10 Nguyên nhân gây bầm tím bất thường cảnh báo bệnh nguy hiểm bạn nên biết!
Bầm tím trên da do bệnh tiểu đường gây nên

Tình trạng bầm tím vẫn thường xuất hiện trên cơ thể, cũng có thể do va chạm nhẹ, cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác. Vết bầm tím thông thường không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và sẽ tự lành. Tuy nhiên bầm tím trên da cũng báo hiệu một số căn bệnh nguy hiểm có thể gặp phải.

Vậy để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị vết bầm tím. Mời bạn cùng nhà thuốc Mariko tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Vết bầm tím là tình trạng gì?

Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy các tình trạng của vết bầm tím như: da đổi màu, nguyên nhân gây nên là do vỡ mạch máu nhỏ dưới da và gây ra rỉ máu sau chấn thương. Những máu bị rỉ ra sẽ sẽ tập trung lại ở gần bề mặt da, nên chúng ta sẽ nhìn thấy một vết màu xanh đen. Vết màu đen  này gây nên bởi các tế bào hồng cầu và thành phần của máu gây đổi màu da.

Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy các tình trạng của vết bầm tím
Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy các tình trạng của vết bầm tím

Nguyên nhân gây nên bầm tím

Bệnh tiểu đường

Nếu các bạn thường xuyên thấy trên da xuất hiện những vết bầm tím mà chắc chắn rằng nguyên nhân gây nên không phải do va đập, thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Nhìn chung, các vết bầm tím gây nên bởi đường huyết trong máu tăng cao. Từ đó, khiến vì mạch máu, da và thần kinh trở nên suy yếu. Tiếp đến sẽ gây ra tình trạng là xuất huyết mao mạch bên trong. Với những vết bầm tím mà không phải do va đập gây nên này, cũng là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh tiểu đường.

Bầm tím trên da do bệnh tiểu đường gây nên
Bầm tím trên da do bệnh tiểu đường gây nên

Tập thể dục quá mức

Tập thể dục đương nhiên là rất tốt cho cơ thể nhưng việc tập luyện quá mức lại có thể phản tác dụng. Việc tập thể dục quá mức có thể gây ra tình trạng bầm tím da. Khi thực hiện những bài tập với cường độ mạnh hoặc vị va đập vào những dụng cụ tập luyện sẽ rất dễ làm vỡ các mạch máu nhỏ ở dưới da, gây chấn thương. Từ đó gây nên bầm tím.

Lão hóa

Ở những độ tuổi lớn, cơ thể sẽ suy giảm việc sản sinh collagen trên da và lớp mỡ bảo vệ da cũng dần dần ít đi. Theo thống kê thì sau tuổi 60, da sẽ rất dễ bị bầm tím dù chỉ là những tác động rất nhỏ.

Rối loạn máu

Ở một số người cũng sẽ gặp phải tình trạng như chỉ va chạm rất nhẹ nhưng cũng có thể gây bầm tím một vùng lớn trên da. Với những tình trạng bầm tím không rõ nguyên nhân như thế này cũng có thể là dấu hiệu của rối loạn đông máu hoặc bầm tím không rõ nguyên nhân. Do đó, nếu gặp phải những tình trạng như thế này các bạn hãy đi khám bác sĩ sớm nhất có thể để biết được tình trạng bệnh của mình.

Sử dụng thuốc

Khi sử dụng một số loại thuốc như: aspirin, thuốc tránh thai, thuốc chống đông máu, thuốc có chứa sắt, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm, thuốc chống hen, thuốc giảm đau, … trong một thời gian dài cũng rất dễ gây nên tình trạng bầm tím trên da.

Bầm tím bất thường dấu hiệu bệnh nguy hiểm bạn không nên chủ quan
Bầm tím bất thường dấu hiệu bệnh nguy hiểm bạn không nên chủ quan

Bệnh ban xuất huyết

Nếu bị bệnh ban xuất huyết, máu thoát ra từ các mao mạch nhỏ sẽ dẫn đến việc hàng ngàn vết bầm tím nhỏ. Và nếu bị nặng các bạn sẽ thấy các triệu chứng như kèm theo ngứa ở vết bầm. 

