Kiết lỵ là tình trạng bị nhiễm trùng ở ruột già do khuẩn Entamoeba histolyca hoặc do vi khuẩn Shigella gây nên. Hầu hết nhiễm trùng ở dạng mang mầm bệnh nên không có triệu chứng, ở một số người có biểu hiện dạng tiêu chảy nhẹ kéo dài, hoặc trầm trọng hơn là lỵ tối cấp gây nguy hiểm đến tính mạng. Hiện nay chứng bệnh kiết lỵ hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy bệnh kiết lỵ có nguy hiểm không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!
1, Bệnh kiết lỵ là gì?
Bệnh kiết lỵ là tình trạng bị nhiễm trùng ở ruột già do vi khuẩn shigella, E. coli, hoặc salmonella,… và một số vi khuẩn khác gây nên. Các vi khuẩn này xâm nhập vào trong cơ thể người bệnh bằng cách lây truyền qua đường tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn có ở trong phân; hoặc qua các loại thực phẩm, nước uống bị ô nhiễm hoặc khi người bệnh bơi lội trong nước bẩn.
Kiết lỵ là bệnh lý tương đối phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho tới người già. Nếu như ngày xưa, việc bị kiết lỵ đều nguy hiểm và có thể gây chết người, tuy nhiên, hiện nay hầu hết đã khống chế được bệnh và không gây nguy hiểm cho người bệnh. So với người trưởng thành thì bệnh kiết lỵ xảy ra nhiều ở trẻ em hơn, đặc biệt là ở những trẻ trong độ tuổi từ 2 – 4 tuổi. Do các em còn nhỏ nên hay cho đồ chơi vào miệng và nghịch đất cát dễ nhiễm bệnh. Vì vậy cha mẹ cần phải lưu ý chăm sóc cẩn thận cho con em mình để tránh trường hợp mắc bệnh.
Mùa hè là thời điểm bệnh kiết lỵ phát triển nhiều hơn so với mùa đông. Bởi đây là thời điểm có sự thay đổi khí hậu nhanh chóng, kèm theo đó là lối sống, sinh hoạt, và ăn uống khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể.
Khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn, trong giai đoạn mang mầm bệnh kiết lỵ hầu như không có bất kỳ triệu chứng nào để có thể phát hiện. Một số trường hợp chỉ là biểu hiện bị tiêu chảy nhẹ kéo dài hoặc nặng hơn là lỵ tối cấp. Khi biến chứng thì đã bị áp xe gan, có thể vỡ vào màng bụng, màng ngoài tim, hoặc màng phổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng thậm chí là tử vong cho người bệnh.
Các loại bệnh kiết lỵ
- Hầu hết những người đã trải qua bệnh kiết lỵ đều phát triển bệnh kiết lỵ do vi khuẩn hoặc kiết lỵ kỵ khí gây ra. Vi khuẩn gây bệnh bệnh kiết lỵ là do nhiễm vi khuẩn từ Shigella, Campylobacter, Salmonella, hoặc các vi khuẩn đường ruột E. coli .
- Tiêu chảy do vi khuẩn Shigella gây ra còn được gọi là shigellosis. Shigellosis là loại kiết lỵ phổ biến nhất thường gặp.
- Bệnh kiết lỵ còn được gây ra bởi một loại ký sinh trùng đơn bào xâm nhập vào ruột. Nó còn được gọi với tên gọi là bệnh giun chỉ.
- Bệnh lỵ Amebic ít phổ biến hơn ở các nước phát triển. Nhưng nó thường được tìm thấy ở các địa phương nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém, không sạch sẽ.
2, Nguyên nhân gây bệnh và những đối tượng dễ mắc bệnh
Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ
Nguyên nhân gây bệnh kiết lỵ thường là do vi khuẩn shigella gây viêm toàn bộ vùng đại tràng và trực tràng. Bệnh thường lây qua tiếp xúc với phân. Những người thân trong gia đình bị bệnh, khi đi vệ sinh không rửa tay, hoặc lấy thực phẩm cho bé ăn hoặc mua thực phẩm đường phố có nhiễm vi khuẩn shigella có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh.
Shigellosis và kiết lỵ thường gặp do vệ sinh kém như:
- Thực phẩm bị ô nhiễm.
- Nguồn nước bị ô nhiễm và các đồ uống khác.
