Giãn dây chằng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh
Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị  căng ra quá mức do tác động của nhiều yếu tố

Giãn dây chằng là trình trạng thường gặp khi vận động mạnh, vấn đề này gặp phải ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trung niên. Bệnh lý này vẫn thường bị nhầm lẫn với bệnh căng cơ… việc phát hiện và điều trị sớm tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm, đứt dây chằng… cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đời sống sinh hoạt.

Vậy để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và cách phòng tránh giãn dây chằng hiệu quả, mời bạn cùng nhà thuốc Mariko theo dõi bài viết sau nhé!

Giãn dây chằng là gì? 

Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị căng ra quá mức do tác động của nhiều yếu tố, nguyên nhân thường thấy nhất là do bị ép một cách đột ngột, khiến  khớp di chuyển ra khỏi phạm vi thông thường. Tình trạng này thường xảy ra ở các khớp vai, khớp gối và đặc biệt phổ biến ở mắt cá chân.

Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị  căng ra quá mức do tác động của nhiều yếu tố
Giãn dây chằng là tình trạng dây chằng bị  căng ra quá mức do tác động của nhiều yếu tố

Hiện tại, chắc vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa giãn dây chằng và căng cơ. Thực chất sự khác biệt của chúng nằm ở vị trí dây chằng. Nếu bị giãn dây chằng, dải cơ bị tổn thương nằm ở vị trí nối với hai xương. Còn trong trường hợp bị căng cơ thì dải mô bị tổn thương nằm ở vị trí gắn cơ với xương.

Trong một số trường hợp thì giãn dây chằng ở tình trạng nghiêm trọng sẽ có một số triệu chứng giống với gãy xương. Do đó, để biết được chính xác tình trạng của mình thì các bạn cần được các chuyên gia y tế khám và xem xét dựa trên các thiết bị chẩn đoán hình ảnh. 

Nhìn chung, giãn dây chằng thường ít gặp ở trẻ nhỏ. Bởi vì ở trẻ sẽ có vùng mô mềm hơn ở các phần đầu xương do đó giúp cho dây chằng ở khu vực này thường rất dẻo dai.

Nguyên nhân nào gây ra giãn dây chằng

Giãn dây chằng là tình trạng thường gặp khi vận động. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng giãn dây chằng. Dưới đây chúng tôi có thể điểm qua một số nguyên nhân gây ra giãn dây chằng như:

Vận động sai tư thế:

Tư thế ngồi làm việc không đúng cách hoặc mang vác không đúng cách có thể dẫn đến giãn dây chằng. Ngoài ra, tập luyện các môn thể thao như chạy, cử tạ,…  cũng có thể dẫn đến tiếp đất không chính xác vị trí hoặc bị trượt chân, từ đó gây nên giãn dây chằng. Do đó, các bạn phải cẩn thận để không làm  dây chằng bị thương.

Nguyên nhân nào gây ra giãn dây chằng
Nguyên nhân nào gây ra giãn dây chằng

Lao động quá sức:

Khiêng hay bưng bê các vật nặng cần  nhiều sức lực của cơ, đồng thời làm kéo căng dây chằng. Do đó, nếu thường xuyên xảy ra hiện tượng này thì hệ thống dây chằng  bị  căng quá mức  dẫn đến  dây chằng bị giãn.

Chấn thương:

Bị té ngã, va đập mạnh trong tai nạn giao thông hoặc trong công việc gây tổn thương xương khớp. Đồng thời cũng có thể gây nên gây giãn cơ, giãn dây chằng, Do đó, bạn sẽ cảm thấy đau nhức nhiều khi vặn, duỗi, cúi,… .

Tuổi tác:

Dây chằng được  tạo thành từ các mô liên kết,  thành phần chính là collagen. Theo thời gian, độ tuổi càng cao thì lượng collagen mà cơ thể bạn sản xuất giảm dần. Dây chằng của người lớn tuổi sẽ bị thoái hóa và  quá tải, do đó rất dễ bị giãn dây chằng.

Một số bệnh lý khác:

Một số bệnh  liên quan đến xương khớp cũng có thể khiến dây chằng bị giãn ra như: thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp, … Vì vậy, bắt buộc bạn phải điều trị dứt điểm những căn bệnh này để hạn chế tình trạng dây chằng bị giãn.

Triệu chứng của giãn dây chằng

Đau nhức:

Người bị tổn thương dây chằng sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi khi phải gánh chịu những cơn đau nhức. Tùy theo mức độ tổn thương của dây chằng mà cơn đau có thể thoáng qua hoặc kéo dài âm ỉ. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển lạnh, ẩm ướt thì cơn đau sẽ trở nên dữ dội và nhức mỏi nhiều hơn. Do đó lúc quay người, đứng lên ngồi xuống đột ngột hoặc khuân vác đồ, thì cảm giác đau nhức sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt.

