Hắc lào: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị hiệu quả
Triệu chứng của bệnh hắc lào

Hắc lào hay còn gọi là nấm da, tình trạng bệnh lý này có xu hướng lây lan rất nhanh ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Ngoài ra, loại nấm da này cũng có thể lây lan từ người này qua người khác. Vậy làm sao để phòng tránh và chữa trị bệnh hắc lào hiệu quả nhất. Mời bạn cùng Nhà thuốc Mariko tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Hắc lào là gì?

Hắc lào là một loại bệnh lý ở da và móng bị gây nên bởi nhiễm nấm. Do đó hắc lào cũng có thể được gọi với cái tên là nấm da. Có xấp xỉ khoảng 40 loài nấm khác nhau có thể ra tình trạng da liễu này, nhưng phổ biến nhất bao gồm:

  • Trichophyton
  • Microsporum
  • Epidermophyton

Tùy theo vùng da bị nhiễm nấm mà chúng có thể được gọi tên chúng bằng nhiều cách khác nhau. Một số khu vực thường bị nấm da gồm:

Tổn thương ban đầu sẽ xuất hiện dưới dạng các đám nhỏ như hình bầu dục hoặc hình đồng xu
Tổn thương ban đầu sẽ xuất hiện dưới dạng các đám nhỏ như hình bầu dục hoặc hình đồng xu
  • Bàn chân (nấm bàn chân, hay còn gọi là bàn chân vận động viên)
  • Háng, mặt trong đùi hay mông (nấm bẹn)
  • Da đầu
  • Bàn tay
  • Móng chân hoặc móng tay (nấm móng)
  • Các phần khác của cơ thể, như cánh tay hoặc chân

Nhìn chung, hắc lào là một bệnh da liễu khá phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Tuy nhiên ở những đối tượng có hệ miễn dịch yếu (như trẻ em) sẽ có nguy cơ mắc cao hơn.

Tổn thương da:

Tổn thương ban đầu sẽ xuất hiện dưới dạng các đám nhỏ như hình bầu dục hoặc hình đồng xu,  phân ranh giới rõ ràng, sau đó lan dần từng đám sẽ liên kết với nhau tạo thành mảng  hình đa cung hơi nổi nhẹ trên bề mặt da. 

Hắc lào là một loại bệnh lý ở da và móng bị gây nên bởi nhiễm nấm
Hắc lào là một loại bệnh lý ở da và móng bị gây nên bởi nhiễm nấm

Màu sắc:

Nâu hoặc đỏ, thường gây bong tróc, vảy có cạnh sắc, ngứa  tại vị trí tổn thương. Một số trường hợp có thể kèm theo  mụn mủ vàng hoặc mụn nước nhỏ do  bội nhiễm bởi việc gãi hoặc cào.  Làm trầy xước da tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. 

Nấm hắc lào có thể lây  cho người khác khi tiếp xúc hoặc  dùng chung đồ vật với người  bệnh trong thời gian tổn thương đang bong tróc vảy da và có mẩn đỏ..

Nguyên nhân hắc lào là gì?

Hắc lào là một bệnh  truyền nhiễm do nấm gây ra. Chúng giống như  ký sinh trùng sống ở trên bề mặt các tế bào của lớp da ngoài cùng. Các loại nấm gây ra bệnh này được gọi với cái tên là dermatophytes

Hắc lào là một bệnh  truyền nhiễm do nấm gây ra
Hắc lào là một bệnh  truyền nhiễm do nấm gây ra

Nấm da có thể sẽ được lan truyền theo những cách thức sau:

  • Tiếp xúc giữa người với người: Bệnh hắc lào thường lây lan khi tiếp xúc trực tiếp da với  người bệnh. 
  • Tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh: Bạn có thể bị nấm da sau khi chạm vào động vật mang mầm bệnh. Những loại nấm da này có thể lây nhiễm sang người khi chăm sóc và chải lông cho vật nuôi như mèo, chó, bò,….
  • Tiếp xúc với đồ vật: Bạn có thể bị nhiễm nấm da sau khi chạm vào đồ vật hoặc bề mặt mà người / động vật nhiễm bệnh gần đây đã chạm vào, chẳng hạn như: quần áo, lược và bàn chải,khăn tắm, khăn trải giường, ….
  • Tiếp xúc với đất: Nhìn chung trường hợp này tương đối hiếm, bệnh hắc lào được truyền sang người sau khi  tiếp xúc với  đất bị nhiễm nấm bệnh, khả năng này  chỉ phát sinh khi  tiếp xúc lâu với  nguồn đất có mầm bệnh

