Đau bụng kinh: Nguyên nhân,Triệu chứng và phác đồ điều trị hiệu quả

Đau bụng kinh thường bao gồm các triệu chứng của phụ nữ trước, sau hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Thông thường với một số người, đau bụng kinh chỉ ở mức độ nhẹ có thể chịu đựng được và không kéo dài nhưng với một số người khác, tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. Vậy đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và phác đồ điều trị hiệu quả ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!

1, Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh (hay còn gọi là đau bụng đến tháng) là những cơn đau nhói hoặc co thắt, và đau quặn ở phía vùng bụng dưới, thường xuất hiện ngay trước và trong thời gian hành kinh. Đối với một số phụ nữ chỉ cảm thấy cơn đau này hơi khó chịu, và phiền nhiễu. Tuy nhiên, cũng nhiều người lại chịu đựng những cơn đau dữ dội hơn và có thể gây khó khăn cho hoạt động thường ngày. 

Một số các bệnh lý khác như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung có thể khiến cho các cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng hơn. Trong những trường hợp đó, điều trị triệt để nguyên nhân sẽ giúp người bệnh giảm bớt cơn đau hiệu quả.

Tuy nhiên, cũng có những phụ nữ trải qua các cơn đau bụng kinh không liên quan đến bệnh lý nào khác thường có xu hướng bớt đau theo độ tuổi và thường đỡ đau hơn sau khi đã sinh con.

Phân loại đau bụng kinh

Hiện nay dựa theo nguyên nhân thì chia ra làm hai loại là nguyên phát và thứ phát.

  • Đau bụng kinh nguyên phát là những cơn đau bụng xuất hiện lặp lại trong những lần có kinh và thường không liên quan đến bệnh lý khác. Các cơn đau này thường bắt đầu trước 1–2 ngày hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Đối với các cơn đau này, bạn sẽ thấy đau ở bụng dưới, có khi kèm theo bị đau lưng hay đùi. Các cơn đau sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người, có thể kéo dài từ 12 – 72 giờ, có thể đi kèm với đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, hoặc tiêu chảy. 
  • Đau bụng kinh thứ phát đây là cơn đau liên quan đến một rối loạn hay bệnh lý ở cơ quan sinh sản và bộ phận sinh dục của phụ nữ, như lạc nội mạc tử cung, bệnh cơ tuyến tử cung, u xơ tử cung hay bị nhiễm trùng. Các cơn đau này thường diễn ra trước khi kỳ kinh bắt đầu và kéo dài hơn so với cơn đau bụng kinh thông thường. Các cơn đau này thường không kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi hay tiêu chảy.

2, Nguyên nhân gây nên bệnh – Đối tượng hay mắc đau bụng kinh

Thông thường đau bụng kinh là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi kỳ kinh nguyệt diễn ra, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp còn do nguyên nhân khác.

Đau bụng kinh do thay đổi nội tiết tố

Khi đến kỳ kinh, các hormone prostaglandin tiết ra nhiều hơn giúp cho tử cung co bóp, đẩy máu kinh ra ngoài. Các cơn đau bụng cũng sẽ xuất hiện do hormone này, đi kèm với tình trạng tiêu chảy, và buồn nôn. Khi niêm mạc tử cung bong ra hết sau vài ngày của chu kỳ kinh, hormon prostaglandin sẽ giảm xuống thì cơn đau bụng cũng giảm và biến mất. 

Đau bụng kinh do vòng tránh thai

Thông thường các vòng tránh thai đặt trong tử cung của phụ nữ cũng có thể là nguyên nhân khiến cho cơn đau bụng kinh kéo dài và trầm trọng hơn, nhất là vài tháng đầu sau khi đặt. Nếu các cơn đau kéo dài, dịch âm đạo có mùi hôi và đau khi quan hệ cần phải tới cơ sở y tế để khám. 

Đau bụng kinh do bệnh lý

Một số bệnh lý sau sẽ khiến cho tình trạng đau bụng kỳ kinh trở nên trầm trọng hơn như:

  • Bị lạc nội mạc tử cung
  • U xơ tử cung do khối u chèn ép vào tử cung
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt làm cho thay đổi nội tiết trước kỳ kinh 1 – 2 tuần làm cho cơn đau nặng hơn. 
  • Bị hẹp cổ tử cung: Nếu cổ tử cung quá nhỏ, làm cho máu kinh bị chậm chảy hơn tăng áp lực có thể gây ra đau bụng kinh. 
  • Do bị viêm vùng chậu, các tình trạng viêm nhiễm làm tăng cơn đau bụng kinh hơn thông thường. 

