Bệnh viêm phế quản: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm phế quản với những cơn ho dai dẳng gây nhiều khó chịu cho người mắc là một trong những bệnh về đường hô hấp thường gặp. Vậy viêm phế quản là bệnh gì? Thường xuất hiện do nguyên nhân nào? Các triệu chứng của viêm phế quản ra sao? Làm thế nào để cải thiện tình trạng viêm phế quản? Mời bạn theo dõi ngay bài viết dưới đây để có lời giải đáp cho những thắc mắc trên.

Bệnh viêm phế quản là gì?

Trong hệ hô hấp, phế quản là một ống dẫn khí nằm nối tiếp phía dưới khí quản, có sự phân chia thành nhiều nhánh nhỏ để đi sâu vào trong phổi tạo thành cây phế quản, đảm nhận nhiệm vụ dẫn khí đến các phế nang. Cũng chính vì vậy, lớp niêm mạc tại ống phế quản này rất dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh, gây ra phản ứng viêm, còn gọi là viêm phế quản. Khi đó, những tổn thương xuất hiện trong ống phế quản khiến cho đờm xuất hiện nhiều và kích thích gây ho.

Viêm phế quản là tình trạng lớp niêm mạc phế quản bị tổn thương gây viêm

Viêm phế quản là tình trạng lớp niêm mạc phế quản bị tổn thương gây viêm

Hiện nay, viêm phế quản được chia làm 2 dạng chính là cấp tính và mạn tính. Trong đó:

– Viêm phế quản cấp tính: Viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc nhưng chưa có sự tổn thương. Thường diễn ra trong thời gian ngắn, phổi sưng và đầy chất nhầy, kéo dài trong khoảng vài tuần.

– Viêm phế quản mạn tính: Thường là giai đoạn sau của viêm phế quản cấp tính. Khi đó, ống phế quản bị kích thích liên tục và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Khác với dạng cấp tính, viêm phế quản mạn tính thường nghiêm trọng hơn và kéo dài hàng tháng hoặc vài năm.

Nguyên nhân nào gây ra viêm phế quản?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm phế quản chính là sự tấn công của virus. Bên cạnh đó, nhiễm trùng vi khuẩn cũng có thể dẫn tới viêm phế quản. 

Virus là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản

Virus là nguyên nhân chủ yếu gây viêm phế quản

Ngoài ra, viêm phế quản có thể xuất hiện do một số nguyên nhân phổ biến như:

Tiếp xúc với chất kích thích phế quản, phổi

Bụi bẩn, ô nhiễm không khí, khói thuốc,… là những tác nhân phổ biến gây tổn thương đường hô hấp và viêm phế quản. Sự có mặt thường xuyên của các chất này kích thích phế quản, phổi và gây viêm, tăng tiết dịch. Chính vì vậy, ở những người nghiện thuốc lá, viêm phế quản nói riêng và các bệnh hô hấp nói chung đều rất dễ xuất hiện. 

Sức đề kháng suy giảm

Thông thường, hàng rào miễn dịch đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, bảo vệ cơ thể. Chính vì vậy, khi hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng giảm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh. Do đó, người già và trẻ nhỏ là hai đối tượng rất dễ bị viêm phế quản khi thay đổi thời tiết, trời lạnh hơn hoặc giao mùa. Bên cạnh đó, những người gặp phải hội chứng suy giảm miễn dịch cũng rất dễ mắc viêm phế quản.

Sức đề kháng suy giảm là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn tấn công

Sức đề kháng suy giảm là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn tấn công

Tính chất công việc

Thực tế, những người làm việc trong môi trường nhiều chất kích thích tới phổi như: Công nhân xây dựng, thợ cơ khí, thợ mỏ than, công nhân nhà máy hóa chất,… có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn những người khác. 

Mắc trào ngược dạ dày – thực quản

Lượng acid mạnh từ dạ dày có thể gây tổn thương niêm mạc phế quản và gây viêm phế quản nếu căn bệnh trào ngược dạ dày – thực quản không được điều trị kịp thời. Những cơn ợ chua, ợ nóng lặp lại liên tục kích thích vùng cổ họng và khiến cho các tổn thương ở ống phế quản khó lành.

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây viêm phế quản

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây viêm phế quản

Viêm phế quản có lây không?

“Viêm phế quản có lây không?” là vấn đề cũng giành được nhiều sự quan tâm. Thực tế, nguyên nhân gây viêm phế quản chính là yếu tố quyết định vấn đề này. 

Cụ thể, nếu nguyên nhân dẫn tới viêm phế quản là do tiếp xúc nhiều với khói bụi, không khí ô nhiễm, chất độc hại hay thói quen hút thuốc lá thường xuyên thì căn bệnh này không có khả năng lây nhiễm cũng như gây bệnh cho người khác.

Nhưng trong phần lớn các trường hợp, viêm phế quản cấp tính xuất hiện do vi khuẩn, virus gây ra. Khi đó, người mắc có thể truyền bệnh sang người lành thông qua những giọt bắn trong không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. 

Viêm phế quản có lây không?

Viêm phế quản có lây không?

Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho mình và những người xung quanh thì người bệnh cần chủ động đeo khẩu trang, sát khuẩn tay thường xuyên. Phương pháp này không chỉ giúp giảm bớt nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản do virus, vi khuẩn gây ra mà còn hạn chế sự lây lan của nhiều bệnh đường hô hấp khác.

Triệu chứng viêm phế quản điển hình

Viêm phế quản là căn bệnh phổ biến, nhiều người mắc phải với các dấu hiệu điển hình như:

Ho

Đây là triệu chứng nổi bất nhất của viêm phế quản. Nhưng đây không phải là dấu hiệu điển hình của viêm phế quản bởi ho cũng xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác ở đường hô hấp. Một số trường hợp người bệnh có thể ho ra máu.

Sốt

Trong một số trường hợp các cơn sốt có thể xuất hiện. Người bệnh có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. Tình trạng sốt có thể diễn ra theo cơn hoặc liên tục, kéo dài.

Tiết đờm

Khi phế quản bị viêm, đờm xuất hiện như một sản phẩm của quá trình này. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây viêm mà đờm có màu trắng, vàng hoặc xanh.

Thở khò khè

Khi phế quản bị viêm, niêm mạc phế quản bị sưng lên khiến ống phế quản bị thu hẹp lại. Không khí đi qua khe hẹp ở phế quản sẽ phát ra những tiếng thở khò khè. Một điểm khác để phân biệt giữa viêm và hen phế quản đó là khi thở thuốc khí dung, người bị viêm phế quản gần như không đáp ứng hoặc đáp ứng kém.

Triệu chứng viêm phế quản thường gặp

Triệu chứng viêm phế quản thường gặp

Ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, tức ngực. Đặc biệt, với đối tượng trẻ em, sẽ có thêm các triệu chứng khác như:

– Khàn tiếng.

– Chảy nước mũi nhiều.

– Nghẹt mũi.

– Phát ban.

– Sưng hạch bạch huyết.

Thông thường, khi bị viêm phế quản cấp tính, cơn ho sẽ kéo dài dai dẳng trong vài tuần sau khi chứng viêm đã hết. Nhưng nếu bị viêm phế quản mạn tính, các triệu chứng sẽ kéo dài và có thể trở nên dần xấu đi, nguy cơ cao bị nhiễm trùng cấp tính ở giai đoạn đầu mắc bệnh. 

Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Mặc dù là căn bệnh phổ biến, nhiều người mắc phải nhưng vẫn có nhiều ý kiến thắc mắc không rõ liệu: “Viêm phế quản có nguy hiểm không?”. Hiện nay, khi bị viêm phế quản, nhiều người khá chủ quan nghĩ bệnh có thể tự khỏi. Song nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm thì viêm phế quản lại có thể để lại những di chứng lâu dài nghiêm trọng.

Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Một trong những di chứng nguy hiểm nhất đó chính là bệnh viêm phế quản phổi, xuất hiện khi các nhiễm trùng lan rộng từ phế quản sang phổi. Căn bệnh  này khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc hô hấp. Thậm chí, nếu không được can thiệp kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Bên cạnh đó, người bị viêm phế quản mạn tính trong thời gian dài, không được điều trị cải thiện, dẫn tới tình trạng các lớp lót trong ống phế quản phổi sưng tấy, đỏ và chứa đầy chất nhầy gây hẹp đường thở. Từ đó, dẫn tới chứng phổi tắc nghẽn mãn tính rất nguy hiểm. 

Phòng tránh viêm phế quản như thế nào?

Để hạn chế các triệu chứng và biến chứng có thể xuất hiện do viêm phế quản phổi, cần áp dụng ngay từ bây giờ các biện pháp phòng tránh thích hợp. Cụ thể:

Đối với người lớn:

– Không hút thuốc lá, tránh xa những người đang hút thuốc lá để không bị hút thuốc lá thụ động.

– Đeo khẩu trang kín khi đi ra khỏi nhà.

– Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, khí độc, nguồn không khí ô nhiễm, hoá chất.

– Xây dựng môi trường sống trong lành, sạch sẽ, không bụi bẩn, khói thuốc lá  bằng cách sử dụng máy điều hòa không khí, máy làm ẩm.

– Thường xuyên lau chùi nhà cửa, thay chăn đệm sạch sẽ, trồng thêm nhiều cây xanh quanh nhà để tốt cho hô hấp.

– Giữ ấm cơ thể vào mùa đông.

– Trong trường hợp bị dị ứng với các tác nhân như: phấn hoa, lông mèo, mạt bụi,… cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân trên hết sức có thể.

– Chủ động cách ly với những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp.

– Nâng cao sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhờ chế độ ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó, cần duy trì thói quen sinh hoạt, ngủ nghỉ hợp lý. Hạn chế những đồ ăn có hại cho sức khoẻ như đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn, đồ uống lạnh.

