Đau đầu là một tình trạng cực kỳ phổ biến mà ai cũng gặp phải trong đời. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới – WHO, thống kê có khoảng 50% người lớn bị đau đầu trong mỗi năm. Mặc dù tỷ lệ các cơn đau vùng đầu sẽ thay đổi theo từng vùng địa lý, nhưng nó vẫn luôn là một trong các vấn đề sức khỏe thường gặp nhất hiện nay, đặc biệt trong tình trạng làm việc căng thẳng và stress hiện tại. Theo các bác sĩ chuyên khoa, các cơn đau đầu thường gặp thường không nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, cũng có những cơn đau do bệnh lý có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân như đau đầu do vỡ phình động mạch não, huyết khối tĩnh mạch nội sọ, viêm màng não, viêm não, và u não… Ở bài viết này cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh đau đầu hiệu quả bạn nhé!
1, Đau đầu là gì?
Đau đầu là các triệu chứng thứ phát, đau nhức ở phần đầu do nhiều nguyên nhân bệnh khác nhau gây ra, nó thường xảy ra theo cơ chế kích thích (cơ học, hóa học,…) hoặc các cấu trúc cảm giác trong hoặc ngoài sọ.
Đau đầu là một triệu chứng có tỷ lệ mắc rất cao trong các nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng hiện nay. Ở các nước Châu Âu, Mỹ, đau đầu là một trong những chứng bệnh mà thầy thuốc hay gặp nhất.
2, Nguyên nhân gây đau đầu và những ai dễ bị đau đầu?
Nguyên nhân gây đau đầu
Thông thường các bác sĩ thường chia các cơn đau đầu theo những nguyên nhân sau:
Đau đầu do các chứng bệnh thần kinh
- Bệnh nhân bị chấn thương sọ não.
- Những người mắc bệnh màng não – mạch máu não.
- Những người bị hội chứng tăng áp lực nội sọ.
- Những người bị bệnh đau nửa đầu (Migraine).
- Đau đầu do bị rối loạn chức năng.
Đau đầu do các chứng bệnh toàn thân
- Những người bị nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính.
- Bị nhiễm độc.
- Say nóng, hoặc say nắng.
Đau đầu do mắc bệnh nội khoa
- Các cơn đau đầu do mắc bệnh tim mạch.
- Bệnh tiêu hoá cũng có thể là nguyên nhân gây đau đầu.
- Đau đầu do bệnh thận món tính.
- Bị thiếu máu.
- Hoặc bị rối loạn nội tiết.
Đầu đầu do các bệnh chuyên khoa khác: Mắt, Tai – mũi – họng.
- Căn nguyên tại phần mềm ngoài sọ và hộp sọ gây ra các cơn đau đầu
- Bệnh nhân bị viêm xương sọ, hoặc bệnh xương Paget.
- Những người bị di căn ung thư vào xương sọ.
- Những người bị biến dạng cột sống cổ.
- Những người bị đau dây thần kinh chẩm lớn do thoái hoá khớp đốt sống cổ.
- Những người bị hoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng hay bị đau đầu.
- Đau đầu do viêm động mạch thái dương còn được gọi là bệnh Horton.
Những người dễ bị đau đầu
Đau đầu là chứng bệnh cực kỳ phổ biến và có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, những đối tượng hay gặp nhất có thể kể đến như:
- Phụ nữ: Nhìn chung, tỷ lệ xuất hiện cơn đau đầu ở nữ giới thường cao hơn nam giới, đặc biệt là chứng đau nửa đầu rất thường gặp. Các cơn đau đầu ở phụ nữ thường là đau nửa đầu có thể xuất hiện do sự thay đổi của hormone sinh dục nữ. Cơn đau nhức dễ xảy ra vào các thời điểm hành kinh hoặc mãn kinh.
- Những người thường xuyên sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá và các loại chất kích thích
- Những người hay bị căng thẳng, hoặc người hay lo lắng
- Những người thường xuyên làm việc với máy tính không nghỉ trong thời gian dài như: nhân viên văn phòng, nhân viên thiết kế đồ họa vi tính, và IT…
- Những người có bố, mẹ, anh chị em ruột bị mắc chứng đau nửa đầu có nguy cơ bị đau đầu cao hơn.
3, Triệu chứng và biến chứng của bệnh đau đầu
Các cơn đau đầu có biểu hiện như thế nào sẽ tùy thuộc vào loại đau đầu mà người bệnh gặp phải. Hiện nay có đến hơn 150 loại đau nhức đầu khác nhau được tìm thấy. Triệu chứng của một số loại đau đầu phổ biến thường gặp như sau:
Triệu chứng đau đầu do căng cơ
- Người bệnh sẽ bị nhức đầu từ nhẹ đến vừa, cảm giác đầu bị bó, hoặc kẹp như có một dải băng quấn căng quanh đầu.
- Tình trạng đau căng đầu căng cơ sẽ xảy ra ở cả hai bên đầu và thường xuất hiện trong thời gian ngắn rồi hết.
Triệu chứng đau nửa đầu
- Thường xuất hiện ở những người bệnh bị đau đầu từ vừa đến nặng. Các cơn đau chỉ xuất hiện ở một bên đầu, có cảm giác dồn dập, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn khi cơn đau kéo đến.
- Những người bị đau nửa đầu thường nhạy cảm với tiếng ồn, ánh sáng và mùi vị.
- Cơn đau nửa đầu có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày và lặp lại thường xuyên mà không đỡ.
