Bệnh tăng động: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị
Tăng động giảm chú ý được viết tắt là ADHD dùng để chỉ chứng rối loạn phổ biến ở trẻ em và gần đây đang có xu hướng gia tăng

Rối loạn giảm chú ý hay còn gọi là tăng động giảm chú ý (Attention Deficit / Hyperactivity Disorder- ADHD) là rối loạn thường gặp ở trẻ em và những năm gần đây đang có xu hướng gia tăng nhanh. Đặc tính nổi bật nhất của dạng bệnh lý này là trẻ thường gặp phải chính là khó khăn trong việc điều chỉnh tập trung, khó có thể kiểm soát những hành động thái quá, phấn khích, kích động… Các rối loạn thường gây hậu quả nặng nề đến việc học tập, làm việc và quan hệ xã hội của trẻ…

Vậy để hiểu hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và các triệu chứng của bệnh tăng động. Hãy cùng Nhà thuốc Mariko tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé! 

Tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý ( được viết tắt là ADHD) dùng để chỉ chứng rối loạn phổ biến ở trẻ em và gần đây đang có xu hướng gia tăng. 

Tăng động giảm chú ý được viết tắt là ADHD dùng để chỉ chứng rối loạn phổ biến ở trẻ em và gần đây đang có xu hướng gia tăng
Tăng động giảm chú ý được viết tắt là ADHD dùng để chỉ chứng rối loạn phổ biến ở trẻ em và gần đây đang có xu hướng gia tăng

Đặc điểm nổi bật nhất của bệnh là trẻ thường gặp  nhiều khó khăn trong các việc như: Điều chỉnh sự tập trung, khó kiểm soát các hành động thái quá, thường xuyên bị kích động, phấn khích,… Các rối loạn này có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến học tập, làm việc và các mối quan hệ xã hội của trẻ

Đặc biệt trong cuộc sống ngày càng bận rộn như hiện nay, sự thiếu  quan tâm của cha mẹ cũng góp phần không nhỏ dẫn đến tình trạng bệnh này có xu hướng trở nên phức tạp và trầm trọng hơn.

Nếu cảm thấy con trẻ có  dấu hiệu của bệnh tăng động giảm chú ý, cha mẹ hãy quan tâm đến con mình nhiều hơn. Việc phát hiện, chẩn đoán sớm bệnh  thông qua các dấu hiệu và kiên trì điều trị sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, sớm hòa nhập và làm chủ cuộc sống của mình.

Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tăng động

Về nguyên nhân của rối loạn tăng động giảm chú ý hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên có thể một yếu tố tác động hoặc trực tiếp gây nên bệnh này như:

Yếu tố sinh học: di truyền, sinh non, sử dụng một số thuốc, bệnh lý của mẹ khi mang thai, tổn thương não khi sinh, bệnh lý sau sinh..

Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tăng động
Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh tăng động

Yếu tố môi trường:

  • Môi trường sống không ổn định: ổn ào, chật chội,…
  • Trong gia đình luôn phải giữ tâm lý căng thẳng
  • Dùng Internet chơi điện tử, xem phim quá nhiều
  • Môi trường bị ô nhiễm

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động

Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê cho các bạn dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý

Nghịch ngợm, hiếu động một cách thái quá

  • Không thể ngồi yên  trong thời gian dài,  nghịch ngợm, di chuyển liên tục, chạy, nhảy, leo trèo, ở khắp mọi nơi. 
  • Liên tục di chuyển, như thể “lái xe hơi” hoặc “ đi trên đường”
  • Tự ý đi lại trong những hoàn cảnh yêu cầu phải ngổi một chỗ như: học bài, ăn uống,….
  • Không có sự kiên trì, nhẫn nại
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động

Bốc đồng trong suy nghĩ và hành vi

  • Nói nhiều, chen ngang vào  câu chuyện của người khác, thường xuyên bỏ trả lời trước khi nghe hết câu hỏi
  • Bực tức, tức giận khi cứ phải chờ đợi lần lượt khi chơi với bạn bè …
  • Nóng tính, dễ nổi nóng, cáu kỉnh vô cớ, thậm chí có những hành vi quá khích như la mắng, đánh bạn bè hoặc  làm tổn thương bản thân.