Triệu chứng của bệnh hắc lào

  • Triệu chứng phổ biến nhất là ngứa. Đôi khi xảy ra hiện tượng bong tróc hoặc tróc da.
  • Bệnh hắc lào bắt đầu xuất hiện trên cơ thể dưới dạng các mảng nổi nhẹ  có hình bầu dục hoặc hình vòng, màu đỏ hoặc nâu, xuất hiện trên da và gây ngứa. Vùng da này có thể nổi thành từng mảng, bề mặt cũng có vảy với các  cạnh sắc  hoặc  mụn nước nhỏ bị phồng rộp
  • Trong quá trình xuất hiện mẩn đỏ và có vảy, bệnh có thể lây truyền cho  người khác. Gãi hoặc cào vào chỗ ngứa có thể gây sưng tấy, tiết dịch và  nhiễm trùng..
  • Triệu chứng của bệnh hắc lào
    Triệu chứng của bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào thường phát triển ở thâm mình hoặc chân. Có nhiều loại nấm da bao gồm:

  • Nấm da đùi – là một bệnh nấm da thường xảy ra ở mặt trong của đùi. Nấm da đùi thường gây  đau  và ngứa dữ dội, thường kèm theo phát ban đỏ, các mảng nấm thường có hình vòng và có khả năng lan ra ở những vùng nếp gấp của cơ thể   Vùng da bị phát ban thường  xuất hiện  sưng tấy và có màu da khác với màu da của các vùng xung quanh.
  • Nấm da chân: Là một loại bệnh nấm da thường xuất hiện ở vùng giữa các ngón chân và ở mặt mu bàn chân. Nấm da châm  thường gây  ngứa, nổi mẩn đỏ, bong tróc  da chết, bỏng rát, và có mùi mốc hoặc khó chịu. Ở lớp da khô có thể bong tróc hoặc nứt nẻ. Tình trạng ngứa ngáy thường nặng hơn ở khu vực giữa các ngón chân.
  • Bệnh nấm da đầu: Các triệu chứng  đầu tiên là nổi mẩn đỏ và sưng tấy ở vùng da đầu, sau đó là rụng tóc. Tóc bị nhiễm bệnh thường trở nên yếu và dễ rụng. Có thể xuất hiện  mụn mủ được kết thành dạng như tổ ong hoặc những vùng da bị phồng rộp với mủ. Một số người có thể bị sưng hoặc hoại tử da, kèm theo tình trạng   chảy nước. Bệnh nấm da nặng có thể gây sốt và dẫn đến viêm hạch bạch huyết.
  • Nấm da đa sắc: Thường không có triệu chứng, nhưng một số người bị ngứa nhẹ và tăng tiết mồ hôi. Nhiễm nấm có thể khác nhau về màu sắc  và kèm theo nhứng vết đốm nhỏ, có thể là màu nâu sậm, hoặc trắng hồng và có bờ viền rõ rệt. Vảy màu nâu sẫm và có  viền rõ ràng. Nó thường xuất hiện trên cánh tay trên,  cổ , ngực, lưng, đôi khi ở mặt. Da sáng có thể có đốm nâu nhạt hoặc  hồng, nhưng da sẫm màu  có thể có đốm màu sáng hoặc sẫm màu. Ở những vùng da bị nhiễm bệnh thường không sạm nắng một cách bình thường.

Các dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn bao gồm:

  • Sưng, mẩn đỏ, tăng đau nhức,  hoại tử da, hoặc nóng rát
  • Các vết đỏ lan rộng từ khu vực nhiễm bệnh
  • Tình trạng chảy mủ
  • Bị sốt 38°C hoặc cao hơn mà không rõ nguyên nhân
  • Phát ban vẫn còn lan rộng sau khi điều trị.

Những ai thường bị hắc lào?

Những người thường xuyên sinh hoạt ở những nơi nóng ẩm, chẳng hạn như bể bơi và phòng thay đồ công cộng. 

Những người thường dùng chung đồ dùng  chung vật dụng cá nhân của người khác, chẳng hạn như quần áo, khăn tắm hoặc  dụng cụ thể thao. 