Thiếu vitamin

Trong quá trình hình thành collagen và chữa lành vết thương, Vitamin C đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, khi cơ thể thiếu hụt vitamin C sẽ làm cho các mạch máu nhỏ bị vỡ. Và kết quả là gây ra bầm tím.

Ngoài ra, trường hợp bị thiếu vitamin B12 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất máu; Trường hợp thiếu vitamin K sẽ làm giảm đông máu; Trường hợp thiếu vitamin P sẽ khiến quá trình sản xuất collagen gặp nhiều khó khăn, từ đó khiến cho các mạch máu trở nên mỏng, và thường xuyên sinh ra các vết bầm tím

Mất cân bằng nội tiết

Mất cân bằng nội tiết, hay thiếu estrogen là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy yếu đáng kể các mạch máu và làm cho các mao mạch trở nên dễ bị tổn thương hơn. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nguyên nhân gây nên sự mất cân bằng hormone trên có thể là do chị em đang trong thời kỳ mãn kinh hoặc đang sử dụng thuốc kích thích tố hoặc đang mang thai.

Chấn thương

Khi bị chấn thương, hầu như tất cả đều gây nên bầm tím, như vết cắt hoặc tai nạn. Tùy độ mức độ nặng nhẹ mà chúng sẽ có các màu khác nhau như tím, nâu, xanh lam, đen. Ở những người lớn tuổi việc bị bầm tím do chấn thương sẽ diễn ra dễ dàng hơn.

Về nguyên nhân gây nên bầm tím, có rất nhiều lý do, đôi khi chỉ đơn giản là va chạm vào một vật thể. Tuy nhiên lý do phổ biến nhất vẫn là do chấn thương gây nên. Điều này có thể được thể hiện ở nhiều dạng ở những bệnh nhân khác nhau.

Khi bị chấn thương, hầu như tất cả đều gây nên bầm tím
Khi bị chấn thương, hầu như tất cả đều gây nên bầm tím

Hóa trị liệu

Với các phương pháp như xạ trị hoặc hóa trị trong trị ung thư đều có thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu và khiến máu trở nên khó đông hơn 

Ung thư

Về căn bệnh ung thư, thì đây không  phải là nguyên nhân khiến da dễ bị bầm tím. Chỉ là trong một số ít trường hợp thì những vết tím dưới da sẽ là dấu hiệu của bệnh ung thư như. Bởi vì quá nhiều tế bào bạch cầu máu và điều đó sẽ lấn át bạch cầu lấn át các tế bào máu khác như tiểu cầu, hồng cầu. Từ đó các tế bào này khó khăn trong hoạt động và dẫn đến bị bầm tím dưới da.

Với những nguyên nhàn mà chúng tôi liệt kê trên đây, có thể thấy bầm tím cũng có thể là một tình trạng sức khỏe đáng báo động. Do đó, nếu gặp phải tình trạng những vết bầm tím xuất hiện với tần số  nhiều và không có dấu hiệu thuyên giảm, thì tốt nhất các bạn cần sớm đến đi đến các trung tâm y tế để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp nhất. 

Đối tượng thường bị bầm tím trên da

Bầm tím đương nhiên sẽ xảy ra ở tất cả mọi người, tuy nhiên ở một số đối tượng sẽ dễ bị bầm tím hơn, bao gồm:

  • Người lớn tuổi: Nguyên nhân là do cấu trúc bảo vệ của da và mô mỡ bảo vệ mạch máu của người lớn tuổi dần dần bị suy yếu  theo thời gian
  • Phụ nữ: Phụ nữ cũng được xem là có nguy cơ dễ bị bầm tím hơn 
  • Di truyền: Ở một số các rối loạn di truyền như Von Willebrand, sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng đông máu và từ đó  dễ gây bầm tím 
Bầm tím trên da thường mắc phải ở nhiều đối tượng với nhiều nguyên nhân khác nhau
Bầm tím trên da thường mắc phải ở nhiều đối tượng với nhiều nguyên nhân khác nhau

Triệu chứng bầm tím

• Đầu tiên một vết bầm mới có thể hơi đỏ. Sau đó nó có thể  sẽ chuyển sang màu xanh hoặc màu tím đậm.  Và trong vòng một vài giờ  tiếp nó sẽ chuyển thành màu vàng. Và sau một vài ngày sẽ chuyển thành màu xanh lá cây.• Vết bầm thường nhạy cảm. Và trong một số trường hợp có thể gây ra đau trong vài ngày đầu, nhưng khi vết bầm mờ đi cơn đau cũng sẽ thuyên giảm.