Sưng, đỏ và tím bầm:

Khi dây chằng bị kéo căng quá mức thì các vùng tổn thương xung quanh dây chằng đó sẽ sưng tấy. Đồng thời, do máu tập trung lại nhiều nên vùng tổn thương sẽ bị nóng và đỏ lên. Sau một thời gian, vùng da tại đó sẽ chuyển thành tím bầm.

Khớp bị căng cứng:

Khi dây chằng bị kéo căng quá mức, bạn sẽ bị căng cứng khớp. Để vận động lại bình thường thì bạn phải xoa bóp khớp vài phút. Nếu dây chằng bị đứt thì việc đi lại sẽ trở nên khó khăn do khớp xương bị lỏng lẻo.

Phác đồ điều trị

Phác đồ điều trị bệnh giãn dây chằng được các y bác sĩ đầu ngành nghiên cứu, bạn có thể tham khảo qua:

NHÓM THUỐC Giảm đau
PHÁC ĐỒ  TÊN THUỐC  Xoa bóp bằng các loại dầu lạnh như glucosamine
CÁCH DÙNG (viên/liều)

Các cấp độ của tình trạng giãn dây chằng

Trong y khoa, tình trạng giãn dây chằng được chia ra làm 3 cấp như dưới đây:

  • Giãn dây chằng độ 1: Tình trạng dây chằng bị giãn hoặc một vài sợi collagen bị đứt. Trong cấp độ này thì khớp vẫn ổn định, vị trí bị tổn thương sẽ đau và sưng lên.
  • Giãn dây chằng độ 2: Tình trạng bị đứt các sợi collagen nhưng mà không phải đứt hoàn toàn. Việc đứt này sẽ khiến khớp lỏng lẻo, kém ổn định. Khu vực bị chấn thương sẽ có các vết máu chảy bầm tụ
  • Giãn dây chằng độ 3: Tình trạng các sợi collagen bị đứt hoàn toàn. Trong trường hợp này người bệnh không thể di chuyển. 

Vị trí thường gặp chấn thương

Theo sự phân tích của các chuyên gia cơ xương khớp, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, Hệ thống BVĐK Tâm Anh đã nhận định rằng các khu vực thường bị giãn dây chằng bao gồm: 

Khớp gối

Cấu tạo của khớp gối bao gồm: xương lồi cầu đùi, xương bánh chè, hệ thống gân, mâm chày,  sụn bao lấy đầu xương, cơ và hệ thống dây chằng ( dây chằng bên ngoài, dây chằng bên trong, dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, ). 

Giãn dây chằng khớp gối
Giãn dây chằng khớp gối

Do khớp gối thực hiện nhiều chức năng vận động như ngồi, đi, đứng, chạy, nhảy, xoay người … và gánh toàn bộ phần trên cơ thể nên rất dễ chấn thương. 

Giãn dây chằng khớp gối, đặc biệt là dây chằng chéo trước (ACL), là chấn thương phổ biến nhất mà các vận động viên phải chịu khi vận động nhanh, gối thay đổi hướng đột ngột hoặc gối xoắn bất thường.

Giãn dây chằng ở lưng

Giãn dây chằng  lưng thường xuất hiện do hoạt động quá sức hoặc vận động sai tư thế. Ngoài ra,  một số bà bầu có nguy cơ  bị giãn dây chằng ở lưng rất cao.

Tinh trạng đau lưng dưới
Tinh trạng đau lưng dưới

Không giống như các bộ phận khác của cơ thể,  việc giãn dây chằng của lưng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khả năng vận động. Thậm chí trong một số trường hợp có thể dẫn đến tê liệt. Người bệnh cảm thấy đau dữ dội, cơn đau thường kèm theo co cứng  cơ cạnh cột sống. Nhất là khi trời lạnh, tình trạng đau nhức, tê buốt càng tăng lên gấp bội. 

Các hoạt động bình thường như đi, đứng, cúi, xoay người, mang vác đồ vật trở nên khó khăn đối với người giãn dây chằng lương sẽ trở nên rất khó khăn. Cơ thể thường xuyên trong tình trạng suy kiệt, đau nhức toàn thân ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Giãn dây chằng cổ tay

Cổ tay là một cấu trúc phức tạp được tạo thành từ nhiều xương nhỏ và dây chằng. Các động tác vặn, xoay  tay, cầm khi ngã có thể khiến dây chằng cổ tay bị co giãn quá mức. Dấu hiệu giãn dây chằng ở cổ tay thường thấy là  đau  kèm theo sưng tấy, bầm tím ở  cổ tay.