Những người  thường xuyên tiếp xúc với các động vật bị nhiễm nấm da

Hắc lào có lây không? Cách phòng bệnh hiệu quả

Hắc lào rất dễ lây lan.  Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê cho các bạn các cách đường lây lan chính và cách để phòng tránh:

1. Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

Tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh hắc lào sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn vì bào tử nấm có khả năng sống kéo dài. Do đó, các bạn nên tránh tiếp xúc với người mắc bệnh

Hắc lào rất dễ lây lan
Hắc lào rất dễ lây lan

2. Dùng chung đồ với người bệnh

Dùng chung đồ cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ lây bệnh. Vì thế các bạn không dùng chung đồ đạc, vật dụng cá nhân, quần áo,  khăn tắm,…….với người bị hắc lào.

3. Lây truyền bệnh từ động vật

Động vật như chó mèo cũng rất dễ trở thành vật chủ của nấm kí sinh. Và để phòng tránh lây truyền nấm từ động vật một cách hiệu quả các bạn cần lưu ý như sau: 

  • Sau khi chơi với vật nuôi, bạn nên rửa tay bằng xà phòng để  diệt  nấm mà vật nuôi lây lan. 
  • Nếu bạn nghi ngờ thú cưng của mình bị hắc lào,  hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để ngăn ngừa bệnh lây lan sang người
  • Hút bụi và khử trùng những khu vực vật nuôi thường xuyên lui tới để loại bỏ  lông hoặc  vảy da bị nhiễm trùng.
  •  Có thể khử trùng  vật nuôi  bằng các chất khử trùng thông thường như thuốc tẩy clo pha loãng hoặc chất tẩy rửa mạnh để tiêu diệt nấm gây bệnh. Tuy nhiên, không nên tự trộn lẫn lộn xộn các chất tẩy rửa, vì điều này có thể gây ra các phản ứng nguy hiểm và sinh ra khí độc hại.

4. Lây bệnh từ môi trường

Môi trường nơi bạn sinh sống bị ẩm ướt và không đảm bảo vệ sinh cũng sẽ  dễ trở thành nơi trú ẩn của nấm hắc lào. Để phòng tránh lây bệnh từ môi trường chúng ta nên:

  • Đảm bảo  da luôn sạch sẽ, khô thoáng để tránh sự tồn tại và phát triển của nấm. Khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng hoặc phòng thay đồ, nên sử dụng dép vì đây là môi trường ẩm ướt, dễ sinh vi nấm hắc lào. Việc sử dụng dép  hạn chế tiếp xúc. giữa  da và vi  nấm, giúp phòng ngừa một cách hiệu quả. 
  • Thay tất và quần lót mỗi ngày một lần, cắt tỉa móng chân, móng tay thường xuyên để giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Mặc đồ lót và quần áo bằng vải cotton thoáng khí để giảm  ma sát với vùng da bị tổn thương khi bị bệnh.

Phòng ngừa bệnh hắc lào

Bệnh hắc lào rất khó phòng ngừa. Loại nấm gây ra bệnh hắc lào rất phổ biến và dễ lây lan ngay cả trước khi các triệu chứng xuất hiện. Nếu muốn giảm nguy cơ mắc bệnh hắc lào thì các bạn đừng quên phòng ngừa bằng các cách dưới đây:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ. Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng. Giữ cho các khu vực chung như trường học, khu chăm sóc trẻ em,…luôn sạch sẽ. 
  • Giữ mát và khô ráo quần áo. Không mặc quần áo dày trong thời gian dài trong thời tiết nóng ẩm, Tránh ra nhiều mồ hôi
  • Tránh động vật bị nhiễm bệnh. Nhiễm trùng thường trông giống như một mảng da bị thiếu lông. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn có thể không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Hãy hỏi bác sĩ thú y của bạn để kiểm tra vật nuôi  của bạn cho bệnh giun đũa
  • Không dùng chung quần áo. , đồ dùng cá nhân với người khác. Cúng như không nên để cho người khác sử dụng quần áo, bàn chải tóc, khăn tắm,  hoặc các vật dụng khác thuộc vật dụng cá nhân của bạn.
  • Tránh sử dụng nhà tắm ở những nơi công cộng.
  • Mặc quần lót thoải mái
  • Đi tất cotton và giày đế mềm có các lỗ  thông gió tốt để giữ cho bàn chân khô ráo

