Trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc các bệnh giun sán nhất. Việc nhiễm giun sán ở trẻ em nếu không được điều trị tốt sẽ gây rối loạn tiêu hóa, chán ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, trẻ chậm phát triển về tinh thần và thể chất,…Việc dự phòng bệnh giun sán giúp làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh, hạn chế những biến chứng của giun sán gây ra.
Vậy để hiểu hơn về nguyên nhân, dấu hiệu và các triệu chứng của bệnh giun sán. Hãy cùng Nhà thuốc Mariko tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh giun sán là gì?
Giun sán hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác như: ký sinh, sán lãi, sán ký sinh.
Giun sán là sinh vật đa bào lớn, thường có thể nhìn thấy bằng mắt thường khi chúng trưởng thành hoàn toàn. Giun sán sống ký sinh ở người và động vật.
Giun có thể ký sinh ở nhiều cơ quan quan trọng, đặc biệt là ở ruột. Các loại giun sán khác nhau có độ nhạy cảm với thuốc khác nhau.Vì vậy, để lựa chọn thuốc điều trị bệnh phù hợp người bệnh cần phải xét nghiệm xem cơ thể bị nhiễm loại giun sán nào.
Nguyên nhân mắc bệnh giun sán
-
Thường do thói quen ăn uống: ăn nhiều hải sản, thịt chưa nấu chín, rau sống, ăn rau quả chưa rửa sạch, ăn thức ăn bẩn, uống nước chưa đun sôi,….
-
Môi trường ô nhiễm, nguồn nước không hợp vệ sinh, sinh hoạt tiếp xúc trực tiếp với môi trường, nguồn không khí ô nhiễm hàng ngày
-
Lây nhiễm ấu trùng giun sán từ vật nuôi
-
Không tuân thủ vệ sinh của trẻ: thường xuyên cho đồ chơi bẩn vào miệng, ngậm thức ăn, không bắt con trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh,…
-
Tùy theo vùng miền dễ bị nhiễm các loại giun khác nhau, ở miền bắc do thói quen hay ăn tiết canh nên có nhiều trường hợp bị mắc sán gạo lợn.
Triệu chứng và chẩn đoán trẻ nhiễm giun sán
Tuỳ theo các loại giun sán ký sinh khác nhau ở trên cơ thể mà trẻ bị nhiễm sẽ có các biểu hiện khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ điểm qua cho các bạn một số loại giun sán thường bị mắc nhất.
Giun đũa:
Có các triệu chứng lâm sàng chính dễ nhận biết như: trẻ xanh xao, ít ăn
Biểu hiện ở phổi, nó có thể gây ra hội chứng Loffler: ho khạc đờm có máu, đôi khi sốt. Đặc biệt khi nhiều ấu trùng xâm nhập vào phế nang và phế quản có thể bị viêm phổi, viêm phế quản
Biểu hiện ở ngoài da: mày đay, mẩn ngứa không đặc hiệu
Đường tiêu hóa: nôn, chán ăn,đau bụng, tiêu chảy. Giun có thể cuộn lại thành từng đám, gây tắc ruột, có thể chui vào ống mật và gây viêm túi mật, tắc ống mật, Xâm nhập ống tụy gây viêm tụy, đôi khi xuyên qua thành ruột gây viêm phúc mạc Về cách chẩn đoán giun đũa: Soi phân tìm trứng giun đũa. Xét nghiệm công thức máu thấy có bạch cầu ái tăng.
Giun kim:
Tuổi thường mắc bệnh là 3 đến 7 tuổi. Tỷ lệ lây nhiễm ở trẻ em đi học mẫu giáo, nhà trẻ là rất cao.
Triệu chứng lâm sàng: Trẻ bị nhiễm giun kim thường khó ngủ và hay thức giấc lúc giữa đêm, quấy khóc đêm, đái dầm. Khi trẻ gãi liên tục, trứng giun có thể bị dính vào móng tay của trẻ. Tay và cầm nắm thức ăn sẽ gây tái nhiễm .
Chẩn đoán giun kim: Tìm trứng giun kim trong phân bằng phương pháp quệt (swab) hoặc dán băng keo vào vùng hậu môn vào thời điểm buổi sáng trong vài ngày liên tiếp để đạt được hiệu quả
– Giun móc:
Thường xuất hiện ở những trẻ em sống trong các làm ruộng, làm rẫy
Triệu chứng lâm sàng:
Toàn trạng chung: Sắc mặt mệt mỏi xanh xao.
Ngoài da: Tại vị trí nơi ấu trùng xâm nhập gây nên ửng đỏ, ngứa ngáy, hoặc có thể có mụn nước.
Phổi: gây ra hội chứng Loeffler như giun đũa.
Tiêu hóa: khó tiêu, đau bụng, ăn không ngon,tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa,…
Chẩn đoán giun móc: Các bác sĩ có thể dựa vào vùng dịch tễ, bệnh cảnh để chỉ định soi phân thấy trứng giun móc, có thể thấy hồng cầu.
– Giun tóc ( hay còn được gọi là Trichuris Trichiura):
Nhìn chung ở bệnh nhân nhiễm giun tóc gây ra những rối loạn tiêu hóa không đáng kể. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể biểu hiện xuất huyết trực tràng và sa trực tràng.
Chẩn đoán giun tóc: Dùng phương pháp tìm trứng trong phân.
– Giun chó ( hay còn được gọi là Toxocara Canis):
Nhiễm giun chó thường gặp ở những trẻ thường xuyên tiếp xúc các vật nuôi như mèo, chó.
Khi bị nhiễm, trẻ thường có các biểu hiện như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau hạ sườn phải,…
Chẩn đoán: Trong đa phần trường hợp thường dựa vào bạch cầu ái toan tăng trong máu và huyết thanh chẩn đoán.
