khi bị hoại tử cần điều trị theo phác đồ như thế nào hiệu quả. Mời bạn cùng các chuyên gia tại Nhà thuốc Mariko tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Hoại tử là gì?

Hoại tử da – vết thương là tình trạng các mô và tế bào chết dần  do các tác động bên ngoài. Tế bào chết trong quá trình hoại tử khác với tế bào già, chúng chết dần theo thời gian. Hoại tử thường sẽ gây ra rất nhiều tác hại xấu cho sức khỏe thậm chí khi nặng có thể gây tử vong. Tong các vết hoại  tử luôn có các mô tế bào  chết và các mảnh vụn tế bào, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi nhanh chóng.

Hoại tử da - vết thương là tình trạng các mô và tế bào chết dần do các tác động bên ngoài.
Hoại tử da – vết thương là tình trạng các mô và tế bào chết dần do các tác động bên ngoài.

Khi có mô hoại tử, nó sẽ làm chậm quá trình chữa lành vết thương. Thông thường, để vết thương mau lành, cần phải cắt bỏ hoàn toàn phần mô hoại tử để tránh lây lan sang những vùng tế bào mô lành. Những tế bào, mô bị chết không được cung cấp máu  đầy đủ để nuôi dưỡng được gọi là hoại thư.

Hoại tử vết thương  bao gồm hoại tử  da,  cơ và gân. Mức độ nguy hiểm cũng tăng dần từ ngoài vào trong. Tìm dấu hiệu sớm của hoại tử  khi hoại tử chưa xâm nhập sâu vào gân và cơ sẽ hạn chế được một cách tối đa hậu quả về sau cũng như giúp quá trình theo dõi, điều trị và phục hồi vết thương diễn ra một cách thuận lợi hơn.

Về phân loại hoại tử, thông thường sẽ là 2 loại như: 

  • Trường hợp hoại tử khô: Vết hoại tử không có dịch, màu nâu hay đen và có thể bong tróc mảng da hoại tử.
  • Trường hợp hoại tử ướt: Vết hoại tử bị llở loét, gồm mô chết và dịch vàng hay nâu đỏ.

Nguyên nhân hình thành hoại tử vết thương

Hoại tử có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có  nguyên nhân khách quan, cũng có nguyên nhân hình thành do  chủ quan của mỗi cá nhân. Và những nguyên nhân ấy gồm có:

  • Nguyên nhân đầu tiên và thường gặp của hoại tử có thể do chấn thương, bao gồm cả những tác nhân vật lý như: tai nạn,  bầm tím, v.v. hoặc do sinh học như: miễn dịch tấn công, thiếu oxy,….và hóa học như: bỏng axit …
  • Hoại tử có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan, cũng có nguyên nhân hình thành do chủ quan của mỗi cá nhân
    Hoại tử có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan, cũng có nguyên nhân hình thành do chủ quan của mỗi cá nhân
  • Tắc mạch cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến  hoại tử vô mạch và hoại tử. Nguyên nhân là do  không có đủ lượng máu cung cấp  để nuôi dưỡng các tế bào và mô, dẫn đến cái chết của mô
  • Do vết thương bị viêm, nhiễm trùng nặng, lây lan một cách nhanh chóng
  • Hoại tử cũng có thể gây nên do biến chứng của bệnh tiểu đường. Bởi khi lượng đường trong máu cao, mạch máu bị tổn thương sẽ ức chế quá trình chuyển hóa nội bào quan trọng khiến các mô, tế bào nhạy cảm hơn, dễ nhiễm trùng, dễ mất  cảm giác đau. Do đó, một số vết loét ở chân do tiểu đường thường rất nghiêm trọng khó phát hiện ra. 
  • Một nguyên nhân khác là do sự chủ quan khi bị các vết thương nhỏ. Nhiều người rất chủ quan và không để tâm nhiều đến vết thương nhỏ. Nhưng tùy cơ địa mỗi người mà có người nhanh lành  vết thương nhỏ, nhưng cũng có trường hợp vết thương có thể bị nhiễm trùng nếu cơ quan điều trị chăm sóc không đúng cách.
  • Hoại tử do hút thuốc  quá nhiều. Nguyên nhân của vấn đề này là do uống quá nhiều thuốc lá dẫn đến mạch máu bị thu hẹp, máu lưu thông  kém  ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng của các mô mềm và tế bào. Trên thực tế, những người nhập viện với tình trạng hoại tử tứ chi  có liên quan đến việc sử dụng thuốc lá quá mức.
  • Cũng có thể tế bào ung thư của bệnh nhân bị chết và gây hoại tử. 
  • Nhọt, vết  loét nếu không được điều trị kịp thời có thể bị nhiễm trùng và hoại tử hoàn toàn.

Triệu chứng nhận biết hoại tử da – vết thương

Tình trạng hoại tử có thể xảy ra khắp cơ thể người bệnh và ở mọi đối tượng không có ngoại lệ. Nếu người bệnh có vết thương và  vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng sẽ có nguy cơ bị hoại tử. Các dấu hiệu ban đầu của hoại tử  bao gồm:

