Đau nửa đầu, căn bệnh cảnh báo những dấu hiệu nguy hiểm dễ bị bỏ qua

Đau đầu và đau nửa đầu là tình trạng thường gặp do bạn đang gặp một vấn đề nào đó về sức khỏe. Tuy nhiên, do triệu chứng thoáng qua và có thể giảm ngay sau thời gian ngắn nên không tìm cách chữa trị cho triệt để. Theo các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, đau nửa đầu là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải các vấn đề về hệ thần kinh, tuần hoàn máu, hoặc não bộ. Tình trạng này xảy nếu ra thường xuyên và kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm.

1, Đau nửa đầu là bệnh gì?

Đau nửa đầu hay còn gọi là bệnh đau đầu Migraine, là tình trạng đau đầu ở một bên một cách đột ngột và dữ dội, có thể đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, hoặc nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn. Đau nửa đầu bên tráiđau nửa đầu bên phải thường gặp ở nhiều người với tần suất như nhau. Các cơn đau đầu thường kéo dài trong khoảng vài giờ, một số trường hợp có thể kéo dài tới vài ngày mà không giảm bớt.

Đau nửa đầu là một bệnh lý thần kinh khá lành tính phổ biến, bệnh hay gặp ở nữ giới trong độ tuổi từ 10 đến 45 tuổi, ảnh hưởng nhiều đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hiện nay, nguyên nhân của bệnh đau nửa đầu vẫn chưa được giải thích rõ ràng nên việc điều trị còn nhiều hạn chế, chủ yếu bác sĩ chỉ điều trị giảm nhẹ và hạn chế việc tái phát triệu chứng đau cho bệnh nhân.

Phân loại các cơn đau nửa đầu

Đau nửa đầu thường được phân chia thành các loại dưới đây:

  • Đau nửa đầu có dấu báo: Người bệnh thường sẽ nhận được các dấu hiệu cảnh báo sự sắp xảy ra của cơn đau nửa đầu như là nhìn thấy các tia sáng lóe lên trước mắt.
  • Đau nửa đầu không có dấu báo: Các cơn đau sẽ xuất hiện bất ngờ, đột ngột mà không có dấu hiệu gì báo trước cho người bệnh. Đây cũng là loại bệnh phổ biến nhất trong các loại đau nửa đầu.
  • Đau nửa đầu có dấu báo nhưng không đau đầu: Loại này còn được gọi là bệnh đau nửa đầu thầm lặng. Người bệnh có thể thấy các dấu hiệu cảnh báo cơn đau nhưng sau đó lại không thấy đau đầu ngay.

2, Nguyên nhân và những đối tượng có nguy cơ bị đau nửa đầu

Nguyên nhân đau nửa đầu

Hiện nay có nhiều nguyên nhân gây tình trạng đau nửa đầu. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ rõ được nguyên nhân chính của căn bệnh. Các chuyên gia cho rằng, có khoảng 60% bệnh nhân bị đau nửa đầu thì bố mẹ của họ cũng đã từng gặp phải tình trạng này nên bệnh có mang tính di truyền.

Ngoài ra, bệnh đau nửa đâu có thể do những nguyên nhân dưới đây gây nên:

  • Do sử dụng đồ uống chứa caffein, uống rượu bia, đặc biệt là rượu vang có thể làm trầm trọng cơn đau.
  • Sự thay đổi nội tiết tố ở nữ giới: Nồng độ estrogen thường bị biến động ở phụ nữ mang thai, trong thời kỳ kinh nguyệt, và tiền mãn kinh…
  • Bị căng thẳng kéo dài.
  • Những người thường sử dụng các loại thuốc chứa nội tiết tố như thuốc tránh thai…
  • Tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố kích thích giác quan như âm thanh quá lớn, ánh sáng rực rỡ, hoặc mùi hương quá nồng…
  • Những người thay đổi thói quen ngủ đột ngột như mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều.
  • Sống trong khu vực có sự thay đổi thời tiết.
  • Sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, chứa chất phụ gia, và chất bảo quản…

Những đối tượng có nguy cơ bị đau nửa đầu

Bệnh đau nửa đầu có thể gặp ở bất cứ ai, không phân biệt độ tuổi, và giới tính. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc những nhóm đối tượng dưới đây thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn ở những người bình thường khác.

