Vôi hóa cột sống là một dạng của lão hóa xảy ra với cột sống, đa phần thời gian đầu không gây triệu chứng gì nhưng nếu bệnh phát triển sẽ gây đau, tổn thương thần kinh, giảm vận động. Trước đây, bệnh lý này thường gặp ở những người trên 40 tuổi, song thời gian gần đây lại đang trở nên đáng báo động ở người trẻ trong độ tuổi 20 – 30 do thói quen ít vận động và ngồi sai tư thế trong thời gian dài. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến chức năng vận động nếu không được điều trị kịp thời.
Vôi hóa cột sống gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh
1. Vôi hóa cột sống là bệnh gì?
Vôi hóa cột sống có bản chất là sự lắng đọng canxi ở các khớp xương, gây ra tình trạng thoái hóa và hình thành các gai cột sống, khiến hạn chế cử động của các khớp xương. Vôi hóa cột sống khiến cho quá trình vận động của người bệnh trở nên khó khăn và gây ra cảm giác đau đớn do các dây thần kinh, mạch máu bị đè ép. Bất cứ đoạn nào của cột sống cũng có thể bị vôi hóa, nhưng 2 dạng phổ biến nhất chính là vôi hóa đốt sống cổ và vôi hóa đốt sống lưng. Trước đây, bệnh lý này thường gặp ở những người trên 40 tuổi, nhưng ngày nay lại xuất hiện ở cả những người trẻ do thói quen xấu trong sinh hoạt như ngồi sai tư thế và ít luyện tập thể thao.
Hai vị trí thường gặp của vôi hóa cột sống
2. Các triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống
Bệnh vôi hóa cột sống có các dấu hiệu, biểu hiện sau đây:
– Cảm thấy cứng, khó vận động ở những vị trí bị vôi hóa. Ví dụ vôi hóa đốt sống lưng khiến người bệnh khó xoay người hay cúi người xuống.
– Các cơn đau buốt dữ dội thường xuyên xảy ra và lan ra những khu vực xung quanh. Nguyên nhân là do các gai xương gây chèn ép lên các cơ, dây thần kinh và gây nên các cơn đau dữ dội.
– Tê bì bàn tay, bàn chân do bệnh đã ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi.
– Vôi hóa kèm theo gai cột sống khiến người bệnh có cảm giác đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, giảm trí nhớ, ù tai, hay quên…
– Tiểu tiện không tự chủ: Tình trạng vôi hóa cột sống càng làm tăng tình trạng hẹp ống tủy. Từ đó dẫn đến tình trạng tiểu tiện không tự chủ.
3. Vôi hóa cột sống có nguy hiểm không?
Vôi hóa đốt sống cổ thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với vôi hóa đốt sống lưng. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Rối loạn tiền đình: Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, suy giảm trí nhớ.
- Hẹp tủy sống: Gây ra các cơn đau nhức vùng bả vai, đau đầu và đau cả hai cánh tay.
- Động mạch bị chèn ép: Làm xuất hiện các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, suy giảm trí nhớ…
- Gây chèn ép rễ dây thần kinh: Một khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân sẽ có khả năng cao bị liệt nửa người hoặc liệt cả hai chi.
4. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh vôi hóa cột sống
– Do quá trình lão hóa của cơ thể: Tuổi tác cao, kết cấu của các khớp sẽ trở nên lỏng lẻo và yếu dần theo thời gian. Lúc này, các sụn sẽ không được tái tạo và rất dễ bị tổn thương. Ngoài ra, phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh cũng có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống.
– Do thiếu máu: Thiếu hụt máu sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất đến các khớp xương. Từ đó khiến cho các khớp xương bị xốp và dần bị vôi hóa.
– Sai tư thế khi làm việc, ít vận động: Các thói quen làm việc như ngồi quá lâu ở một vị trí, ít vận động hoặc làm các công việc quá nặng cũng làm tăng nguy cơ bị vôi hóa cột sống. Nhân viên văn phòng, lái xe đường dài, công nhân may mặc, công nhân bê vác… là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này.
Làm việc sai tư thế là một nguyên nhân dẫn đến vôi hóa cột sống
– Do chấn thương khi làm việc hoặc tai nạn cũng khiến cho các đốt sống bị biến đổi. Lý do là khi xảy ra chấn thương, cơ thể sẽ phản xạ tự nhiên, tích tụ canxi để bảo vệ phần xương bị tổn thương. Về lâu dài, sự tích tụ này sẽ gây ra hiện tượng vôi hóa.
– Cơ thể thừa cân, béo phì khiến cho trọng lượng cơ thể đè nén lên các khớp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vôi hóa cột sống. Để không gặp phải tình trạng này, bạn cần lên kế hoạch giảm cân để hạn chế nguy cơ bị vôi hóa cột sống.
– Chế độ dinh dưỡng quá ít hoặc quá nhiều canxi cũng là tác nhân gây nên căn bệnh vôi hóa cột sống.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
5. Cách phòng tránh bệnh vôi hóa cột sống
Vôi hóa cột sống hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng những phương pháp như:
– Tránh ngồi lâu, đứng lâu một tư thế; mang vác nặng quá mức hoặc các động tác quá mạnh, đột ngột và sai tư thế.
Ngồi làm việc đúng tư thế
– Duy trì cân nặng ở mức lý tưởng, tránh tình trạng béo phì.
– Tập luyện các môn thể thao đúng cách để giảm các tổn thương cơ xương khớp và chấn thương.
Động tác đơn giản nhưng hiệu quả cho cột sống
– Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất canxi, protein, vitamin B, vitamin C, vitamin E, glucosamine qua thức ăn và thực phẩm chức năng.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dị dạng cột sống để có biện pháp chỉnh hình nội khoa hay ngoại khoa thích hợp
6. Phác đồ điều trị bệnh vôi hóa cột sống
Nhóm thuốc | Thuốc chống viêm NSAID | Thuốc giãn cơ | Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm | TPCN/ Thuốc hỗ trợ | Chế độ ăn uống/ vận động / khuyến cáo | ||
Phác đồ 1 | Tên thuốc | Fonotim 500mg | Myonal 50mg | Viên uống bổ xương khớp tổng hợp Glucosamine và Chondroitin | Maxcal | An Cốt Nam | Bổ sung thực phẩm chứa nhiều canxi : Tôm, cua, sữa…Tránh làm việc nặng, vận động mạnh. |
Cách dùng (viên/ liều) | 1 | 2 | 3 | 1 | 2 | ||
Phác đồ 2 | Tên thuốc | Arcoxia 90mg | Myonal 50 | Piascledine 300mg | An Cốt Nam | ||
Cách dùng (viên/ liều) | 1 | 2 | 1 | 2 | |||
Phác đồ 3 | Tên thuốc | Mobic 7.5 | Mydocalm 150 | Diacerhein 50mg | Bonesupport | ||
Cách dùng (viên/ liều) | |||||||
Lưu ý | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn |
Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe hoặc cần hỗ trợ bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.