Nhiễm ký sinh trùng là vấn đề có thể gặp mọi đối tượng và mọi nơi trên thế giới. Việt Nam là một quốc gia khí hậu nóng ẩm, dân số đông đúc điều kiện môi trường vệ sinh có phần hạn chế, đây là điều kiện lý tưởng sự phát triển của nhiều loại ký sinh trùng khác nhau. Bệnh do ký sinh trùng nếu như không được chữa kịp thời sẽ dẫn tới một số bệnh lý khác như: viêm phúc mạc, viêm ruột thừa, thiếu máu nhược sắc, giảm protein máu kèm theo rối loạn tim mạch…
Vì vậy việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm ký sinh trùng kịp thời sẽ bảo vệ sức khỏe và giảm chi phí điều trị.Vậy để hiểu hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng. Hãy cùng Nhà thuốc Mariko tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Nhiễm ký sinh trùng là gì?
Nhiễm ký sinh trùng là bệnh thường gặp ở những nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới do giun, sán lá,ve, rận, bọ chét, chấy, … sống trên người . Nó được lây nhiễm qua các con đường như: qua đất, qua đường tiêu hóa, qu da, từ động vật sang người …
Khi ký sinh vào cơ thể người, chúng hút máu người hoặc chất dinh dưỡng để sinh sản và phát triển, gây ra nhiều tác hại cho cơ thể như tổn thương phổi, thận, gan, não, suy dinh dưỡng, thiếu máu …
Việt Nam cũng là một nước thuộc vùng nhiệt đới. Với điều kiện khí hậu và phong tục tập quán, sinh hoạt đời sống tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng phát triển như giun, sán, sốt rét …
Những người dễ bị nhiễm ký sinh trùng?
Với những điều kiện ở Việt Nam mà chúng tôi liệt kê ở phía trên cũng cho thấy rằng chúng ta đối tượng rất dễ nhiễm, đặc biệt là giun sán. Do đó, Bộ Y Tế Việt Nam luôn khuyến cáo mọi người xổ giun định kỳ. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm ký sinh trùng có thể sẽ tăng cao ở các đối tượng như:
- Sống trong khu vực đông đúc, vấn đề vệ sinh kém
- Trẻ em đi nhà trẻ.
- Nuôi thú cưng, đặc biệt là ở những nhà có thói quen thả rông thú nuôi.
- Lối sống tình dục không lành mạnh.
- Người suy giảm miễn dịch như nhiễm Đái tháo đường, HIV, dùng thuốc ức chế miễn dịch,…
- Thường xuyên đi du lịch, đặc biệt là đi du lịch đến Châu Phi.
- Thói quen ăn thịt tái, sống như tiết canh, sushi, rau sống, gỏi, ..
Dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng
Nhiễm ký sinh trùng có thể diễn ra một cách âm thầm hoặc có dấu hiệu báo trước, nhưng nó cũng rất dễ trùng lặp với nhiều bệnh thông thường. Ngoài ra ở những bệnh nhiễm ký sinh trùng khác nhau cũng có biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung người nhiễm ký sinh trùng thường có những biểu hiện như dưới đây:
Sốt kéo dài
Nhiễm ký sinh trùng thường có biểu hiện như: sốt kéo dài, sốt cao kèm theo rét run hoặc sốt trong thời gian ngắn, sau đó hết cơn. Đôi khi xuất hiện sốt kèm đau bụng, tiêu chảy hoặc chán ăn.
Rối loạn tiêu hóa
Người bị nhiễm ký sinh trùng cũng có thể bị đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy,…. hoặc các vấn đề khác về đường ruột
Biểu hiện ngứa, nổi mề đay
Bệnh ký sinh trùng gây ra một số bệnh về da ở người như: mẩn đỏ da, chàm, dị ứng. Ngoài ra, các chất cặn bã của ký sinh trùng tích tụ trên da gây sưng tấy, tổn thương da, viêm nhiễm lâu ngày
Sút cân, suy dinh dưỡng
Ngoài ra, một số ký sinh trùng hút máu và chất dinh dưỡng của vật chủ khiến vật chủ bị sụt cân , thậm chí là suy dinh dưỡng
Ngứa hậu môn
Đây là đặc điểm của những người bị nhiễm giun, đặc biệt là giun kim. Người mắc bệnh thường bị ngứa quanh hậu môn vào ban đêm khi giun cái đẻ trứng.
