Ghẻ lở là một loại bệnh ngoài da phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Tình trạng ghẻ lở thường không nguy hiểm nhưng sẽ gây tổn thương da và tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.
Vậy tại sao lại bị ghẻ lở? Làm sao để phòng tránh và chữa trị bệnh ghẻ lở hiệu quả nhất. Mời bạn cùng Nhà thuốc Mariko tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh ghẻ lở là gì?
Bệnh ghẻ lở là tình trạng ngứa da do một loại rệp nhỏ có tên là Sarcoptes scabiei gây ra. Sau khi rệp bám vào bề mặt da, chúng chui sâu vào bên trong da để đẻ trứng, khiến cho vùng da đó bị ngứa dữ dội do cơ thể phản ứng dị ứng với những tác nhân lạ. Về thời gian dệp sống trong da sẽ là 2 tháng.
Ngoài ra, bệnh ghẻ sẽ khiến bạn ngứa dữ dội hơn vào ban đêm. Điều này có thể khiến người bị ghẻ gãi nhiều, từ đó dẫn đến các tình trạng nặng hơn như ghẻ lở hoặc nhiễm trùng da.
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ lở
Bệnh ghẻ lở gây nên là do sự xâm nhập và sinh sôi của ký sinh trùng ghẻ Sarcoptes scabiei hominis. Bệnh này chủ yếu do ghẻ cái gây ra. Bệnh không xảy ra qua sự xâm nhập của ghẻ đực. Điều này là do ghẻ đực thường chết ngay sau khi giao hợp
Kích thước trung bình của cái ghẻ là khoảng 0,3mm, có 4 đôi chân. Do kích thước nhỏ nên thường khó nhìn thấy bằng mắt thường. Vòng đời của ghẻ thông thường là khoảng 30 ngày ở trên và bên trong lớp thượng bì, chúng không thể bay hoặc nhảy, chỉ di chuyển và đào bới.
Lớp sừng của thượng bì là nơi ký sinh của cái ghẻ đẻ trứng vào ban ngày và đào hang vào ban đêm. Thông thường mỗi ngày chúng sẽ đẻ ra khoảng 1 đến 5 quả trứng. Ấu trùng nở từ trứng sau 72 đến 96 giờ. Cuối cùng sau 20 đến 25 ngày ( tương đương với 5 hoặc lần lột xác) biến thành ghẻ trưởng thành
Nếu gặp điều kiện thuận lợi ghẻ phát triển rất nhanh, một dòng họ có thể lên tới 150 triệu con sau 3 tháng. Ghẻ cái bò ra khỏi hang để đi tìm con đực và đào hang vào ban đêm, khiến gây ngứa dữ dội cho người bệnh. Đây là thời điểm dễ lây lan nhất. Nguyên nhân là do bệnh nhân rất ngứa, gãi nhiều dẫn đến cái ghẻ bị vương vãi ra quần áo, giường chiếu,…
Bệnh ghẻ có lây không?
Thông thường ghẻ sẽ được lan truyền qua các đường:
- Tiếp xúc da kề da kéo dài
- Tiếp xúc thân mật như quan hệ tình dục.
- Dùng chung quần áo, khăn tắm, khăn trải giường của người bị ghẻ.
Do bệnh ghẻ chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc da kề da nên thường rất dễ lây nhiễm cho người thân, bạn bè, hoặc bệnh dễ bùng phát ở những nơi đông người như trường học, phòng thay đồ, viện dưỡng lão,….
Một câu hỏi đặt ra là: bạn có bị lây ghẻ từ vật nuôi như chó, mèo,… hay không? Tuy nhiên, ve trên chó và mèo không phải là chủng giống như ve ên da người. Khi bạn tắm cho chó và mèo có thể bị ve cắn, nhưng chúng không thể sinh sản trên da người và gây bệnh ghẻ
Triệu chứng bệnh ghẻ là gì?
Các triệu chứng ghẻ xuất hiện trong vòng sáu tuần sau khi da bị nhiễm ký sinh trùng. Nếu bạn đã mắc bệnh, các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, trong vài ngày kể từ khi bị bệnh.
Các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh ghẻ nói chung bao gồm:
- Ngứa dữ dội và phát ban, thường nặng hơn vào ban đêm.
- Có những vết nhỏ ngoằn ngoèo của hang rệp xuất hiện trên da.
- Các mụn nước hoặc vết u nhỏ trên da.
