Mỡ máu căn bệnh nguy hiểm thời hiện đại

Máu nhiễm mỡ là một trong những căn bệnh phổ biến thường gặp nhất hiện nay. Trong đó, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, không hợp lý, thừa chất, và ít vận động là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng béo phì, và mỡ máu cao. Rối loạn mỡ máu hay còn gọi là máu nhiễm mỡ nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.

1, Bệnh mỡ máu là gì?

Bệnh mỡ máu (hay còn được gọi là bệnh máu nhiễm mỡ, là một rối loạn chuyển hóa lipid máu) là tình trạng khi mà chỉ số thành phần mỡ có trong máu vượt quá các mức giới hạn do các nguyên nhân dẫn đến việc rối loạn chức năng chuyển hóa lipid trong máu.

Dưới đây là các chỉ số bình thường của các thành phần mỡ có trong máu như sau:

  • Cholesterol toàn phần dưới 5.2 mmol/L .
  • LDL – Cholesterol dưới 3.3 mmol/L.
  • Triglyceride dưới 2.2 mmol/L.
  • HDL – Cholesterol lớn hơn 1.3 mmol/L.

Thông thường các chỉ số trên ở mức bình thường, các xét nghiệm cho kết quả cholesterol toàn phần, LDL – cholesterol, Triglyceride nếu cao hơn chứng tỏ bạn đang có nguy cơ biểu hiện của bệnh mỡ máu. Tuỳ vào mức độ tăng cao của các chất trên đây mà biểu hiện tình trạng bệnh sẽ nặng hay nhẹ. Trong khi đó, HDL – Cholesterol là một Cholesterol tốt cho sức khỏe giúp tăng đào thải các LDL – Cholesterol (gây hại cho sức khỏe), khi HDL – cholesterol tăng là một dấu hiệu tốt cho sức khỏe của bạn.

2, Nguyên nhân gây bệnh và đối tượng có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu

Nguyên nhân gây bệnh mỡ máu

Thông thường tình trạng mỡ máu cao thường chỉ xảy ra ở đối tượng trung tuổi. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của lối sống thiếu lành mạnh, nên độ tuổi bệnh nhân mắc máu nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa dần. Bệnh máu nhiễm mỡ sẽ có thể xảy ra do những nguyên nhân chính sau:

Chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh và khoa học

Sử dụng quá nhiều lượng chất béo trong bữa ăn hằng ngày là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh máu nhiễm mỡ. Trong đó, thịt bò, thịt bê, thịt lợn, trứng, và sữa…thường chứa nhiều chất béo bão hòa. Các loại thực phẩm đóng hộp, hoặc đồ ăn chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao cũng có hàm lượng chất béo rất cao. Nếu thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm này bạn sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về mỡ máu.

Bị béo phì

Những người bị béo phì khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao quá mức. Đặc biệt, lượng mỡ thừa thường sẽ chỉ tập trung chủ yếu ở bụng thay vì ở vùng hông hay đùi. Béo phì khiến nồng độ HDL – cholesterol có lợi giảm xuống còn nồng độ LDL – cholesterol tăng cao dẫn đến nguy cơ bị máu nhiễm mỡ tăng cao.

Do ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính

Nữ giới trong tuổi từ 15 – 45 tuổi thường có tỉ lệ triglyceride thấp hơn nhiều so với nam giới. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, nồng độ triglyceride và cholesterol xấu ở nữ giới sẽ tăng cao đáng kể và làm tăng các nguy cơ bị xơ vữa động mạnh. Nguyên nhân là do sự thay đổi của lượng hormone Estrogen sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và tác động trực tiếp đến các mạch máu của người bệnh.

Do lười vận động

Khi cơ thể người bệnh lười vận động sẽ làm tăng các nồng độ lipoprotein xấu và làm giảm nồng độ của cholesterol tốt. Chính vì thế, những người ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ sẽ có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ là rất cao.

Những người thường xuyên căng thẳng, stress

Stress, và áp lực cuộc sống cũng là một trong những thủ phạm chính gây máu nhiễm mỡ tăng cao. Nguyên nhân là do, khi cơ thể của người bệnh bị mệt mỏi, áp lực sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn và ít vận động, lười tập thể dục hơn bình thường. Ngoài ra, một số người còn có thói quen sử dụng rượu bia, và các chất kích thích khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao đáng kể.

Những người thường xuyên hút thuốc lá

Hút thuốc lá thường xuyên khiến nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể giảm mạnh, và gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Do các yếu tố di truyền

Bệnh mỡ máu cao cũng có thể gây ra do yếu tố di truyền gây ra. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị mỡ máu cao thì bạn cũng có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cao hơn bình thường.

Ảnh hưởng từ các loại bệnh lý khác

Một số bệnh lý như tiểu đường, hoặc giảm hoạt động của tuyến giáp cũng khiến lượng mỡ trong máu tăng cao hơn bình thường.