Thiếu máu
Hầu hết các loại ký sinh trùng sau khi đã ký sinh lên cơ thể người để có thể duy trì sự sống, phát triển, sinh sôi chúng sẽ hút máu vật chủ. Do đó, việc nhiễm ký sinh trùng không được phát hiện có thể dẫn đến thiếu máu.
Thay đổi tính cách
Khi bị nhiễm ký sinh trùng, người bệnh sẽ rất dễ thay đổi tính cách và trở nên lo lắng, bất an. Từ đó có các biểu hiện kém tập trung, trí nhớ suy giảm.
Loài ký sinh trùng vào cơ thể qua những con đường nào?
Có 2 con đường chính để ký sinh trùng vào cơ thể của con người đó là: đường tiêu hóa và qua bề mặt da
Theo đường tiêu hóa
- Giun móc: Giun móc xâm nhập vào cơ thể qua nguồn nước, trái cây và rau bị ô nhiễm. Khi bị nhiễm giun móc, để nuôi sống cơ thể loại ký sinh trùng này sẽ bám vào thành của nội tạng để hút máu
- Giun đũa: Đây là trùng dây ký sinh nhiều nhất ở các cơ quan nội tạng, nó dài khoảng 15 đến 35 cm. Loại ký sinh trùng này gây truyền nhiễm khi ăn thức ăn. Trứng giun đũa sinh sôi và xâm nhập vào thành của nội tạng và đi vào máu. Qua máu chảy đến phổi, sau đó bị ho ra và nuốt vào và tiếp tục nó lại quay trở về nội tạng
- Sán dây: Sán dây xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn bị ô nhiễm. Trong vòng từ 3 đến 4, sán dây trưởng thành và sống trong cơ thể đến 25 năm. Trứng sán dây có thể được thải ra qua phân, có thể tồn tại trên thực vật. Sau đó có được trâu, bò ăn phải hoặc lây cho người.
- Trùng hình cung: Đây là một loại ký sinh trùng có hình vòng cung xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương qua thức ăn sống hoặc bị nhiễm loại ký sinh trùng này từ vật nuôi
- Khuẩn Giardia: Loại khuẩn này được tìm thấy trong nước uống. Nó là loài ký sinh trùng nguyên sinh, trong cơ thể người chúng ký sinh và phát triển ở các cơ quan nội tạng
- Bệnh lỵ amip: Loại ky sinh trùng này chủ yếu lây truyền sang người và các loài thân dài khác. Chúng tồn tại trong nước, môi trường ẩm ướt và đất và có thể lây nhiễm cho trái cây và rau quả.
Ký sinh trùng lây qua bề mặt da
-
Trùng ghẻ: Thông qua tiếp xúc để truyền nhiễm trùng ghẻ. Chúng đẻ trứng trên da , từ đó gây ra các phản ứng và viêm da.
-
Giun kim: Giun kim là loại ký sinh trùng phổ biến nhất. Nhiễm giun kim thường thông qua vết trầy xước và vết thương bên ngoài cơ thể, thường là xung quanh hậu môn, gây ngứa
-
Sán máng: Những loài trùng này sinh hoạt ở nước và khi cơ thể tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm chúng sẽ gây tổn thương da
Biến chứng khi bị nhiễm ký sinh trùng
Các bệnh ký sinh trùng nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: giun đi lạc chỗ đến cơ quan quan trọng, rối loạn tim mạch, viêm phổi, viêm ruột, thiếu máu, suy dinh dưỡng, tắc ruột, tắc ống mật, viêm màng não, ….
Đặc biệt là ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, hậu quả có thể là những biến chứng nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu không được nhận biết và điều trị kịp thời.