Đau bụng kinh do ăn uống

Thói quen ăn uống không lành mạnh có thể khiến các cơn đau bụng kinh đến nghiêm trọng hơn như:

  • Ăn nhiều đồ ăn mặn như khoai tây chiên, đồ đóng hộp khiến tăng tình trạng đầy bụng, ợ hơi gây áp lực đau bụng kinh hơn so với thông thường.
  • Tiêu thụ nhiều cafein khiến cho tử cung bị kích thích và các cơn đau nặng hơn.
  • Mơ động vật sẽ khiến cho chị em phụ nữ tăng tiết hormone prostaglandin gây co bóp tử cung mạnh, và đau bụng nặng hơn.
  • Thực phẩm nhiều đường cũng khiến chị em dễ bị viêm, đau bụng khi kỳ kinh đến. 
  • Rượu và đồ uống kích thích có thể làm cho các cơn đau trở nên tệ hơn. 
Bị đau bụng kinh phải làm sao?

3, Triệu chứng – biến chứng  bệnh

Triệu chứng đau bụng kinh

Các triệu chứng thường thấy như:

  • Bị đau nhói hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới, đôi khi đau dữ dội.
  • Các cơn đau xuất hiện trước khi có kinh 1–3 ngày, mức độ đau cao nhất thường vào khoảng 24 giờ sau khi bắt đầu có kinh rồi giảm dần sau khoảng 2–3 ngày và mất hẳn.
  • Tình trạng đau âm ỉ, liên tục kéo dài cho tới gần hết kỳ kinh.
  • Đối với một số người cơn đau có thể lan ra vùng lưng dưới và xuống dưới đùi

Một số các triệu chứng khác như: Đau đầu, buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, chóng mặt, đổ mồ hôi trộm, táo bón hoặc đầy hơi chướng bụng.

Biến chứng của đau bụng kinh

Thông thường các cơn đau bụng kinh sẽ biến mất sau khi hết kỳ kinh. Tuy nhiên, với các trường hợp bị đau bụng kinh do bệnh lý gây nên thì sẽ có những biến chứng do các bệnh lý gây ra. Chính vì vậy, nếu thấy cơn đau không cải thiện và có xu hướng đau mạnh hơn và biểu hiện bất thường cần đi khám để phát hiện bệnh. 

4, Cách phòng tránh đau bụng kinh

Do cơ chế phát bệnh của chứng đau bụng kinh nguyên phát còn chưa rõ ràng nên ta chỉ có thể dự phòng bệnh bằng cách tránh lạnh, hạn chế ăn đồ lạnh, không làm việc quá sức, và quá căng thẳng.

nếu đau bụng kinh kéo dài do các chứng bệnh ở cơ quan sinh dục gây nên, vì vậy nên sớm kiểm tra phát hiện bệnh phụ khoa, và kịp thời điều trị. Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ trong thời kỳ kinh nguyệt, tránh lao động thể lực hoặc vận động quá sức. Tuyệt đối không sinh hoạt vợ chồng và quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt và tránh những bệnh phụ khoa không cần thiết.
  • Nên tránh thai bằng bao cao su hoặc các biện pháp an toàn, tránh nạo thai và phẫu thuật buồng trứng hay tử cung. 

5, Phác đồ điều trị đau bụng kinh

Để giảm đau bụng kinh thông thường, bạn có thể:

  • Sử dụng túi chườm ấm hay một chai nước ấm đặt lên vùng bụng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt. 
  • Tăng cường tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe. Nhưng chỉ nên tập nhẹ nhàng nếu trong thời kỳ hành kinh. 
  • Tắm bằng nước ấm, thực hiện các liệu pháp thư giãn và thả lỏng cơ thể như thiền, yoga.
  • Ăn nhiều trái cây, rau củ, dùng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất. 
  • Tránh sử dụng rượu bia và chất kích thích. 
  • Thăm khám phụ khoa thường xuyên. 

Các thuốc có thể sử dụng để hạn chế cơn đau bụng kinh có thể kể đến như:

Phác đồ 1:

  • Thuốc giảm đau/ chống co thắt cơ trơn: Nospa fort 80 uống 1 viên/ lần
  • Vitamin và khoáng chất: Ferrovit uống 2 viên/ lần
  • Thực phẩm chức năng hỗ trợ: Nga phụ khang uống 2 viên/ lần
  • Uống thuốc sau ăn

Phác đồ 2:

  • Thuốc giảm đau/ chống co thắt cơ trơn: Spalaxin 40 uống 2 viên/ lần
  • Vitamin và khoáng chất: Sắt folic uống 1 viên/ lần
  • Thực phẩm chức năng hỗ trợ: Ích mẫu PV uống 2 viên/ lần (uống 2 tuần trước kỳ kinh)
  • Uống thuốc sau ăn

Với các trường hợp đau bụng kinh là do bệnh lý khác gây ra, bạn có thể cần phải thăm khám và điều trị với bác sĩ. Nếu bạn đang tìm kiếm 1 phác đồ trị bệnh thích hợp, liên hệ với chúng tôi ngay ngày hôm nay bạn nhé!

Tags:
Contact Me on Zalo