  • Những người thường xuyên gặp phải tình trạng mệt mỏi, và căng thẳng.
  • Những người sinh ra trong gia đình có tiền sử bị bệnh đau nửa đầu.
  • Những người hay sử dụng đồ uống chứa cồn, hoặc chất kích thích..
  • Phụ nữ mang thai hoặc nữ giới thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
  • Phụ nữ trước hoặc trong những ngày kinh nguyệt đôi khi sẽ gặp phải các cơn đau nửa đầu.
  • Những người thường xuyên sử dụng chất tạo ngọt, mì chính.

3, Biểu hiện và biến chứng của bệnh đau nửa đầu

Triệu chứng đau nửa đầu xuất hiện như thế nào?

Thông thường đau nửa đầu bao gồm 4 giai đoạn ứng với những triệu chứng khác nhau, gồm: Triệu chứng mơ hồ, hào quang, tấn công và bị sau cơn đau. Mỗi người bệnh sẽ trải qua một giai đoạn bệnh lý khác nhau.

Giai đoạn 1: Triệu chứng mơ hồ

Ở giai đoạn này, các cơn đau nửa đầu thường đến sau khi phát ra những dấu hiệu cảnh báo trước 1 đến 2 ngày như:

  • Tâm trạng bị thay đổi thất thường.
  • Mệt mỏi, hoặc uể oải trong người.
  • Thèm ăn hoặc chán ăn bất thường.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, và âm thanh.
  • Thường xuyên ngáp ngủ.
  • Bị táo bón hoặc tiêu chảy.

Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp cơn đau nửa đầu xảy ra nhưng không xuất hiện một dấu hiệu cảnh báo nào. Theo Migraine Trust báo cáo, có khoảng 70 – 90% người bị bệnh đau nửa đầu sẽ nằm trong những trường hợp này.

Giai đoạn 2: Hào quang

Hào quang là sự rối loạn của các giác quan, có thể xảy ra trước hoặc trong khi bệnh nhân bị đau nửa đầu, xuất phát từ hệ thần kinh và dẫn đến nhiều những rối loạn cơ thể, kéo dài trong vài phút đến 1 giờ, như sau:

  • Nhìn thấy các ảo giác như tia sáng nhấp nháy, chấm đen, đường lượn sóng, có điểm mù hoặc các khoảng trống trong tầm nhìn…
  • Mất thị lực, hoặc không nhìn thấy gì cả.
  • Cảm giác bị ngứa và tê ở một bên của cơ thể.
  • Cảm thấy nặng hơn ở phần tay chân.
  • Không nói rõ ràng được, hoặc bị ù tai.

Giai đoạn 3: Tấn công

Ở trong giai đoạn tấn công, các cơn đau nửa đầu có phần dữ dội hơn, nếu không được điều trị kịp thời sẽ kéo dài từ 4 đến 72 giờ. Mức độ của cơn đau xảy ra sẽ tùy thuộc vào mỗi người, có người bị đau vài ngày 1 lần, có người sẽ lại bị 1-2 lần/năm. Những dấu hiệu cụ thể như sau:

  • Các cơn đau xuất hiện ở 1 bên hoặc toàn bộ đầu.
  • Có cảm giác đau giật nhói trong đầu.
  • Buồn nôn hoặc bị nôn.
  • Cơ thể yếu ớt, và nhợt nhạt.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, hoặc âm thanh và mùi.

