Dấu hiệu, Nguyên nhân & Cách điều trị căng cơ hiệu quả
Đối tượng thường bị căng cơ

Căng cơ là tình trạng phổ biến hiện nay mà rất nhiều người thường gặp phải, với những triệu chứng dễ nhầm lẫn với những căn bệnh khác. Tuy Căng cơ không gây nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ gây nhiều biến chứng về sau ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. 

Vậy để hiểu hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng tránh và điều trị kịp thời khi bị căng cơ, hay cùng nhà thuốc Mariko tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Căng cơ là gì? 

Căng cơ ( hay còn được với tên tiếng anh là Muscle Strain) đây là hiện tượng cơ bị kéo căng, thậm chí là bị rách. Hiện tượng này thường xảy ra khi cơ thể mệt mỏi và vận động quá mức. Căng cơ có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất là lưng dưới, cổ, đùi. 

Căng cơ ( hay còn được với tên tiếng anh là Muscle Strain) đây là hiện tượng cơ bị kéo căng, thậm chí là bị rách
Căng cơ ( hay còn được với tên tiếng anh là Muscle Strain) đây là hiện tượng cơ bị kéo căng, thậm chí là bị rách

Khi cơ bị căng, các sợi cơ sẽ bị xé rách một phần hoặc toàn bộ ( đối với một số sợi cơ) hoặc bị rách hoàn toàn, dẫn đến  máu đông. Căng cơ thường gây  đau  và bầm tím tại vùng bị tổn thương đó. Do đó các bạn phải hạn chế vận động tại chỗ bị căng cơ. Trong trường hợp nhẹ, có thể điều trị căng cơ bằng uống thuốc, chườm đá, chườm nóng nhưng trong trường hợp nghiêm trọng, chỗ căng cơ cần được chăm sóc y tế một cách cẩn thận.

Nguyên nhân căng cơ quá mức

Để giúp phòng tránh một cách đáng kể tình trạng căng cơ. Nhất là căng cơ do tập luyện thể thao, sau khi vận động mạnh hoặc sau trị liệu, sau khi vận động mạnh,…thì các bạn cần phải nắm được những nguyên nhân chính gây nên căng cơ quá mức như dưới đây.

Nguyên nhân căng cơ quá mức
Nguyên nhân căng cơ quá mức
  • Các cơ bắp bị sử dụng một cách quá mức mà không có thời gian để nghỉ ngơi. Do đó dẫn tới tình trạng sức chịu đựng của cơ bị vượt quá giới hạn;
  • Không thực hiện các động tác khởi động cơ bắp một cách cẩn thận trước khi thực hiện các hoạt động có thể dẫn đến các cơ chưa được làm nóng và giãn đủ mức cần thiết;
  • Cơ bắp của bạn bản chất là thiếu độ mềm dẻo, linh hoạt;

Ngoài những nguyên nhân căng cơ do cường độ cao khi vận động tập luyện mà chúng tôi kể ở trên thì còn đến từ các nguyên nhân khác, ví dụ như:

  • Khi chạy nhảy đột nhiên bị mất thăng bằng hay trượt ngã cũng là một trong những nguyên nhân khiến các thớ cơ chân xuất hiện tình trạng căng.
  • Khi thực hiện các động tác như ném, bê vác  đồ vật nặng sai tư thế cũng có thể khiến các nhóm cơ ở thắt lưng, vai cổ bị dãn một cách bất thường và từ đó dẫn đến tình trạng căng cơ.
  • Một trong những yếu tố ngoại cảnh tác động đến căng cơ là do thời tiết. Bởi vì khi nhiệt độ giảm thấp có thể gây nên hiện tượng các cơ bị co cứng

Đối tượng thường bị căng cơ

Về các vị trí thường bị căng cơ, chúng ta sẽ thường bị ở: thắt lưng, cổ, vai gáy,….Tuy nhiên đau và căng cơ có thể xuất hiện ở rất nhiều những vị trí khác trên cơ thể nữa. 