Kém tập trung chú ý

  • Khó có thể tập trung trong thời gian dài, thường bỏ sót chi tiết và  mắc lỗi 
  • Không chú ý đến những gì người khác đang nói, ngay cả khi đối mặt trực tiếp
  • Hay quên, làm mất đồ chơi, đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân  
  • Tránh hoặc không thích làm những công việc đòi hỏi sự cố gắng kéo dài, chẳng hạn như  bài tập về nhà, viết báo cáo,… 
  • Rất dễ bị phân tâm bởi những kích thích bên ngoài 
  • Thường xuyên bỏ sót các hoạt động thường ngày như quên đánh  răng, quên rửa mặt, quên làm việc nhà,  quên đi học,…

Một số biểu hiện khác: 

  • Rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, nói ngọng, chậm hiểu 
  • Quá nhạy cảm  với ánh sáng, âm thanh và tiếng ồn
  • Dễ bị xáo trộn giấc ngủ, khó ngủ, trằn trọc, hay mơ, thức giấc giữa đêm, mất ngủ

Có thể bao gồm một hoặc nhiều biện pháp sau: 

  • Thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện sức khỏe một cách tổng thể và giảm  nhẹ các triệu chứng bệnh
  • Giáo dục trẻ em và gia đình về  thay đổi hành vi 
  • Dùng thuốc để kiểm soát sự mất cân bằng hóa học trong não và ở các vùng não chịu trách nhiệm tập trung 
  • Tư vấn tâm lý cho trẻ
  • Một trong những phương pháp quan trọng nhất là chú ý về giáo dục, điều trị tâm lý  kết hợp với dùng thuốc để đạt được kết quả tốt nhất.

Phác đồ điều trị bệnh tăng động

Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh tăng động mà các chuyên gia y bác sĩ  nghiên cứu, mời bạn cùng tham khảo thêm:

NHÓM THUỐC Thuốc hướng thần Điều trị hành vi TPCN hỗ trợ
PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC  Methylphenidate ( Ritalin) Theo bác sỹ điều trị Cốm Eraguta 
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 1
PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC  Dextroamphetamine Theo bác sỹ điều trị Cốm Eraguta 
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 1
ĐVT Viên Gói
Lưu ý Uống sau ăn Uống sau ăn

Phân biệt giữa hiếu động và tăng động

Ở trẻ hiếu động, thường mắc khi ở độ tuổi mới biết đi, chỉ hiếu động và nghịch ngợm quanh nhà. Chúng nhút nhát khi gặp người lạ, giữ im lặng khoảng  15 đến 20 phút mà không nghịch ngợm, quấy phá. Nhìn chung cảm xúc vẫn còn khá ổn định, biết nghe lời người lớn và  sửa sai khi được nhắc nhở. Trẻ cũng khiếm khi làm gián đoạn cuộc trò chuyện của mọi người. Khả năng ngôn ngữ phát triển bình thường và phù hợp ở mọi lứa tuổi. 

Phân biệt giữa hiếu động và tăng động
Phân biệt giữa hiếu động và tăng động

Ở trẻ  tăng động, độ tuổi khởi phát thường từ 8 đến 11 tuổi. Thường xuyên hiếu động  và không phân biệt được hành vi, không thoải mái khi  ngồi yên, không nghe lời và thường tái phạm lỗi mặc dù đã được cảnh báo, cắt ngang  cuộc trò chuyện với người khác, nói liên tục và nhiều, không kiểm soát được cảm xúc, thường xuyên cáu kỉnh, tức giận.

Trên đây là tổng hợp những thông tin về nguyên nhân cũng như triệu chứng và cách điều trị hiệu quả bệnh tăng động mà Nhà thuốc Mariko muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu và phòng tránh được căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, cập nhật liên tục để tham khảo những thông tin hữu ích từ nhà thuốc nhé!

Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.

Contact Me on Zalo