- Khi cái ghẻ đóng vảy, trên da sẽ xuất hiện một lớp vỏ dày chứa hàng nghìn con ve và trứng
- Vảy thường có màu xám, dày và đôi khi vỡ vụn khi chạm vào
Ở người trưởng thành và trẻ vị thành niên, dấu hiệu bị ghẻ lở thường xuất hiện ở:
- Giữa các ngón tay
- Trong nách
- Vùng eo
- Các nếp gấp ở cổ tay
- Vùng khuỷu tay bên trong
- Lòng bàn chân
- Vùng quanh vú
- Xung quanh khu vực bộ phận sinh dục nam
- Trên mông
- Đầu gối
- Bả vai
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vị trí nhiễm ghẻ thường ở các vùng sau:
- Da đầu
- Mặt
- Cổ
- Lòng bàn tay
- Lòng bàn chân
Ngoài những triệu chứng mà chúng tôi đề cập ở trên các bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác. Do đó nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Đối tượng nguy cơ bệnh Ghẻ
Mọi đối tượng, dân tộc, nam hay nữ, già hay trẻ đều có thể bị ghẻ. Tuy nhiên đối với những người thường xuyên tiếp xúc, sinh hoạt chung như: ngủ chung, dùng chung màn, gối, chăn, chiếu, với người bị ghẻ sẽ có khả năng bị nhiễm cao hơn
Mức độ nguy hiểm của bệnh ghẻ lở
Nếu không sớm điều trị kịp thời thì ghẻ lở có thể gây ra một số biến chứng dưới đây:
- Nhiễm trùng da: Loét da và nhiễm trùng da thứ cấp thường xảy ra khi người bệnh gãi nhiều do ngứa
- Chốc lở: Việc gãi có thể tấn công vi khuẩn streptococci hoặc tụ cầu khuẩn staphylococci và gây ra bệnh chốc lở.
- Viêm cầu thận cấp: Sau khi bị nhiễm khuẩn do bệnh ghẻ lở dây nên sẽ có thể xuất hiện bệnh viêm cầu thận
- Viêm da, chàm: Người bệnh gãi nhiều do ghẻ ngứa không kiểm soát, lâu ngày khiến da nổi nhiều mụn nước, viêm tấy và dẫn đến chàm hóa
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh ghẻ?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ như:
- Hệ miễn dịch yếu
- Sử dụng thuốc steroid hoặc phương pháp điều trị tương tự khác như thuốc trị viêm khớp dạng thấp
- Tiếp xúc da trực tiếp với một ai đó bị ghẻ
- Đang trải qua hóa trị liệu
Giải pháp phòng ngừa bệnh ghẻ
Để phòng bệnh ghẻ, cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với người bị ghẻ. Không dùng chung quần áo, chăn và ga trải giường với người bị ghẻ.
Ve ghẻ có thể sống từ 48 đến 72 giờ sau khi ra khỏi cơ thể. Do đó, các bạn cần áp dụng một số giải pháp phòng ngừa tái phát bệnh như: phải giặt ở nhiệt độ 50 ° C hoặc cao hơn đối với:
- Quần áo
- Chăn ga gối đệm
- Khăn tắm
- Gối
Thêm vào đó, các vật dụng này sau đó cần được sấy khô ở nhiệt độ cao trong vòng từ 10 cho đến 30 phút. Đối với các đồ dùng không giặt rửa được thì các bạn cần hút sạch bụi, dùng thuốc tẩy và nước nóng để làm sạch.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ghẻ
- Chẩn đoán dựa vào các đặc điểm lâm sàng: ngứa, thường ngứa dữ dội về đêm, nổi mụn nước trên vùng da non, mọc riêng lẻ, không thành từng chùm
- Chẩn đoán dựa vào tổn thương trên các vị trí cụ thể như: bàn tay, kẽ ngón tay, cổ tay, mu bàn tay, mông, , bờ trước nách, quanh rốn,…
- Căn cứ vào dịch tễ: gia đình, tập thể, nhóm
- Soi tươi: dùng curette nạo mụn nước ở đầu của luống ghẻ hoặc nạo luông ghẻ. Sau đó cho lên lam kính, nhỏ một giọt KOH 10%, soi trứng hoặc ghẻ dưới kính hiển vi.
- Dùng kính lúp để soi phần cuối đường hầm da xem có thấy ghẻ không
- Xét nghiệm máu: IgE tăng cao
- Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh ghẻ là tìm ra cái ghẻ, tuy nhiên không phải lúc nào người ta cũng tìm thấy cái ghẻ và các sản phẩm của nó, do đó, việc chẩn đoán bệnh ghẻ dựa trên các đặc điểm lâm sàng và tính chất dịch lễ là vô cùng quan trọng.