Tình trạng hoại tử có thể xảy ra khắp cơ thể người bệnh và ở mọi đối tượng không có ngoại lệ.
Tình trạng hoại tử có thể xảy ra khắp cơ thể người bệnh và ở mọi đối tượng không có ngoại lệ.
  • Vết thương viêm bị phù nề, sưng đỏ
  • Tại vị trí  hoại tử, người bệnh  cảm thấy đau nhức, khó chịu, ban đầu là những cơn đau nhói, nhưng sau đó không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng  có dấu nặng hơn, dữ dội hơn
  • Vết hoại tử xuất hiện các dấu hiệu như: chảy dịch, mủ vàng hoặc xanh.
  • Vùng da hoại tử cũng  thay đổi rõ rệt, da khô dày hơn, có màu nâu, đen hoặc rám nắng. Ngoài ra, ở một số vết thương bị hoại tử, có thể thấy toàn thân có màu xanh lá, vàng hoặc nâu. 
  • Hoại tử có mùi  tanh hôi vô cùng khó chịu
  • Các vết loét hoại tử cũng xuất hiện bọt trắng. Dấu hiệu này để cảnh báo sự xâm nhập nhanh chóng của vi khuẩn vào vết thương 
  • Trong một số trường hợp, ở những vết thương bị hoại tử nặng, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng sốt cao, suy kiệt cơ thể, đau đớn, buồn nôn, tiêu chảy …

Giải pháp điều trị hoại tử hiệu quả

Bất cứ bộ phận nào trên cơ thể  có dấu hiệu hoại tử  đều gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Khi vết thương bị hoại tử, việc điều trị cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Mức độ hoại tử nhẹ hơn thì việc điều trị giúp vết thương phục hồi càng diễn ra nhanh hơn và ngược lại. Thông thường, việc điều trị hoại tử cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản  sau:

Cắt bỏ phần hoại tử để tránh hoại tử các mô xung quanh. Nếu hoại tử đã lan quá xa, bác sĩ có thể cân nhắc việc loại bỏ tất cả các mô xung quanh
Cắt bỏ phần hoại tử để tránh hoại tử các mô xung quanh. Nếu hoại tử đã lan quá xa, bác sĩ có thể cân nhắc việc loại bỏ tất cả các mô xung quanh
  • Bản chất của điều trị vết thương  hoại tử là loại bỏ  mô  chết vì nó không thể tự tái tạo. Chúng ta không nên tự cắt bỏ mô chết mà hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để  bác sĩ  đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ không chỉ giúp chúng ta loại bỏ được những mô hoại tử mà còn có thể kê các đơn thuốc kháng sinh kháng viêm tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau của bệnh nhân.  Các bạn cần nhớ rằng việc  không xử lý đúng cách vết thương bị hoại tử còn gây ra rất nhiều nguy hiểm, thậm chỉ là nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm soát tốt lượng đường trong máu  là cần thiết. Khi đó  sẽ làm giảm  tổn thương mạch máu và hệ thần kinh do tiểu đường gây nên. Phát hiện trước khi hoại tử  tiểu đường sẽ chữa khỏi nhanh chóng.
  • Ngoài việc điều trị để loại bỏ các mô chết hoại tử, các bạn cũng cần phải nạp vào cơ thể các chất dinh dưỡng lành mạnh để giảm viêm, sưng tấy, tiết dịch. Nếu các bạn gặp phải những vết thương hở nặng thì nên tránh ăn đồ nếp. Vì ăn đồ nếp có thể gây nên mưng mủ và đau nhức hơn cho vết thương. Lựa chọn  thực phẩm phù hợp, lành tính theo hướng dẫn của bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị hoại tử.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá trong quá trình điều trị, vì đây là  nguy cơ dẫn đến hoại tử tứ chi do tắc nghẽn mạch máu.
  • Trong quá trình điều trị vết thương hoại tử các bạn cũng tuyệt đối không được chủ quan với những vết thương nhỏ. Dù lớn hay nhỏ, một khi đã bị nhiễm trùng  thì mức độ nghiêm trọng không khác gì những vết thương lớn.
  • …..
  • NHÓM THUỐC Điều trị tại chỗ
    PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC  Dung dịch xịt kháng khuẩn , tái tạo da nhanh lên mô hạt BIOTAKI
    CÁCH DÙNG (viên/liều)

Nguyên tắc điều trị vết thương hoại tử

Nhìn chung, quá trình chăm sóc và điều trị vết thương bị hoại tử sẽ được thực hiện dựa trên 3 nguyên tắc chính:

  • Cắt bỏ phần hoại tử để tránh hoại tử các mô xung quanh. Nếu hoại tử đã  lan quá xa, bác sĩ có thể cân nhắc việc loại bỏ tất cả các mô xung quanh. 
  • Bất cứ bộ phận nào trên cơ thể có dấu hiệu hoại tử đều gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.
    Bất cứ bộ phận nào trên cơ thể có dấu hiệu hoại tử đều gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh.
  • Làm sạch vết thương bằng dung dịch sát trùng. Để kiểm soát nhiễm trùng, cần đảm bảo vết thương sạch sẽ, tránh bội nhiễm gây tổn thương nặng hơn.
  • Nếu cần có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt và kháng sinh  theo chỉ định  của bác sĩ.

Nếu các bạn thực hiện đúng theo 3 nguyên tắc này, tình trạng hoại tử của các bạn sẽ được cải thiện nhanh chóng, tránh được các nguy cơ gây tổn hại đến sức khỏe cũng như tính mạng.

Dưới đây là phác đồ điều trị được các y bác sĩ và chuyên gia đầu ngành nghiên cứu, bạn có thể tham khảo qua:

Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin liên quan đến nguyên nhân, triệu chứng cũng như các điều trị và phòng tránh bệnh hoại tử mà Nhà thuốc Mariko muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có những kiến thức bổ ích nhất. Để được tư vấn ục thể bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 18001202 để được chuyên gia tư vấn cụ thể nhất nhé!

Tags:
Contact Me on Zalo