– Giun xoắn ( hay còn được gọi là Trichinella):
Trẻ bị nhiễm giun xoắn do ăn phải thịt lợn hoặc thịt ngựa có chứa ấu trùng của giun xoắn. Khi bị nhiễm giun xoắn sẽ có một triệu chứng rất đặc trưng: tiêu chảy, phù mặt và mí mắt
Chẩn đoán: Thường dựa các triệu chứng lâm sàng. Cũng có thể xét nghiệm máu với các dấu hiệu như thấy bạch cầu ái toan tăng, tăng Enzyme cơ.
Đối tượng cần kiểm soát nhiễm giun sán
Những đối tượng dưới đây cần đặc biệt chú ý để chủ động kiểm soát nhiễm giun sán như:
- Trẻ mầm non.
- Trẻ em ở độ tuổi đi học.
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản
- Người làm việc trong một số ngành nghề như: thợ mỏ, thợ hái chè
Các con đường lây truyền bệnh giun sán
Giun sán lây truyền khi tiếp xúc với đất, qua trứng giun và khi tiếp xúc với phân người bị nhiễm bệnh. Giun trưởng thành sống trong ruột người và đẻ hàng nghìn quả trứng mỗi ngày. Ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, quả trứng này gây ô nhiễm đất. Điều này có thể xảy heo nhiều cách khác nhau như:
- Trứng dính vào rau chưa nấu chín, rửa sạch hoặc gọt vỏ; qua miệng vào cơ thể rồi nở thành giun;
- Trứng được đưa vào cơ thể qua miệng từ nguồn nước bị ô nhiễm;
- Trứng được đưa vào khi chơi trong đất bị ô nhiễm, sau đó cho tay vào miệng mà không rửa
Tác hại của nhiễm giun sán
Khi bị nhiễm giun sán có thể gây ra suy giảm dinh dưỡng đối với những người bị lây nhiễm theo nhiều cách khác nhau như:
- Giun ăn các mô của vật chủ, bao gồm cả máu, dẫn đến mất chất sắt và protein.
- Giun móc cũng gây mất máu ở đường ruột mãn tính, có thể dẫn đến thiếu máu.
- Giun gây ra hiện tượng kém hấp thu chất dinh dưỡng. Giun đũa cũng dự trữ vitamin A trong ruột của chúng.
- Ngoài ra, một số giun sán lây truyền cũng gây chán ăn, kết quả là làm giảm lượng dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, T. trichiura có thể gây kiết lỵ và tiêu chảy
Điều trị khi bị nhiễm giun
Để điều trị khi bị nhiễm giun sán, chúng ta cần dùng những loại thuốc khác nhau tùy thuộc theo loại giun mà cơ thể mắc phải.
WHO khuyến cáo nên điều trị bằng thuốc định kỳ (tẩy giun) mà không cần chẩn đoán trước cho tất cả các nhóm người có nguy cơ sống ở vùng lưu hành bệnh Việc điều trị nên được thực hiện mỗi năm một lần khi tỷ lệ gin sán trong cộng đồng ở con số hơn 20 % và một năm hai lần khi tỷ lệ nhiễm giun sán trong cộng đồng là hơn 50%. Quy trình này làm giảm tỷ lệ mắc bệnh bằng cách giảm số lượng giun.
Điều trị định kỳ nhằm giảm mức độ nhiễm giun sán và để bảo vệ những người có nguy cơ bị nhiễm giun. Có thể dễ dàng tích hợp tẩy giun.với các ngày sức khỏe của trẻ em hoặc các chương trình mầm non bổ sung hoặc lồng ghép vào các chương trình hoặc các chương trình y tế học đường. Các trường nên khuyến khích giáo dục về các hoạt động vệ sinh cá nhân như: rửa tay, vệ sinh trường học.
Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh bạn có thể tham khảo qua:
NHÓM THUỐC | Thuốc điều trị giun sán | |||||
PHÁC ĐỒ 1 | TÊN THUỐC | Albenzole 400mg | ||||
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 1 | |||||
PHÁC ĐỒ 2 | TÊN THUỐC | mebendazol 500mg | ||||
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 1 | |||||
ĐVT | Viên | |||||
Lưu ý | Uống sau ăn |
Phòng ngừa và điều trị giun sán cho trẻ em
Để phòng ngừa và điều trị giun sán cho trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý những điều dưới đây:
- Vệ sinh môi trường sống: sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không đổ rác bừa bãi ra môi trường, không dùng phân tươi hoặc phân kém hoai mục để bón cây, không để ruồi đậu vào thức ăn; không để phân của chó, gà,… làm ô nhiễm môi trường.
- Để trẻ ăn chín, uống sôi, khi ăn rau cần rửa sạch, gọt vỏ.
- Cắt móng tay cho trẻ thường xuyên.
- Dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Thường xuyên đi giày dép, nhất là khi đi ngoài vườn, đất cát.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng / lần theo chỉ định của bác sĩ.Nếu trong nhà có người bị giun thì cả nhà nên tẩy giun. Thông thường, trẻ từ 2 tuổi trở lên mới nên tẩy giun, nhưng trong một số trường hợp cụ thể chỉ trẻ bị suy dinh dưỡng do nhiễm giun có thể được tẩy sớm hơn nhưng cần được bác sĩ tư vấn và lựa chọn thuốc phù hợp.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về nguyên nhân cũng như triệu chứng và cách điều trị hiệu quả bệnh tăng động mà Nhà thuốc Mariko muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu và phòng tránh được căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, cập nhật liên tục để tham khảo những thông tin hữu ích từ nhà thuốc nhé!