Viêm cơ: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị
benh-viem-co

Viêm cơ, áp xe cơ nhiễm khuẩn là một bệnh lý tương đối nguy hiểm vì nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận động và sức khỏe của cơ thể. Viêm cơ có những triệu chứng cơ bản là sưng cơ, đau cơ, tấy đỏ cơ. Bệnh thường gặp ở mọi độ tuổi khác nhau với đa dạng các nguyên nhân, song, nếu không có quá trình điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy, viêm cơ nguyên nhân là do đâu? Bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu triệu chứng, cách phòng tránh cũng như cách điều trị viêm cơ nhé.

benh-viem-co

Bệnh viêm cơ thường gặp ở mọi độ tuổi khác nhau

1. Viêm cơ là bệnh gì?

Viêm cơ là tình trạng viêm của các cơ trên cơ thể. Một chấn thương, nhiễm trùng hoặc bệnh tự miễn dịch có thể gây ra viêm cơ. Bệnh thường khởi phát khi có các vết thương ở da gây viêm nhiễm, sau khi thực hiện các thủ thuật trên da không được đảm bảo vệ sinh, vô khuẩn.

Hai loại viêm cơ cụ thể là viêm đa cơ và viêm bì cơ. Viêm đa cơ gây yếu cơ, thường xảy ra ở các cơ gần thân của cơ thể. Viêm bì cơ gây yếu cơ kèm theo phát ban ở da.

benh-viem-co-6

Viêm cơ có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của cơ thể

2. Triệu chứng của bệnh viêm cơ, áp xe cơ

Viêm cơ, áp xe cơ có thể xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Trên các bệnh nhân mắc các hội chứng suy giảm miễn dịch, viêm cơ, áp xe cơ có thể xuất hiện tại nhiều cơ trên cơ thể.

Các triệu chứng xuất hiện khi viêm cơ, áp xe cơ gồm có: Sưng cơ, đau cơ, tấy đỏ. Thời gian sau đó nếu không được điều trị, diễn biến bệnh sẽ tăng lên với cảm giác rất đau, căng tức khi ấn xuống, chọc hút ra mủ. Nếu để lâu hơn bệnh sẽ diễn biến nặng lên gây viêm các khớp lân cận, bệnh nhân sốt cao, sốt liên tục, ý thức thay đổi, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết gây ảnh hưởng đến tính mạng.

benh-viem-co-1

Tình trạng sưng cơ, đau cơ, tấy đỏ là các triệu chứng cơ bản

Những người bị bệnh viêm cơ do virus thường có triệu chứng nhiễm virus, chẳng hạn như chảy nước mũi, sốt, ho và đau họng hoặc buồn nôn và tiêu chảy. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể mất đi trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi các triệu chứng viêm cơ bắt đầu.

Một số người bị viêm cơ có dấu hiệu đau cơ nhưng không nhiều. Hầu hết các cơn đau cơ không phải là do viêm cơ mà do tổn thương căng cơ hoặc các bệnh thông thường như cảm lạnh và cúm.

3. Nguyên nhân gây bệnh viêm cơ, áp xe cơ

Nguyên nhân chính gây ra viêm cơ, áp xe cơ là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào cơ vân thông qua các vết rách hoặc trầy xước trên da không được vệ sinh sạch sẽ. Người bệnh có thể bị nhiễm khi các vết trầy xước tiếp xúc với vi khuẩn trong điều kiện ô nhiễm, với các dụng cụ mất vệ sinh.

Ngoài ra, việc thực hiện thủ thuật như tiêm truyền, châm cứu, phẫu thuật khi chưa được sát khuẩn da kỹ càng, dụng cụ không đảm bảo vô trùng, tiệt trùng khi can thiệp trên da đã làm cho vi khuẩn có đường xâm nhập hoàn hảo và bên trong cơ gây nên các viêm cơ và áp xe.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây viêm cơ như:

– Chấn thương do tập luyện quá mức: Tập thể dục quá mức có thể dẫn đến đau cơ, sưng và yếu cơ trong nhiều giờ hoặc vài ngày sau khi tập. Triệu chứng viêm cơ do tập thể dục hoặc chấn thương có khả năng khỏi hoàn toàn nếu nghỉ ngơi hợp lý.

– Bệnh tự miễn, nghĩa là cơ thể tự tấn công các mô của nó. Tình trạng viêm khắp cơ thể có thể ảnh hưởng đến cơ và gây viêm cơ.

– Nhiều loại thuốc khác nhau có thể gây ra tổn thương cơ tạm thời. Đôi khi, viêm cơ xảy ra do sự tương tác giữa hai loại thuốc khác nhau, nhưng trường hợp viêm cơ mức độ nặng do thuốc thì hiếm.

benh-viem-co-2

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm cơ, áp xe cơ

4. Đối tượng dễ mắc bệnh viêm cơ, áp xe cơ

Viêm cơ, áp xe gặp ở mọi đối tượng không phân biệt độ tuổi. Bệnh hay gặp nhất ở những người có hệ thống miễn dịch bị suy giảm như trong bệnh HIV, các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, đái tháo đường, viêm đa cơ hệ thống, xơ cứng bì, các trường hợp sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch kéo dài trong điều trị bệnh.

Người già, trẻ em, những đối tượng suy dinh dưỡng, cơ thể suy kiệt, mắc các bệnh các tính, những người làm việc trong môi trường độc hại là một trong những người dễ mắc bệnh nhất.

5. Phòng ngừa bệnh viêm cơ, áp xe cơ

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, không sử dụng rượu bia và hút thuốc lá nhằm nâng cao hệ thống miễn dịch của cơ thể.

benh-viem-co-3

Khi có các vết thương trên da cần vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vô trùng khi thực hiện các thủ thuật can thiệp.

Điều trị tích cực các bệnh lý tự miễn của cơ thể như đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống. Khi xuất hiện các triệu chứng cần đến khám tại cơ sở y tế khi có biện pháp điều trị phù hợp, không để bệnh diễn biến nặng sẽ khó khăn trong việc điều trị.

benh-viem-co-5

6. Phác đồ điều trị bệnh viêm cơ

Việc phát hiện và điều trị bệnh viêm cơ là rất quan trọng, cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, không để bệnh diễn biến lâu sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số phác đồ điều trị bệnh viêm cơ với đơn thuốc do bác sĩ chỉ định mà bạn đọc có thể tham khảo:

Nhóm thuốc Kháng sinh Kháng viêm Giảm đau TPCN Chế độ ăn uống/ vận động/ khuyến cáo
Phác đồ 1 Tên thuốc – Clindamycin 300mg
– Levofloxacin
Methyl 16 Di- antipain Viên uống dầu gan cá mập Tránh các dị nguyên gây hen : Phấn hoa, lông thú …Vận động tránh quá sức. Luôn mang thuốc xịt hen bên cạnh khi ra ngoài.
Cách dùng (viên/ liều) 1 (mỗi 6h)
1 viên (24)
1 1 2
Phác đồ 2 Tên thuốc Unasyl 375 Methyl 16 Di- antipain Viên uống dầu gan cá mập
Cách dùng (viên/ liều) 1 1 1 2
Phác đồ 3 Tên thuốc Cephalexin 500mg Dexamethason 5 Di- antipain
Cách dùng (viên/ liều) 2 2 1
Lưu ý Uống lúc no Uống lúc no Uống lúc no Uống lúc no

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Khi có bất cứ vấn đề gì về sức khỏe hoặc cần hỗ trợ bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.

Contact Me on Zalo