Giãn dây chằng cổ tay
Giãn dây chằng cổ tay

Khớp vai

Khi dây chằng nối  hai xương  khớp vai bị co giãn quá mức sẽ gây ra những cơn đau nhức, khó chịu, mệt mỏi liên tục cho người bệnh. Giãn dây chằng ở bả vai thường xuất hiên ở các vận động viên và công nhân. Khi vai phải lặp đi lặp lại một động tác hoặc gánh quá nặng sẽ khiến khớp vai bị quá tải.

Giãn dây chằng khớp vai
Giãn dây chằng khớp vai

Khớp cổ chân  

  • Trật mắt cá chân 
  • Giãn dây chằng mắt cá chân
  • Giãn dây chằng khớp cổ chân
    Giãn dây chằng khớp cổ chân

Cột sống

  • Giãn dây chằng cổ
  • Chấn thương cổ Whiplash

Sơ cứu khi bị giãn dây chằng

Khi bị căng dây chằng, các biện pháp sơ cứu đóng vai trò rất quan trọng. Nó sẽ giúp dây chằng nhanh chóng phục hồi và giảm các biến chứng về sau. Các chuyên gia cơ xương khớp khuyên rằng những người bị giãn dây chằng nên áp dụng liệu pháp RICE (4) dưới đây:

Sơ cứu khi bị giãn dây chằng
Sơ cứu khi bị giãn dây chằng
  • Rest (Nghỉ ngơi): Nghỉ ngơi, các bạn tốt nhất không nên sử dụng bộ phận bị thương trong ít nhất 48 giờ, có thể lên đến 72 giờ, để giảm đau và thúc đẩy quá trình chữa lành. 
  • Ice (Chườm lạnh): Dùng túi chườm hoặc nhúng nước đá  vùng bị thương  trong vòng 20 phút / lần để hạn chế máu chảy, giảm sưng tấy, phù nề …,
  • Compression (Băng ép):  Dùng gạc thun hoặc vải sạch để băng lên vùng bị giãn dây chằng để giúp giảm đau, hạn chế chảy máu, không bị xô lệch…..
  • Elevation (Kê cao):  Đặt vùng bị thương  cao hơn tim để  giảm bớt máu. gộp lại, tránh nguy cơ sưng tấy, bầm tím …

Nếu người bệnh có các biểu hiện như: không phản ứng với các biện pháp sơ cứu, cơn đau tăng dần,  có dấu hiệu ớn lạnh hoặc sốt … thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị chi tiết.

Các biến chứng do giãn dây chằng cần đặc biệt lưu ý

Nếu các bạn không nhận biết được tầm quan trọng của việc điều trị giãn dây chằng kịp thời thì rất có thể dẫn đến các biến chứng do dây chằng gây ra. Cụ thể như: 

Các biến chứng do giãn dây chằng cần đặc biệt lưu ý
Các biến chứng do giãn dây chằng cần đặc biệt lưu ý
  • Khi dây chằng khớp gối bị giãn, theo thời gian sẽ dẫn đến biến dạng hoặc rách sụn chêm (sụn bám vào mâm chày), thoái hóa khớp  nhanh hơn, những cơn đau tái phát nhiều ngày 
  • Khi giãn dây chằng ở lương lâu ngày sẽ khiến lưng  sẽ khiến cho lưng mất đi đừng cong sinh lý. Điều này không chỉ gây đau đớn mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
  • Nếu giãn dây chằng ở cổ tay trong thời gian dài có thể khiến  cổ tay bị lỏng và khó cử động. 
  • Nếu dây chằng ở bả vai không nhanh chóng lành lại, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của các bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp và viêm khớp ổ chảo.

Cách phòng ngừa giãn dây chằng

Điều trị các vấn đề về dây chằng thường tốn nhiều thời gian và nguy cơ tái phát cao, vì vậy dưới đây là một số cách an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa chấn thương:

  • Cẩn thận khi di chuyển nhất là trong điều kiện xấu như: đường trơn, trời tối. 
  • Thận trọng khi tham gia giao thông và phải mang các dụng cụ bảo hộ
  • Sử dụng các  dụng cụ  hỗ trợ khi tập thể dục. Trước khi tập nên khởi động đúng cách
  • Nên chọn giày dép vừa chân để giảm thiểu nguy cơ té ngã 
  •  Tăng cường các bài tập tăng cường sức khỏe cơ xương khớp 
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe

Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin giải đáp thắc mắc giãn dây chằng mà Nhà thuốc Mariko muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp được thắc mắc. Ngoài ra, để được tư vấn trực tiếp bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: để được đội ngũ tư vấn chi tiết nhất nhé!

*Mọi thông tin của bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, những thông tin mà chúng tôi đưa ra không nhằm mục đích chẩn đoán hay chữa bệnh. Bạn lên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Tags:
Contact Me on Zalo