• Bởi vì da không bị tổn thương chỗ vết bầm, nên sẽ không cơ nhiễm trùng.

Cách làm tan vết bầm tím

Nếu bị  thương, bạn có thể chườm đá hoặc đắp lô hội hoặc hành tây trong khoảng 15 phút để làm tan vết bầm. 

Các biện pháp tự nhiên có thể giúp giải quyết các vết bầm tím trên cơ thể do các yếu tố bên ngoài gây ra như va chạm mạnh, ngã, hoặc đòn. , tập thể dục cường độ cao.

Tan máu bầm bằng trứng gà

Một trong những cách phổ biến nhất hiện nay để đánh bay vết máu bầm tích tụ dưới da do va đập mạnh  là dùng trứng gà, vì trên bề mặt  trứng  có những lỗ nhỏ đi từ lòng trắng đến lòng đỏ nên  khi nó được lăn trên vết bầm sẽ tạo ra áp suất và giúp hút màu bầm theo lòng trứng.

Tan máu bầm bằng trứng gà
Tan máu bầm bằng trứng gà

Về các bước thực hiện, đầu tiên bạn cần  luộc chín một quả trứng gà,  bỏ vỏ và  lăn đi lăn lại nhiều lần trên bề mặt vết bầm. Bạn  nên thực hiện đi thực hiện lại cho đến khi trứng nguội. Các bạn nhờ nên  làm khi trứng còn ấm và làm thường xuyên để vết bầm nhanh tan nhé!

Chườm đá lạnh làm tan máu bầm lâu ngày

Bởi vì đá lạnh có khả năng ức chế một cách nhanh chóng hoạt động của các tế bào thần kinh và  tế bào cơ. Do đó, nó không chỉ giúp bạn  cảm thấy thoải mái, dễ chịu, giảm  đau nhức một cách đáng kể, mà  còn có tác dụng giúp kích thích các mạch máu bị tổn thương hoạt động co bóp lại, làm mờ các vết bầm, và giảm các nguy cơ vết bầm bị sưng phồng. 

Các làm tan các vết bầm tím trên da
Các làm tan các vết bầm tím trên da

Về cách thực hiện, các bạn lấy một chiếc khăn mỏng và cho vào đó vài viên đá nhỏ  rồi chườm trực tiếp lên  vết bầm. Bạn có thể thực hiện trong khoảng 20 phút, thỉnh thoảng lăn qua lăn lại cho đều, chườm  đá ở mức độ vừa phải, không nên để đá  lâu trên da sẽ gây bỏng lạnh cho da. Phương pháp này sẽ có tác dụng rất đáng kể đối với các loại vết bầm lâu ngày hoặc mới bị

Dùng nghệ làm mờ vết máu bầm hiệu quả

.Công dụng của nghệ không chỉ làm  vết thương nhanh lành không để lại sẹo mà  còn giúp làm tan cục máu đông, có tác dụng hoạt huyết, hành khí, giảm đau. Nên nếu muốn giải quyết các vấn đề mà không lo để lại sẹo các bạn có thể lựa chọn dùng nghệ

Dùng nghệ làm mờ vết máu bầm hiệu quả
Dùng nghệ làm mờ vết máu bầm hiệu quả

Về cách thực hiện, các bạn lấy một củ nghệ tươi giã nát,  thêm một chút phèn chua để tăng cường tác dụng xóa vết thâm nhanh chóng. Sau đó chấm lên vết thâm, thực hiện đều đặn hàng ngày để có kết quả tốt nhất.

Các loại dầu nóng làm tan máu bầm hiệu quả

Một trong những giải pháp khác là các bạn có thể sử dụng các  sản phẩm có tính nóng như dầu gió, mật gấu, rượu thuốc…  đều có tác dụng làm tan vết bầm tím,  giảm sưng tấy nhanh chóng.

Nó sẽ  có tác dụng tốt nhất khi bạn muốn làm tan vết bầm tím ở tay,  chân…. Và các bạn nên lưu ý tuyệt đối không dùng các sản phẩm trên đề làm tan vết bầm tím ở mắt.