Đối tượng thường bị căng cơ
Đối tượng thường bị căng cơ

Nhìn chung, tình trạng căng cơ quá mức có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và chúng ta sẽ rất khó để lường trước được. Tuy nhiên theo thống kê thì đối tượng dễ bị căng cơ thường là những người trẻ trong độ tuổi từ 22 đến 35 tuổi, và họ thường làm các công việc như:

  • Nhân viên làm trong văn phòng
  • Vận động viên thể thao hoặc người tập luyện thể thao quá sức
  • Người thường xuyên phải làm các công việc nặng nhọc hoặc phải lao động quá mức

Các triệu chứng căng cơ

Các triệu chứng căng cơ phổ biến mà chúng ta có thể bắt gặp như: 

  • Xuất hiện triệu chứng đau tại vùng căng cơ. Các cơn đau có thể xuất hiện ở mọi thời điểm khi nghỉ ngơi, hoặc vào ban đêm
  • Đối với các trường hợp chấn thương đột ngột sẽ thường xuyên kèm theo các dấu hiệu như: đỏ, sưng tấy, bầm tím. Trong trường hợp này thì căng cơ đã khiến cơ bị rách  và ảnh hưởng đến các mạch máu nhỏ, gây nên chảy máu cục bộ.
  • Đôi khi xuất hiện các tình trạng như khó cử động, chuột rút. Trong một số trường hợp căng cơ ở mức độ mạnh, người bệnh thậm chí sẽ cảm thấy rất đau, thậm chí mất đi khả năng đi lại.
  • Gân và cơ bị yếu.

Biện pháp phòng tránh căng cơ

Mặc dù, căng cơ là chấn thương thường gặp trong sinh hoạt, lao động, tập luyện và khó có thể biết trước được khi nào căng cơ xảy ra.. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể xem qua một số cách phòng căng cơ dưới đây để hạn chế căng cơ: 

Cách phòng ngừa tình trạng căng cơ quá mức
Cách phòng ngừa tình trạng căng cơ quá mức
  • Chuẩn bị trước khi tập luyện hoặc làm việc nặng, các bạn nên khởi động để làm ấm cơ thể, và giúp các cơ được kéo giãn 
  • Các bạn cần phải duy trì cho mình thói quen vận động cơ thể mỗi ngày để cơ thể mình thêm phần linh hoạt
  • Hạn chế việc chỉ ngồi một chỗ quá lâu, đặc biệt là đối với dân văn phòng.
  • Khi cần nâng vác vật nặng, các bạn nên thực hiện nâng vác đúng tư thế
  • Tránh việc ngồi hoặc đứng sai tư thế.
  • Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học: Mỗi ngày, cần đảm bảo bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.  Từ đó, sẽ giúp cho các cơ, gân, xương khớp của bạn thêm phần chắc khỏe, các hoạt động thường ngày cũng sẽ được hỗ trợ một cách tốt nhất
  • Sắp xếp cho bản thân mình thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Ngoài việc phải tránh vận động quá mức, các bạn cần phải biết cân bằng giữa vận động và nghỉ ngơi. Điều này sẽ có tác dụng tích cực trong việc giúp ngăn ngừa chấn thương hiệu quả,  tạo thời gian để cơ thể được hồi phục

Các phương pháp chẩn đoán căng cơ

Bác sĩ sẽ hỏi  về bệnh sử và các triệu chứng của bạn, sau đó tiến hành khám sức khỏe để chẩn đoán căng cơ. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra tổn thương cơ và các triệu chứng tiềm ẩn nguy cơ khác. Điều này sẽ giúp xác định được nguyên nhân gây căng cơ, mức độ tổn thương và xác định các chấn thương  kèm theo (nếu có).

Các phương pháp chẩn đoán căng cơ
Các phương pháp chẩn đoán căng cơ

Các xét nghiệm thường được chỉ định gồm:

  • Siêu âm: Siêu âm sẽ giúp tìm kiếm tình trạng viêm và các tổn thương trong các sợi cơ.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra các rối loạn tự miễn gây cứng cơ và các tổn thương cơ.
  • Chụp X-quang: Chụp X-quang giúp trả lời câu hỏi tình trạng căng cơ có liên quan tới các vấn đề về xương hay không và từ đó loại bỏ một số yếu tố nguy cơ.
  • Chụp CT và chụp MRI: Chụp CT và chụp MRI sẽ giúp phát hiện các bất thường của xương gây nên chèn ép dây thần kinh. Đồng thời đánh giá một cách tổng quan những tổn thương ở cơ và gân.
  • Điện cơ: Điện cơ giúp đánh giá các hoạt động dây thần kinh và cơ bắp.

Nên làm gì khi bị căng cơ?