Triệu chứng đau đầu từng cụm
- Các cơn đau nhức nhối bắt đầu ở khu vực phía trong, phía sau hoặc xung quanh một mắt, sẽ kéo dài từ 15 phút – 3 giờ.
- Các cơn đau có thể đi kèm với các triệu chứng sưng mắt, hoặc chảy nước mắt, sụp mí, nghẹt mũi, chảy nước mũi ở bên phần đầu bị đau.
- Việc xác định người bệnh đang gặp phải chứng đau đầu nào sẽ rất quan trọng để có phương án điều trị và phòng bệnh hiệu quả.
Các dấu hiệu nguy hiểm khi đau đầu
Phần lớn các cơn đau đầu sẽ biến mất trong một thời gian ngắn khi người bệnh được nghỉ ngơi, và thư giãn. Tuy nhiên, nếu gặp phải những dấu hiệu đau đầu do bệnh lý sau đây thì cần phải đi khám tại cơ sở y tế.
- Các cơn đau xảy ra đột ngột, hoặc trở nặng trong vòng vài giây hoặc vài phút, hoặc các cơn đau cực kỳ tồi tệ đến mức người bệnh không thể chịu được
- Đau đầu nặng kèm theo sốt cao hoặc bị cứng cổ
- Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng co giật, thay đổi tính cách, bị lú lẫn hoặc ngất xỉu.
- Các cơn đau xuất hiện nhanh chóng sau khi tập thể dục gắng sức hoặc bị chấn thương nhẹ.
- Đau đầu mới xuất hiện, nhưng đi kèm biểu hiện yếu, tê tay chân,hoặc nhìn mờ. Mặc dù chứng đau nửa đầu đôi khi có thể gây ra những triệu chứng này nhưng người bệnh vẫn nên được đánh giá khẩn cấp khi những triệu chứng này xuất hiện ngay lần đầu tiên vì có thể đi kèm là đột quỵ hoặc là tai biến mạch máu não.
Nếu cơn đau đầu thường xuất hiện dai dẳng, thường xuyên, gây cản trở tới các hoạt động bình thường hoặc nặng dần theo thời gian, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ sớm để được kiểm tra và thăm khám cụ thể.
4, Phòng ngừa đau đầu hiệu quả
Chìa khóa quan trọng nhất để ngăn ngừa chứng đau đầu là tìm ra các yếu tố có khả năng kích hoạt cơn đau đầu của bạn. Chẳng hạn, một số người sẽ cảm thấy nhức đầu khi ngửi mùi nước hoa mạnh hoặc ăn một số loại thực phẩm nhất định như (hạt điều, hành tây, hoặc chocolate…). Các yếu tố kích hoạt đau đầu ở mỗi người sẽ khác nhau. Khi đã xác định được các yếu tố này, người bệnh có thể tránh hoặc giảm thiểu tiếp xúc với chúng để phòng ngừa bệnh đau đầu.
Bên cạnh đó, một số các phương pháp khác cũng giúp phòng ngừa và hạn chế chứng đau đầu hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo như:
- Học cách quản lý chứng căng thẳng: hạn chế sự xuất hiện của căng thẳng và stress đến từ công việc, cuộc sống hoặc học tập.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đủ chất. Ăn điều độ, không bỏ bữa, cần phải chú ý duy trì lượng đường trong máu ổn định.
- Uống đủ nước: Người bệnh bị đau đầu cần bổ sung đủ nước, đặc biệt là trong những ngày nóng bức vì thiếu nước có thể khiến cơ thể cảm thấy choáng váng, mệt mỏi dẫn tới các cơn đau ở vùng đầu.
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây đau nhức đầu phổ biến hiện nay. Ngủ đủ giấc (ngủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm) sẽ giúp nâng cao năng lượng vào buổi sáng, giảm các cơn mệt mỏi, đau đầu và căng thẳng cho mọi người.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục ít nhất ba lần một tuần mỗi lần 30 phút có thể giúp giảm căng thẳng hiệu quả, giảm đau đầu và nâng cao sức khỏe tổng thể.
- Hạn chế uống rượu, bia, và các thức uống chứa chất kích thích như caffeine…
- Tạo khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn trong lúc làm việc để tránh bị đau đầu và chống mỏi mắt.
Thông thường những cơn đau đầu thường diễn ra ở mức độ nhẹ và trong thời gian ngắn, có thể được kiểm soát bằng các phương pháp đơn giản như trên.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các cơn đau đầu có mức độ rất dữ dội, khiến bệnh nhân khó tập trung làm việc và ảnh hưởng đến cuộc sống. Chính vì vậy, bạn cũng phải tiến hành kiểm tra và thăm khám để tìm ra nguyên nhân của căn bệnh.
5, Điều trị đau nhức đầu đầu
Để điều trị đau đầu chủ yếu là tìm ra căn nguyên nhức đầu và điều trị nhằm xoá bỏ nguyên nhân đó, ví dụ: tăng huyết áp, viêm màng não… Sau đây là một số phác đồ điều trị đau đầu bằng thuốc phổ biến như:
NHÓM THUỐC | Giảm đau | TPCN/ Hỗ trợ | ||
PHÁC ĐỒ 1 | TÊN THUỐC | Di- antipain 375 | Eco Max 360mg | Neurobion |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 2 | 2 | 1 | |
PHÁC ĐỒ 2 | TÊN THUỐC | Effaragan 500mg | Eco 240mg | Magie Corbie |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 1 | 1 | 1 | |
ĐVT | Viên | Viên | Viên | |
LƯU Ý | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn |