Thoát vị đĩa đệm – theo nhiều người nghĩ – là bệnh lý thường xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên khi tuổi càng cao. Tuy nhiên thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi mắc thoát vị đĩa đệm ngày càng gia tăng. Tình trạng thoái hóa đĩa đệm, rách hoặc nứt gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến cơn đau khó chịu, gây cản trở khả năng vận động, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, có thể khiến một người khỏe mạnh bị tàn phế suốt đời.
1. Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm (tên tiếng Anh là Herniated Disc) là hiện tượng một hoặc nhiều đĩa đệm nằm giữa các đốt sống lưng và cổ bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống, dẫn đến tình trạng đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ.
Đĩa đệm là một khoang nằm giữa các đốt sống, có cấu trúc sụn, bao gồm 2 phần là bao sơ (mâm sụn) ở bên ngoài, cấu tạo từ các vòng sợi dai và nhân nhầy ở dạng keo nằm bên trong. Đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống, giúp cơ thể thực hiện được các động tác cúi, ưỡn, xoay và nghiêng. Tuy nhiên, khi các đĩa đệm này bị tổn thương, lệch đĩa đệm, trượt đĩa đệm hoặc bị hư hại, bao xơ sẽ bị mòn, rách, nhân nhầy thoát ra.
Bất kỳ đoạn cột sống nào cũng có thể bị thoát vị đĩa đệm nhưng phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ, do các vị trí này chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ thói quen sinh hoạt hằng ngày.
2. Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm
Một số nguyên nhân chủ yếu gây thoát vị đĩa đệm
– Sai tư thế: Tư thế lao động, mang vác vật nặng sai cách dễ gây chấn thương cột sống, thoát vị đĩa đệm.
– Chấn thương: Khi có một lực mạnh tác động trong các trường hợp té ngã, chơi thể thao, tai nạn giao thông… làm thay đổi cấu trúc và vị trí đĩa đệm.
– Thoái hóa tự nhiên: Tuổi càng cao, cột sống không còn mềm mại, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, lượng nước và tính đàn hồi bên trong nhân nhầy giảm đi, nên càng có nguy cơ cao bị mắc phải chứng bệnh này. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 35 – 50.
Mang vác vật nặng sai tư thế dễ gây thoát vị đĩa đệm
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm
– Cân nặng: Cân nặng dư thừa làm tăng áp lực lên cột sống. Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh gấp 12 lần so với người bình thường.
– Bệnh lý cột sống: Gù vẹo cột sống, gai đôi hoặc thoái hóa cột sống là những yếu tố làm tăng nguy cơ đĩa đệm bị thoát vị.
– Di truyền: Một số người có khả năng thoát vị đĩa đệm khi người thân trong gia đình là “nạn nhân” của căn bệnh này.
– Đặc điểm nghề nghiệp: Đặc thù công việc thường xuyên kéo, đẩy, gập người, khuân vác nặng hoặc nhân viên văn phòng ngồi lâu một chỗ, ít vận động trong suốt 8 – 10 tiếng làm tăng áp lực lên cột sống và hệ thống đĩa đệm, dễ dẫn đến hiện tượng thoát vị.
Ngồi làm việc lâu, ít vận động là nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm
– Hút thuốc: Việc hút thuốc có thể làm giảm lượng oxy cung cấp đến đĩa đệm, khiến đĩa đệm bị lão hóa và hư hỏng nhanh hơn.
– Lối sống ít vận động: Vận động giúp đĩa đệm hấp thu dinh dưỡng và oxy tốt hơn. Vì vậy, đĩa đệm của những người có thói quen lười vận động hay ít vận động có thể bị thoát vị sớm hơn bình thường.
– Đi giày cao gót thường xuyên: làm tăng nguy cơ bị lồi đĩa đệm, thoát vị, biến dạng ở cơ bắp chân và dây chằng ở chân.
Lối sống ít vận động hình thành nguy cơ cao mắc bệnh
3. Các đối tượng dễ mắc thoát vị đĩa đệm
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, ta có thể xác định được một số đối tượng dưới đây dễ gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm:
– Người bị thoái hóa, chấn thương hoặc mắc các bệnh lý bẩm sinh về cột sống như trượt cột sống, gai cột sống, cong vẹo cột sống…
– Người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc.
– Người có thói quen sinh hoạt không khoa học như kê gối quá cao khi ngủ, tư thế ngồi làm việc, học tập không đúng…
– Người mắc các bệnh lý đái tháo đường, viêm đa khớp dạng thấp, gút,… đều có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm.
– Người cao tuổi.
– Những người làm công việc đòi hỏi phải liên tục thay đổi tư thế như diễn viên múa, vận động viên thể thao…
– Người thường xuyên đứng hoặc ngồi quá lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, tài xế, nhân viên bán hàng.
4. Các triệu chứng thường gặp khi mắc thoát vị đĩa đệm
Tùy vào vị trí thoát vị mà người bệnh có các biểu hiện khác nhau, nhưng trong đó hai triệu chứng điển hình nhất là đau nhức và tê bì.
Đau nhức
Có thể nói cảm giác đau nhức là “đặc sản” của thoát vị đĩa đệm, với kiểu đau nhức được mô tả giống như bị bỏng rát. Với hai vị trí thoát vị thường gặp là ở cột sống cổ hoặc thắt lưng, vị trí các cơn đau do thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuất hiện ở vùng cổ và vai gáy, chạy dọc xuống một hoặc cả hai cánh tay, ngón tay và bàn tay. Còn ở cột sống lưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng thắt lưng, cơn đau sẽ lan dần xuống hông và đùi, lan xuống cẳng chân, bàn chân và các ngón chân.
Tê bì và ngứa ran
Những người bị thoát vị đĩa đệm thường bị tê hoặc ngứa ran ở phần cơ thể có dây thần kinh bị đĩa đệm chèn ép chạy qua. Lúc này người bệnh sẽ bị rối loạn cảm giác, lúc đầu chỉ có cảm giác như châm chích, kiến bò nhưng ở giai đoạn 2, khi nhân nhầy có xu hướng dịch chuyển, hiện tượng tê tay, tê chân sẽ bắt đầu xuất hiện, lâu dần các triệu chứng trở nặng khiến người bệnh khó đi lại và cầm nắm.
Yếu cơ
Cơ bắp liên kết chặt chẽ với các dây thần kinh, nên khi dây thần kinh bị tổn thương, chúng cũng bị suy yếu đi. Điều này khiến bạn dễ vấp ngã lúc đi bộ và giảm khả năng nâng đỡ, cầm nắm. Triệu chứng này xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng, thường sau một thời gian dài mới phát hiện được, dần dần dẫn tới teo hai chân, teo cơ, liệt các chi phải ngồi xe lăn.
5. Các biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là thắc mắc chung của nhiều người. Tình trạng này gây nên những cơn đau nhức vô cùng khó chịu và phiền toái, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động hằng ngày. Nếu chủ quan không điều trị kịp thời hoặc tiếp cận sai cách chữa thoát vị đĩa đệm, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe như:
- Khó khăn khi vận động các chi, mất khả năng lao động.
- Tổn thương thần kinh cánh tay.
- Gây rối loạn cảm giác, tê tay, tê chân, mất cảm giác nóng, lạnh.
- Tổn thương thần kinh tọa, không nhấc được mũi và gót chân, lâu ngày bị teo cơ chân.
- Rối loạn bàng quang hoặc chức năng ruột, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.
- Bại liệt, tàn phế.
6. Cách phòng tránh mắc thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm không thể ngăn chặn triệt để, nhưng vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nếu áp dụng sớm một số lời khuyên hữu ích dưới đây:
– Tập thể dục đều đặn: Vận động điều độ (ít nhất 30 phút mỗi ngày) giúp tăng cường độ chắc khỏe và bền bỉ cho các bó cơ, từ đó ổn định cột sống và giảm tổn thương đĩa đệm. Các bài tập thái cực quyền, bơi lội, yoga, đi bộ… là cách giúp tăng cường sự dẻo dai cho khớp, phòng ngừa thoát vị đĩa đệm khi còn trẻ.
Các bài tập yoga giúp cột sống dẻo dai, hạn chế thoát vị đĩa đệm
– Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý: Cân nặng hợp lý vừa giúp bạn sở hữu vóc dáng thon gọn, vừa phòng tránh được nhiều bệnh lý, trong đó có thoát vị đĩa đệm.
– Vận động, ngồi làm việc đúng tư thế: Thực hiện các cử động đúng tư thế, không khom lưng đột ngột để nâng vật nặng, không lắc hoặc xoay cổ… sẽ làm giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm. Ngồi làm việc giữ thẳng lưng và cổ, sau khoảng 1 – 2 giờ phải đứng dậy đi lại, tập vài động tác nhẹ, tránh ngồi lì và không vận động.
Ngồi làm việc đúng tư thế, đứng dậy vận động cách 1 – 2 tiếng
– Không mang vác, nâng vật quá sức.
– Nghỉ ngơi khi đau cột sống: Cột sống có thể bị đau mỏi khi bạn làm việc quá sức hoặc vui chơi quá mức. Những lúc như vậy, bạn nên nghỉ ngơi tuyệt đối để cột sống, bao gồm đĩa đệm phục hồi.
– Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung Canxi, vitamin D Glucosamine và Chondroitin nuôi dưỡng khớp khỏe mạnh.
Bổ sung đầy đủ hàm lượng Canxi, vitamin D từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày
– Không hút thuốc, không dùng chất kích thích, hạn chế rượu bia.
– Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.
7. Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm
Nhóm thuốc | Thuốc chống viêm NSAID | Thuốc giãn cơ | TPCN | Dùng ngoài | Chế độ ăn uống/ vận động/ khuyến cáo | ||
Phác đồ 1 | Tên thuốc | Fonotim 500mg | Myonal 50mg | Maxcal | Bonesuppot | Cotlinh | Tránh bê vác nặng, các môn thể thao nặng, ngồi đứng quá lâu. Nên tập thể dục nhẹ nhàng: đi bộ, yoga. Có thể điều trị vật lý trị liệu cột sống. |
Cách dùng (viên/ liều) | 1 | 2 | 1 | 2 | Dùng ngoài | ||
Phác đồ 2 | Tên thuốc | Arcoxia 90mg | Myonal 50mg | Bonesupport | Cotlinh | ||
Cách dùng (viên/ liều) | 1 | 2 | 2 | Dùng ngoài | |||
Phác đồ 3 | Tên thuốc | Mobic 7.5 | Mydocalm 150 | Viên uống bổ xương khớp tổng hợp Glucosamine và Chondroitin | Canxi MK7 | ||
Cách dùng (viên/ liều) | 1 | 2 | 3 | 1 | |||
Lưu ý | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn |
Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe hoặc cần hỗ trợ bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.