Nếu bị căng cơ, hầu hết mọi người có thể điều trị tại nhà bằng cách chườm đá lên vùng cơ  bị căng quá mức. Nếu bạn bị căng cơ sau khi tập thể dục hoặc căng cơ sau khi trị liệu, cần tuân thủ các hướng dẫn sau để giảm tình trạng căng cơ của mình:

  • Nghỉ ngơi: Bạn nên dừng ngay quá trình tập luyện hoặc lao động nếu thấy  căng cơ. Bởi vì đây là thời gian để cơ của bạn cần được nghỉ ngơi. Tránh sử dụng các vùng cơ bị tổn thương trong  vài ngày để bảo vệ vùng cơ  bị thương. 
  • Chườm đá: Chườm lạnh là được xem là một phương pháp hết sức hữu hiệu để làm giảm sưng cơ. Tuy nhiên, bạn không nên chườm trực tiếp lên vùng cơ bị căng, có thể dùng khăn bọc hoặc túi đựng đá. Chườm đá khoảng 15 – 20 phút mỗi lần cách nhau khoảng 1 tiếng, thực hiện đều đặn trong 1 – 3 ngày.
  • Băng bó: Các bạn cũng có thể sử dụng băng bó đàn hồi để băng, quấn xung quanh vùng cơ bị căng. Băng cho đến khi nào cảm thấy chỗ sưng được giảm bớt. Lưu ý các bạn không nên dùng lực quá khi quấn bởi nếu quấn quá chặt có thể ảnh hưởng đến việc tuần hoàn  của máu.
  • Các bạn nên giữ cho phần cơ bắp bị tổn thương ở vị trí cao hơn tim nếu có thể.
  • Nên làm gì khi bị căng cơ
    Nên làm gì khi bị căng cơ

Không nên làm gì khi bị căng cơ?

Không phải chỉ cần biết cần làm gì khi căng cơ là đủ, mà các bạn cũng nên quan tâm đến những điều không nên làm khi bị căng cơ như chúng tôi liệt kê ở dưới đây:

  • Không chườm nóng,   rượu, dầu để xoa bóp vùng cơ bị  thương: Các cách trị  liệu này đều  khiến  dây chằng bị xơ, mất đi tính đàn hồi vốn có, trở nên yếu đi và dễ bị chấn thương lại nếu hoạt động mạnh.
  • Tránh tập tạ: Trong giai đoạn này, bạn nên tránh các loại hình thể thao cường độ cao, Bởi vì đây là thời gian các cơ cần được nghỉ ngơi và phục hồi. Đồng thời chú ý đến khối lượng tập luyện và thời gian phục hồi sau khi phục hồi  để tránh những biến chứng có thể xảy ra.
  • Các bạn cần tránh các hoạt động làm tăng cơn đau liên quan đến  cơ bị ảnh hưởng, chẳng hạn như: đạp xe, chạy bộ, chạy nhảy,… một thời gian khi cơ chân bị căng thẳng.

Khi nào nên đi khám bác sĩ

Đối với những người bị căng cơ từ nhẹ đến trung bình, các bạn chỉ cần điều trị tại nhà là đủ. Các bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Cơn đau không thuyên giảm sau khoảng thời gian một tuần.
  • Khu vực bị thương bị tê.
  • Có máu chảy ra từ chấn thương.
  • Không thể đi bộ.
  • Không thể di chuyển cánh tay hoặc chân của mình.

Đối với tình trạng căng cơ nghiêm trọng, việc khám lâm sàng có thể yêu cầu kết hợp các xét nghiệm hình ảnh. Chụp X-quang và MRI có thể giúp bác sĩ xác định mức độ tổn thương. Điều trị có thể bao gồm thuốc chống viêm và thuốc giảm đau để giảm đau và sưng. Liệu pháp tăng cường  cơ bắp và phục hồi phạm vi chuyển động. 

Trong những trường hợp rất nghiêm trọng, có thể cần phải phẫu thuật để điều trị cơ hoặc gân bị  thương.

Nhìn chung tình trang căng cơ nếu ở mức độ từ nhẹ đến trung bình sẽ tự lành trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, nếu người bệnh có những triệu chứng nặng bạn nên thăm khám bác sĩ cẩm thận để có phương pháp chữa trị phù hợp nhất. 

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến bệnh căng cơ, hi vọng sẽ cung cấp thêm cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Để được tư vấn chi tiết nhất bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 18001202 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể nhất nhé!

Tags:
Contact Me on Zalo