Những người có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ

  • Những người có chế độ ăn uống thiếu hợp lý, lười vận động
  • Những người thường hay căng thẳng stress và sử dụng nhiều các loại đồ uống kích thích như bia rượu.
  • Những người bị mắc bệnh di truyền

3, Triệu chứng và biến chứng của bệnh mỡ máu

Triệu chứng của bệnh mỡ máu

Bệnh nhân bị mỡ máu thường không có hoặc có rất ít triệu chứng ban đầu khiến nó khó được phát hiện và làm người bệnh chủ quan. Các lipid xấu trong máu sẽ tích tụ dần vào trong thành mạch (nguy hiểm nhất là ở động mạch) lâu ngày sẽ tạo thành các mảng bám lớn hơn gây chèn ép lối đi của dòng máu. Điều này sẽ làm cản trở sự lưu thông máu đến các cơ quan, gây ra các hiện tượng như: bị đau đầu, tê bì chân tay, chóng mặt, hoặc mệt mỏi,… 

Đặc biệt khi các mảng bám lớn xuất hiện ở các mạch máu lớn ở tim, gan, hoặc thận gây tắc nghẽn mạch máu có thể khiến các cơ quan này ngừng hoạt động ngay lập tức, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Biến chứng của bệnh mỡ máu

Ban đầu, các triệu chứng mỡ máu cao thường khá mơ hồ và bệnh nhân chưa cảm nhận được ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe của cơ thể. Tuy nhiên, theo thời gian lâu dần, lượng LDL-cholesterol dư thừa sẽ bám vào thành động mạch ngày một nhiều lên, hình thành các mảng bám càng dày, thu hẹp lòng mạch và sẽ làm giảm lưu lượng máu đến tim, não, và chân tay,… Ngoài ra, các mảng bám cũng có thể bị vỡ ra, hình thành các cục máu đông, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như:

  • Bị bệnh tim mạch vành: các mảng bám tích tụ trong động mạch của bệnh nhân làm giảm lưu lượng máu tới tim. Tình trạng này sẽ dẫn tới các cơn đau thắt ngực hoặc đau tim cho người bệnh. Theo thời gian, tim của bệnh nhân sẽ bị suy yếu dần và nếu không được chữa trị có thể dẫn đến bị suy tim.
  • Đau tim: các mảng bám trong thành mạch bị vỡ ra, hình thành các cục máu đông trong các động mạch của bệnh nhân có thể khiến tim không nhận đủ oxy, gây ra các cơn đau tim bất thường.
  • Đột quỵ: sẽ tương tự các cơn đau tim, các cơn đột quỵ sẽ xảy ra khi thiếu oxy lên não. Hiện tượng này xảy ra phổ biến do mảng bám tích tụ từ LDL-cholesterol dư thừa bị vỡ ra, hình thành các cục máu đông, chặn động mạch cấp oxy cho não. Nếu không có oxy, tế bào não bị chết đi, xuất hiện các triệu chứng như bị suy nhược cơ thể đột ngột, tê liệt, bị gặp khó khăn khi nhìn hoặc nói chuyện,…
  • Lượng LDL-cholesterol tăng cao gây bệnh tiểu đường và tăng các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Lượng LDL-cholesterol cao gây tăng huyết áp, và dẫn tới đột quỵ sớm.
  • Tăng mỡ máu có thể dẫn đến bị gan nhiễm mỡ, suy giảm các chức năng gan và ung thư gan.

4, Cách phòng tránh bệnh mỡ máu

Xây dựng chế độ ăn hợp lý :

  • Giảm các chất béo có hại như: mỡ động vật (heo, bò, cừu, gia cầm, …), dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ), hoặc chất béo chiên rán.
  • Hạn chế ăn đạm động vật (thịt đỏ, thịt gia cầm, …), và các sản phẩm từ sữa động vật, trứng.
  • Hạn chế uống rượu.
  •  Ăn nhiều rau, chất xơ, các loại ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hồ đào, …).
  • Sử dụng dầu ô liu trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Sử dụng các đạm từ đậu nành (sữa, đậu hủ, …), hải sản để giảm lượng thịt tiêu thụ.
  • Tăng cường vận động, và tập thể dục.
  • Tiến hành xét nghiệm lipid máu định kỳ, nhất là đối với những người có yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, và bị béo phì…
  • Khi đã phát hiện có rối loạn lipid máu nên điều trị sớm nhất có thể.

5, Phác đồ điều trị bệnh mỡ máu tham khảo

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh mỡ máu, tuy nhiên mỗi loại thuốc chỉ phù hợp với cơ địa của từng người khác nhau vì vậy cần phải có chỉ định và kê đơn từ bác sĩ, … Sau đây là một số phác đồ điều trị bệnh mỡ máu tham khảo do bác sĩ đã kê đơn cho bệnh nhân:

NHÓM THUỐC Thuốc điều trị lipid máu TPCN / thuốc hỗ trợ
PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC  Crestor 20 Viên dầu gan cá mập Lipidtos 01
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 2 2
PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC  Lipitor 10 Omega 3 Lipidtos 01
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 2 2
 ĐVT Viên Viên Viên
 LƯU Ý Uống sau ăn buổi tối Uống sau ăn Uống sau ăn
Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.

Contact Me on Zalo