Các biện pháp điều trị bệnh Ghẻ
Cách điều trị bệnh ghẻ ở người tương đối đơn giản, chỉ cần tiêu diệt cái ghẻ và ngăn ngừa tái nhiễm. Hiện nay, hầu hết các phương pháp điều trị đều đáp ứng tốt, bệnh có thể khỏi hoàn toàn, tuy nhiên đôi khi cũng phải điều trị dứt điểm đợt 2 cách một thời gian khoảng từ 2 cho đến 7 ngày mới đảm bảo điều trị dứt điểm bệnh ghẻ này.
Nguyên tắc điều trị ghẻ ở người:
- Bệnh ghẻ nên được thược hiện xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
- Điều trị đồng thời cho bệnh nhân, người nhà và những người tiếp xúc gần gũi.
- Sử dụng thuốc đúng cách, các bạn nên thoa thuốc vào buổi tối trước giờ ngủ. Bôi thuốc từ cổ xuống lòng bàn chân một lớp mỏng và để thuốc trên da khoảng 24 giờ trước khi tắm.
- Tránh gãi vùng da bị tổn thương. Hơn hết, không gãi vào vết thương và vết phồng rộp.
- Lặp lại điều trị sau 7 ngày để ngăn ghẻ tái phát.
- Cách ly người bệnh. Các vật dụng cá nhân nên ngâm nước nóng và phơi nắng cho khô để tiêu diệt mầm bệnh.
- Không sử dụng các loại thuốc trị ghẻ gây hại cho da như 666, DDT, Volphatox,
Sử dụng thuốc điều trị bệnh ghẻ lở
Sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống là phương pháp chính trong điều trị bệnh ghẻ. Những loại thuốc điều trị bệnh ghẻ lở thường được sử dụng gồm:
NHÓM THUỐC | Bôi tại chỗ | Kháng histamin H1 | Xịt | |
PHÁC ĐỒ 1 | TÊN THUỐC | Diethylphtalat (DEP) | Telfast 180mg | Biotaki |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | Bôi ngoài da | 1 | Xịt ngoài da | |
PHÁC ĐỒ 2 | TÊN THUỐC | Gamma benzen 1% | Telfast 180mg | Biotaki |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | Bôi ngoài da | 1 | Xịt ngoài da | |
PHÁC ĐỒ 3 | TÊN THUỐC | Permethrin 5% | Telfast 180mg | Biotaki |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | Bôi ngoài da | 1 | Xịt ngoài da | |
PHÁC ĐỒ 4 | TÊN THUỐC | Benzoat benzyl 25% | Telfast 180mg | Biotaki |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | Bôi ngoài da | 1 | Xịt ngoài da | |
đvt | Tuýp | Viên | Lọ | |
Lưu ý | Bôi ngoài da | Uống sau ăn | Xịt ngoài da |
Biện pháp giảm ngứa do bệnh ghẻ đơn giản tại nhà
Một số biện pháp dưới đây có thể giúp bạn cải thiện cơn ngứa, làm lành tổn thương da và hỗ trợ điều trị bệnh ghẻ.
- Nha đam: Do chứa thành phần benzyl benzoat nên gel nha đam có tác dụng làm dịu da, đẩy nhanh quá trình lành da, giảm ngứa và giúp làm lành vết ghẻ. Thoa gel lô hội lên da mỗi ngày một lần và để da khô tự nhiên .
- Dầu cây trà: Dầu cây trà có đặc tính chống viêm và chống ngứa tự nhiên. Ngoài ra, thành phần diệt khuẩn của loại dầu này có khả năng ức chế hoạt động và tiêu diệt bọ ve. Do đó, người bị ghẻ có thể xịt tinh dầu trà lên giường hoặc thoa lên da để chữa bệnh.
- Hạt tiêu cayenne: Người bệnh có thể sử dụng hạt tiêu cayenne để giảm đau và giảm ngứa cho bệnh ghẻ
- Dầu đinh hương: Các hoạt chất được tìm thấy trong dầu đinh hương được cho là có có khả năng kháng khuẩn và gây tê. Do đó sử dụng tinh dầu này giúp điều trị bệnh ghẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Lưu ý:
- Các bạn cũng cần lưu ý rằng trước khi sử dụng bất kỳ biện pháp điều trị tại nào, người bệnh cũng cần có sự tư vấn và cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về nguyên nhân cũng như triệu chứng của tình trạng bệnh lý ghẻ lở mà Nhà thuốc Mariko muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu và phòng tránh được căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, cập nhật liên tục để tham khảo những thông tin hữu ích từ nhà thuốc nhé!