Phương pháp chẩn đoán
Ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể người có thể gây ra các phản ứng ban đầu như ngứa ngày, sốt. Nhưng những triệu chứng nhẹ đầu tiên rất dễ bị bỏ qua vì dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Và điều đó sẽ khiến cho ký sinh trùng thuận lợi phát triển và sinh sống trên cơ thể người.
Ngày nay xét nghiệm ký sinh trùng là cách phổ biến và có chi phí phù hợp nhất giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất bệnh các loài ký sinh trùng có trong cơ thể người bệnh. Từ đó bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị, tùy từng loại ký sinh trùng mà có các phương pháp khác nhau, phương pháp xét nghiệm phù hợp, chẳng hạn như: : xét nghiệm phân, máu, sinh học phân tử PCR, xác định chuẩn xác như máy CT, MRI….
- Xét nghiệm phân: Xét nghiệm ký sinh trùng đường ruột để tìm trứng, ấu trùng, kén và các dạng ký sinh trùng hoạt động được thải ra trong phân. Trong phương pháp này, kính hiển vi thường được sử dụng để quan sát.
- Xét nghiệm máu: Người ta sử dụng 2 phương pháp: xét nghiệm huyết thanh và phết máu ngoại vi. Phương pháp huyết thanh học sẽ giúp tìm ra các kháng thể hoặc kháng nguyên của ký sinh trùng được tạo ra khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng.
- Xét nghiệm mẫu da, móng, tóc, dịch tiết: Tùy thuộc vào loại ký sinh trùng mà có các phương pháp xét nghiệm mẫu khác nhau,ví dụ như kỹ thuật nuôi cấy mô, tìm nấm, nhuộm mực…
- Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng với trang thiết bị hiện đại, được trang bị camera sẽ giúp phát hiện ký sinh trùng trong đường ruột
- Xét nghiệm vật chủ trung gian gây bệnh: Ngoài việc khám cho bệnh nhân, chúng ta có thể khám thức ăn, nước uống, đất để tìm nguồn trung gian gây bệnh. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu một số xét nghiệm chẩn đoán, chẳng hạn như:Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm men gan, xét nghiệm toàn bộ nước tiểu …
- Chẩn đoán hình ảnh bằng X-quang, MRI, siêu âm: Những phương pháp này giúp hỗ trợ chẩn đoán các tổn thương và biến chứng khi ký sinh trùng tấn công các cơ quan quan trọng như tim, gan, phổi, não …
Điều trị và phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng như thế nào?
Điều trị
Hiện nay đã có rất nhiều loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn ký sinh trùng. Điều quan trọng là chúng ta cần tìm được cho mình loại thuốc điều trị phù hợp nhất.
NHÓM THUỐC | Kháng khuẩn | Thuốc điều trị theo triệu chứng | TPCN hỗ trợ | ||
PHÁC ĐỒ 1 | TÊN THUỐC | Doxycylin 500 | Efferagan 500 | Motiliun | Detox |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 2 | 1 | 1 | 2 | |
PHÁC ĐỒ 2 | TÊN THUỐC | Clindamycin 500 | Panadon | Domperidon | |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 1 | 2 | 1 |
Phòng ngừa
Để phòng ngừa tối đa khả năng gây ra nhiễm khuẩn ký sinh trùng, các bạn tuyệt đối không nên bỏ qua những điều dưới đây:
- Xổ giun định kỳ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
- Chăm sóc sạch sẽ cho thú nuôi
- Liên hệ cơ quan y tế dự phòng để có được cho bản thân hướng dẫn đúng khi chuẩn bị đi du lịch.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi chế biến, khi ăn, sau khi vệ sinh…
- Có đời sống tình dục lành mạnh.
- Sử dụng nguồn nước và thực phẩm sạch sẽ .
- Hạn chế những thực phẩm sống như tiết canh, gỏi,….
Trên đây là tổng hợp những thông tin về nguyên nhân cũng như triệu chứng và cách điều trị hiệu quả bệnh nhiễm khuẩn ký sinh trùng mà Nhà thuốc Mariko muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu và phòng tránh được căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, cập nhật liên tục để tham khảo những thông tin hữu ích từ nhà thuốc nhé!