Các biện pháp chẩn đoán bệnh hắc lào

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách kiểm tra da của bạn, hỏi về các triệu chứng thể chất của bạn, hỏi về tiền sử bệnh và việc bạn tiếp xúc với người hoặc động vật bị nhiễm nấm. Bác sĩ có thể  lấy một mẫu nhỏ của vùng da  bị nhiễm nấm để xét nghiệm nếu việc chẩn đoán không  cho ra được kết quả rõ ràng. Các mẫu này  sẽ được phân tích dưới kính hiển vi. Kết quả xét nghiệm thường có trong vòng vài ngày để xác định chẩn đoán bệnh hắc lào

Các biện pháp điều trị bệnh hắc lào

Nguyên tắc điều trị

  • Tuân thủ đúng thời gian dùng thuốc 
  • Không dùng chung quần áo hoặc vật dụng cá nhân với người khác để tránh lây nhiễm bệnh. 
  • Khi mắc bệnh, người bệnh cần bôi thuốc đều đặn sẽ giúp giảm triệu chứng ngứa. Đồng thời tránh gãi làm trầy xước da tạo điều kiện cho bội nhiễm thêm vi khuẩn.
  • Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh hắc lào bạn có thể tham khảo qua:
  • NHÓM THUỐC Kháng nấm Bôi tại chỗ Kháng Histamin H1 Tăng sức đề kháng Xịt 
    PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC  Fluconazone 300mg Calcream Telfast 180mg Thymomodulin 80mg Biotaki
    CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 Bôi ngoài da 1 2 Xịt ngoài da
    PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC  Ketoconazol 200 mg Ketoconazol 2% Telfast 180mg Thymomodulin 80mg Biotaki
    CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 Bôi ngoài da 1 2 Xịt ngoài da
    PHÁC ĐỒ 3 TÊN THUỐC  Itraconazol 400 mg Nizoral Telfast 180mg Thymomodulin 80mg Biotaki
    CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 Bôi ngoài da 1 2 Xịt ngoài da

Phân biệt hắc lào với một số bệnh thường gặp khác 

1. Hắc lào và bệnh chàm 

Bệnh hắc lào rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh chàm.  Bệnh chàm khô – chàm thể tạng cũng gây ra các tổn thương hình  đồng xu giống như bệnh hắc lào. 

Có thể phân biệt hai bệnh bằng một số dấu hiệu triệu chứng lâm sàng như sau: 

  • Chàm khô: thường kèm theo triệu chứng khô da toàn thân. Khu vực da bị tổn thương thường có nhiều màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là màu đỏ, nhưng cũng có thể nhìn thấy màu nâu, hồng hoặc vàng . Tổn thương có thể ngừa ít hoặc ngứa nhiều. Đôi khi có cảm giác bỏng rát, vùng da bị chàm thường lớn hơn vùng da bị hắc lào.
  • Bệnh hắc lào: Da có thể nổi mụn mủ, đây là hiện tượng không phổ biến đối với bệnh chàm khô. Vết bệnh hình đồng xu có cạnh sắc  nổi rõ.

 Đôi khi không thể phân biệt được hai bệnh này bằng mắt thường và cần phải đi khám xét nghiệm nội soi da để xác định nội. Trên vùng da bị bệnh hắc lào, bạn có thể nhìn thấy  sợi nấm chia đốt. Trong khi đó thì bệnh chàm cơ địa sẽ không tồn tại mầm bệnh trên mẫu kiểm nghiệm.

2. Hắc lào và vẩy nến 

Bệnh vảy nến cũng là một bệnh dị ứng do cơ địa. Với các triệu chứng lâm sàng rất giống bệnh hắc lào. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy căn bệnh này có những đặc điểm riêng, đó là:

  • Mảng tổn thương có kích thước tương đối lớn
  • Các mảng thương tổn thường xuất hiện ở các vùng da điển hình: khuỷu tay, đầu gối, thắt lưng, …..
  • Tổn thương đồng đều, và không có hiện tượng mọc dày bên ngoài và lõm ở bên trong

Trên đây là tổng hợp những thông tin về nguyên nhân cũng như triệu chứng của tình trạng hắc lào mà Nhà thuốc Mariko muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu và phòng tránh được căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, cập nhật liên tục để tham khảo những thông tin hữu ích từ nhà thuốc nhé!

Tags:
Contact Me on Zalo