Các loại dầu nóng làm tan máu bầm hiệu quả
Các loại dầu nóng làm tan máu bầm hiệu quả

Việc dùng dầu nóng để xoa bóp vùng có vết bầm, sẽ có hiệu quả ngay từ lần xoa  đầu tiên. Chỉ cần sử dụng đều đặn và thường xuyên, thì các vết bầm sẽ nhanh chóng biến mất. Đối với vết thương hở, chúng ta không nên dùng dầu nóng để tránh bị đau và nhiễm trùng.

Tan máu bầm hiệu quả bằng giấm

Giấm rượu táo cũng được biết đến là một giải pháp với công dụng chữa viêm  vết thương, sưng tấy và  bầm tím cực kỳ hiệu quả. Đây là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng để làm tan vết thâm tại nhà. 

Về cách sử dụng, các bạn chỉ cần lấy giấm  táo và cắt thêm vào đó  vài lát hành khô cho vào. Sau đó thoa lên vùng da bị bầm. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng bông gòn  thấm giấm  táo rồi thoa lên vết bầm. Hoặc bạn có thể dùng giấm  táo trộn với lòng trắng trứng gà rồi thoa lên vùng bị bầm.

Làm tan máu bầm với hành tím và muối

Hành tím và muối là một trong những biện pháp tự nhiên giúp làm tan vết  bầm tím nổi tiếng trong nhà bếp của rất nhiều người. Ngoài tác dụng giảm đau, hành tím còn là một phương thuốc nổi tiếng để chữa bong gân, sưng tấy,….

Về cách thực hiện, đầu tiên các bạn cần  xay nhuyễn hoặc giã  nhuyễn hành tây với một lượng muối phù hợp. Sau đó, đắp lên vết thương một lớp mỏng, rồi quấn gạc và để qua đêm

Bổ sung vitamin C giúp tan máu bầm nhanh chóng

Ngoài việc thực hiện các phương pháp điều trị ngoài da, việc bổ sung vitamin C cần thiết từ bên trong để giúp vết bầm nhanh chóng biến mất. Bởi vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thiếu vitamin C  thường dễ bị bầm tím và vết thâm cũng lâu lành hơn. 

Nếu bị bầm ở đầu gối, chân, tay, mắt … hay bất kỳ  vị trí nào trên cơ thể, hãy bổ sung vitamin C. Bằng cách ăn  nhiều  thực phẩm có chứa vitamin C như rau, củ, quả tươi hoặc bằng cách uống vitamin C tổng hợp.

Phác đồ điều trị

Dưới đây là phác đồ điều trị bầm tím trên da được các chuyên gia, y bác sĩ nghiên cứu, bạn có thể tham khảo qua:

NHÓM THUỐC TPCN/ Thuốc hỗ trợ Dùng ngoài TPCN/ Thuốc hỗ trợ Dùng ngoài
PHÁC ĐỒ TÊN THUỐC Long huyết PH Rutin C Xịt biotaki Long huyết PH Rutin C Xịt biotaki
CÁCH DÙNG (viên/liều) 2 2 Xịt 2 2 Xịt

Lưu ý khi làm tan máu bầm dưới da

Khi làm tan vết bầm dưới da, nếu gặp một trong những dấu hiệu dưới đây thì các bạn cần phải đến cơ sở ý tế hoặc đi khám để bác sĩ kiểm tra:

  • Chảy mủ.
  • Sốt cao mà không có nguyên nhân rõ ràng.
  • Cảm thấy đau nhức, tấy đỏ, sưng hơn hoặc đụng nhẹ cũng đau
  • Cảm thấy chỗ bầm nóng hoặc tấy đỏ và dần lan rộng ra.
  • Đặc biệt là các dấu hiệu xuất hiện ở vùng mắt hay kèm theo các triệu chứng khác.Bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn không tự ý chữa trị.

Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin giải đáp thắc mắc bầm tím trên da mà Nhà thuốc Mariko muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp được thắc mắc. Ngoài ra, để được tư vấn trực tiếp bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: để được đội ngũ tư vấn chi tiết nhất nhé!

Tags:
Contact Me on Zalo