Giữ ấm cơ thể giúp hạn chế viêm phế quản xuất hiện

Với trẻ nhỏ cần chú ý thêm:

– Giữ ấm, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, đặc biệt trong thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết.

– Khi trẻ xuất hiện các bệnh về đường hô hấp như: Viêm mũi họng, viêm amidan, cảm lạnh,… cần điều trị kịp thời, dứt điểm, tránh bệnh kéo dài dai dẳng và hạn chế biến chứng xuất hiện.

– Tiêm phòng vacxin cho trẻ.

Phác đồ điều trị viêm phế quản hiện nay

Viêm phế quản rất dễ tái phát và tiến triển thành mạn tính hoặc dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác nếu như không có biện pháp điều trị dứt điểm, kịp thời. Một câu hỏi được đặt ra đó là: “Khi bị viêm phế quản nên uống thuốc gì để điều trị dứt điểm?”. 

Với các trường hợp viêm phế quản cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng những thuốc giúp giảm triệu chứng như:

Thuốc kháng sinh

Mặc dù kháng sinh không có tác dụng nhiều trong trường hợp viêm phế quản cấp tính do virus gây ra. Nhưng bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc này trong để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm do bị virus tấn công.

Thuốc ho

Những cơn ho dữ dội có thể khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu thậm chí là mất ngủ. Không chỉ vậy, ho quá nhiều cũng khiến cho cổ họng và phế quản bị tổn thương nhiều hơn. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc giảm ho là cần thiết trong những trường hợp ho nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người mắc. Các bác sĩ có thể kết hợp sử dụng thuốc ho đường uống hoặc sát khuẩn cổ họng để là dịu bớt cơn đau nhức xuất hiện.

Thuốc hạ sốt

Nếu người bệnh gặp phải triệu chứng sốt thì sử dụng các thuốc hạ sốt để nhanh chóng đưa cơ thể về mức thân nhiệt ổn định là rất cần thiết. Đặc biệt, trong những trường hợp sốt cao, người bệnh có thể phải sử dụng thuốc hạ sốt cách mỗi 4-6 giờ. 

Bị viêm phế quản nên uống thuốc gì?

Bị viêm phế quản nên uống thuốc gì?

Các loại thuốc khác

Trường hợp người bệnh có tiền sử dị ứng, hen suyễn hoặc mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) thì bác sĩ cần chỉ định thêm các thuốc dạng hút hoặc các loại thuốc giúp giảm viêm và làm giãn phế quản.

Viêm phế quản là căn bệnh phổ biến trong cộng đồng với tỷ lệ mắc cao, đặc biệt khi trời trở lạnh hay thay đổi thời tiết lúc giao mùa. Hiểu rõ căn bệnh này, nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp dự phòng cũng như điều trị chính là cách để người bệnh có thể sớm phát hiện và có các phương án ứng phó kịp thời.

Hệ thống Nhà thuốc Mariko xin giới thiệu đến quý độc giả các phác đồ điều trị viêm phế quản phổ biến hiện nay tại bảng 1. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về căn bệnh viêm phế quản, xin liên hệ tổng đài miễn cước 18001201 hoặc hotline: 0383.77.11.55 để được đội ngũ dược sĩ, bác sĩ dày dặn kinh nghiệm của Mariko giải đáp giúp bạn.

Bảng 1: Gợi ý các phác đồ điều trị viêm phế quản phổ biến

NHÓM THUỐC Kháng sinh Kháng viêm Corticoid Giảm đau, hạ sốt Tiêu nhầy Giãn phế quản Sát khuẩn hô hấp Khuyến cáo
PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC  Zinnat 500mg  Medrol Tab 4mg Lessenol Extra 500mg Hexinvon 8mg  Salbutamol 2mg Euginol  Tránh ăn đồ tanh, lạnh, giữ ấm cơ thể.
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 2 1 1 1 1
PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC  TV-Cefuroxime 500mg  Medisolone 4mg (3Vix10Vien) Lessenol Extra 500mg Hexinvon 8mg  Salbutamol 2mg Euginol 
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 2 1 1 1 1
PHÁC ĐỒ 3 TÊN THUỐC  Bicebid 200mg  Prednison 5mg VNE Mau Cam  Glotadol 650mg Hexinvon 8mg  Salbutamol 2mg
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 2 1 1 1
PHÁC ĐỒ 4 TÊN THUỐC  Bicebid 200mg Prednison 5mg  Lessenol Extra  Bromhexin 8mg Salbutamol 2mg
LIỀU DÙNG 1 2 1 1 1
ĐVT Viên Viên Viên Viên Viên
LƯU Ý Uống lúc no Uống lúc no Uống lúc no Uống lúc no Uống lúc no Uống lúc no

*Mọi thông tin của bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, những thông tin mà chúng tôi đưa ra không nhằm mục đích chẩn đoán hay chữa bệnh. Bạn lên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Tags:
Contact Me on Zalo