Giãn tĩnh mạch căn bệnh khó điều trị dứt điểm

Giãn tĩnh mạch là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là ở những người làm các nghề nghiệp đặc thù phải đứng lâu như giáo viên, nhân viên phục vụ, và bác sĩ phẫu thuật,… Giãn tĩnh mạch không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây nên những triệu chứng khó chịu như tê, và phù chân. Nếu các trường hợp bị giãn tĩnh mạch không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng lở loét da hoặc bị viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối.

1, Giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch (hay còn được gọi là bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính) đây là các tĩnh mạch bị phình ra nổi lên gần bề mặt của da. Tĩnh mạch này mang máu từ các mô và tế bào trở lại tim và phổi, nơi mà máu có thể xảy ra trao đổi oxy.

2, Nguyên nhân gây bệnh giãn tĩnh mạch và những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch ở chân là hậu quả của tình trạng bị viêm thành tĩnh mạch, gây trào ngược máu từ tĩnh mạch xuống chân, làm cản trở máu từ chân trở về tim gây ra ứ trệ tuần hoàn, tĩnh mạch từ đó dần giãn nở to ra, sau đó sẽ đưa đến biến chứng bị suy tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch sâu.

Những đối tượng có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch

Theo thống kê, phụ nữ sẽ chiếm đến 70% tỷ lệ mắc bệnh. Đặc biệt là các đối tượng sau dễ bị mắc bệnh:

  • Những người thường xuyên đứng lâu, hoặc ngồi nhiều, ít vận động như giáo viên, và nhân viên văn phòng, thu ngân,…
  • Những phụ nữ đang mang thai dễ mắc bệnh do cổ tử cung mở rộng, hormon thay đổi đột ngột. Nội tiết tố nữ tăng cao và thai nhi càng lớn thì hay chèn ép vào tĩnh mạch khiến máu không thể lưu thông được. Tuy nhiên bệnh thường không biểu hiện khi mang thai mà sẽ có triệu chứng sau khi sinh từ 3 – 5 năm.
  •  Phụ nữ thường xuyên phải đeo giày cao gót làm tăng áp lực lên chân dẫn đến tình trạng bị suy giãn tĩnh mạch chân.
  • Những người mắc bệnh béo phì cũng là những người hay có chế độ ăn uống không hợp lý và thường xuyên vận động ít có nguy cơ bị bệnh cao. Ngoài ra cơ thể nặng nề khiến chân của người bệnh chịu áp lực lớn dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch. 
  • Bên cạnh đó những người cao tuổi, người bị liệt do tai biến, hoặc làm việc trong môi trường nhiệt độ cao,… rất dễ bị mắc bệnh.

3, Triệu chứng và biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

Triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

Bệnh suy giãn tĩnh mạch sẽ tiến triển qua nhiều giai đoạn với các biểu hiện đi kèm như sau: 

Giai đoạn đầu

Triệu chứng bệnh không rõ ràng, mờ nhạt và thoáng qua khiến người bệnh chủ quan. Hay có những biểu hiện như bị đau chân, mỏi chân, chân cảm thấy nặng, hoặc bị phù nhẹ khi đứng lâu hoặc ngồi nhiều, hay bị chuột rút vào buổi tối,… 

Giai đoạn tiến triển 

Bệnh giãn tĩnh mạch sẽ khiến chân bị phù to, có cảm giác mang giày dép bị chật, bị chàm da ở các vùng cẳng chân, màu sắc da sẽ bị thay đổi do máu bị ứ lại ở tĩnh mạch, lâu ngày dẫn đến bị rối loạn biến dưỡng. Bệnh gây ra cảm giác nặng ở chân, đau nhức chân liên tục, chân bị phù do máu ứ đọng thoát ra bên ngoài tĩnh mạch. Bên cạnh đó, nếu bệnh nặng hơn sẽ khiến cho tĩnh mạch nổi phồng lên rõ rệt, ngoằn ngoèo, gây dãn mạch chân, tạo thành các mảng tím bầm trên da.

Giai đoạn bệnh trở nặng 

Thường chân hay bị viêm dẫn đến bị sưng gây khó khăn hơn trong việc di chuyển. Nếu nặng hơn có thể gây ra bị loét chân, nhiễm trùng, hoặc thậm chí là cắt cụt chi khiến cho việc điều trị trở lên phức tạp hơn hoặc có thể gây tử vong cho người bệnh.

Ngoài ra mọi người thường chỉ cho rằng dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch là bình thường, do bị lão hóa nên không quan tâm, để ý đến bệnh. Chính vì vậy khi có các biểu hiện, bệnh nhân không đi khám và điều trị kịp thời.

Biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch

  • Có thể gây ra viêm tĩnh mạch nông huyết khối (biến chứng của viêm tĩnh mạch nông huyết khối là bị thuyên tắc tĩnh mạch sâu đoạn gần, đoạn xa và bị thuyên tắc phổi)
  • Chảy máu nặng do bị giãn vỡ tĩnh mạch
  • Nhiễm khuẩn các vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.

4, Phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch hiệu quả

  • Khi có dấu hiệu của bệnh bạn nên đi khám và kiểm tra nhanh chóng để có phương pháp điều trị phù hợp nhất theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế các nguyên nhân gây ra tình trạng trên bằng cách tạo thói quen tập thể dục thường xuyên. Nâng chân và đi bộ sau khi ngồi hoặc đứng lâu gây mỏi.
  • Hạn chế sử dụng giày cao gót khi không cần thiết, mặc các đồ rộng rãi thoải mái không bó sát để giúp cho máu lưu thông thuận lợi.
  • Tăng cường bổ sung các chất xơ ngăn ngừa bị giãn tĩnh mạch. Nên bổ sung từ các loại rau, củ, trái cây,… và chia thành các bữa ăn trong ngày để khả năng hấp thụ được tối đa nhất. 
  • Ở giai đoạn đầu của bệnh có thể sử dụng thuốc tăng trương lực tĩnh mạch. Giai đoạn nặng thì nên tiến hành phẫu thuật điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Những người làm ở văn phòng không nên bất động khi làm việc lâu quá, và nên đi lại khoảng 30 phút/ lần.

5, Phác đồ điều trị bệnh giãn tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn sớm khi bệnh còn nhẹ, chưa có biến chứng và người bệnh kiên trì phối hợp điều trị tốt với thầy thuốc. Sau đây là một số phác đồ điều trị bằng thuốc tham khảo do bác sĩ kê cho bệnh nhân:

NHÓM THUỐC Thuốc suy giãn tĩnh mạch TPCN/ Thuốc hỗ trợ Dùng ngoài
PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC  Daflon 500mg Rutin C Vững mạch chi Varikosette Tất Đức
CÁCH DÙNG (viên/liều) 2 2 2 ngày bôi 2 lần đi vào buổi tối
PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC  Diosmin Meflavon Vascoven viên  uống Vascoven kem bôi tất MeDi
CÁCH DÙNG (viên/liều) 2 1 2 ngày bôi 2 lần đi vào buổi tối
Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.

Contact Me on Zalo