Giai đoạn 4: Sau cơn đau

Sau khi cơn đau nửa đầu đã đi qua, bạn có thể gặp những triệu chứng như sau:

  • Mệt mỏi, và kiệt sức.
  • Bị đau hay yếu cơ.
  • Có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn tùy vào mỗi người một khác.
  • Tâm trạng bị thay đổi.

Biến chứng của bệnh đau nửa đầu

Bệnh đau nửa đầu Migraine có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh, khả năng tái phát, nguyên nhân và các biện pháp áp dụng điều trị cho người bệnh có hiệu quả hay không.

Nếu đau nửa đầu do các bệnh lý khác gây ra thì việc điều trị dứt điểm các bệnh lý nguyên nhân cho đến khi khỏi hẳn cũng là lúc các cơn đau đầu sẽ dừng lại.

Nếu đau nửa đầu do nguyên nhân căng thẳng thần kinh, ăn uống, hoặc hút thuốc thì phải hạn chế hoặc loại bỏ yếu tố nguy cơ gây bệnh mới có thể trị khỏi chứng đau nửa đầu.

Đôi khi bệnh đau nửa đầu vẫn diễn ra mà không rõ nguyên nhân. Khi đó chúng ta thường chủ quan không điều trị, cho rằng đó là những cơn đau không nghiêm trọng tới sức khỏe. Những người hay bị đau nửa đầu tái phát nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng như: suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng não bộ, trầm cảm, mất thị lực, hoặc suy thoái võng mạc…Nguy hiểm nhất là bị đau đầu do thiểu năng tuần hoàn máu não có thể gây đột quỵ.

Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, bệnh đau nửa đầu có thể còn gây ra các biến chứng mạn tính. Chẳng hạn như nhồi máu não, hoặc bị co giật.

4, Phòng ngừa bệnh đau nửa đầu

Không có một biện pháp nào được đảm bảo chắc chắn để phòng ngừa bệnh đau nửa đầu hiệu quả. Tuy nhiên, việc thay đổi một số thói quen sinh hoạt dưới đây được cho rằng sẽ giúp hạn chế các mức độ trầm trọng của bệnh:

  • Đặt miếng vải lạnh hoặc túi đá lên đầu hay lên mặt của người bệnh khi cơn đau đầu xảy ra.
  • Nằm trong phòng tối, yên tĩnh, để nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
  • Giảm thiểu tiếng ồn, ánh sáng và các mùi hương như khói thuốc lá có thể giảm thiểu chứng này.
  • Tránh các loại yếu tố khởi phát cơn đau nửa đầu như sử dụng các loại thực phẩm có chất kích thích, hoặc các thức uống có cồn.
  • Tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe.

5, Phác đồ điều trị bệnh đau nửa đầu

Khi bị đau nửa đầu, người bệnh thường có xu hướng tìm đến các loại thuốc giảm đau để có thể nhanh chóng giải quyết cơn đau khó chịu như sau:

NHÓM THUỐC

Giảm đau Thuốc điều trị đau nửa đầu Thuốc tăng cường tuần hoàn não thuốc TPCN/ Hỗ trợ
PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC  Panadol Extra Betaserc 24 Tanakan Nootropil 800 Eco Max 360mg
CÁCH DÙNG (viên/liều) 2 1 2 1 2
PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC  Panadol Extra Betaserc 18 Pracetam 800 Gentemax Eco 240mg
CÁCH DÙNG (viên/liều)   2 1 2 2

ĐVT

Viên Viên Viên Viên Viên

LƯU Ý

Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn

Việc dùng thuốc giảm đau sẽ giúp nhanh chóng cắt đứt cơn đau, thế nhưng mỗi loại thuốc đều có các tác dụng phụ nhất định, nhẹ hay nặng sẽ tùy thuộc vào loại thuốc và nghiêm trọng hơn, nếu bạn quá lạm dụng thuốc, sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nguy hiểm cho cơ thể. Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc bạn cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc về sử dụng.

Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.

Contact Me on Zalo