- Người bị nhiễm bệnh không rửa tay hoặc chưa sạch có thể lây cho người thân.
- Những người bơi trong nước bị ô nhiễm, chẳng hạn như hồ hoặc bể bơi không có khử trùng.
- Tiếp xúc cơ thể với những người bị bệnh cũng có khả năng bị nhiễm.
Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh kiết lỵ shigellosis cao nhất, nhưng hầu như ai cũng có thể mắc bệnh này ở mọi lứa tuổi. Nó thường dễ dàng lây lan qua tiếp xúc giữa người với người và qua đồ ăn thức uống bị ô nhiễm.
Bệnh lỵ Amebic chủ yếu sẽ lây lan do ăn thức ăn bị ô nhiễm hoặc uống nước bị ô nhiễm ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới có điều kiện vệ sinh kém.
Những đối tượng có nguy cơ cao bị kiết lỵ
- Trẻ em thường bị nhất: kiết lỵ ở trẻ em là vấn đề mà hầu hết bố mẹ cần quan tâm lưu ý, nhất là những trẻ đang trong độ tuổi từ 2-4 tuổi.
- Những người sống tại những nơi thiếu vệ sinh, nơi có nguồn nước bị ô nhiễm.
- Trong nhà có nhiều ruồi nhặng mang theo các vi khuẩn gây bệnh, sau đó đậu lên các thức ăn khiến chúng ta ăn phải.
- Dịch kiết lỵ cũng phổ biến hơn tại những trung tâm xã hội có đông người như: nhà dưỡng lão, nhà tù, và trung tâm chăm sóc trẻ em,… do sự tiếp xúc gần thường xuyên diễn ra từ người này qua người khác.
3, Triệu chứng và biến chứng của bệnh kiết lỵ
Triệu chứng thường gặp của bệnh kiết lỵ
Thời gian ủ bệnh của bệnh kiết lỵ thường kéo dài từ 1 – 7 ngày, sau đó sẽ phát bệnh một cách rất đột ngột, với 2 hội chứng thường gặp là: nhiễm khuẩn và hội chứng lỵ.
- Hội chứng nhiễm khuẩn sẽ gồm các triệu chứng: sốt cao từ 38 – 39oC, rét run, nhức đầu, mệt mỏi, đau lưng, hoặc đau khớp, ở trẻ em có thể có cơn co giật, chán ăn, khát nước, đắng miệng, buồn nôn hoặc nôn.
- Hội chứng lỵ sẽ gồm các triệu chứng: đau bụng, ban đầu đau âm ỉ quanh rốn, sau đó sẽ lan ra khắp bụng, cuối cùng là các cơn đau quặn bụng ở hố chậu trái. Các cơn đau quặn bụng sẽ làm bệnh nhân mót rặn muốn đi đại tiện ngay. Mới đầu đi đại tiện phân sệt, sau loãng, mùi rất thối, lẫn với chất nhầy và máu. Hoặc phân sẽ nhầy nhiều, thường đục nhờ nhờ, có khi phân sẽ vàng đục như mủ, máu sẫm như máu cá, nhầy và máu hòa loãng với nhau không có độ bám dính. Hội chứng lỵ có thể diễn ra trong từ 5 – 10 ngày hoặc hơn.
Biến chứng của bệnh kiết lỵ
Nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi rất nhanh nhưng trong một số trường hợp, bệnh kiết lỵ có thể dẫn đến các biến chứng nặng như:
Viêm khớp do nhiễm trùng:
Có khoảng 2% bệnh nhân sẽ bị biến chứng dạng này. Những người này có thể bị đau khớp, hoặc kích ứng mắt và tiểu buốt. Viêm khớp do nhiễm trùng bởi kiết lỵ có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm mới hồi phục được.
Nhiễm khuẩn huyết:
Nhiễm khuẩn huyết thường là trường hợp hiếm gặp và có nhiều khả năng ảnh hưởng đến những người có hệ miễn dịch của cơ thể kém, chẳng hạn như những người đang bị nhiễm HIV hoặc ung thư.
Bị co giật:
Đôi khi trẻ nhỏ có thể bị co giật toàn thân khi nhiễm bệnh. Không rõ tại sao điều này xảy ra với người bệnh. Nhưng biến chứng này thường tự khỏi mà không cần phải điều trị.
Hội chứng tăng urê huyết tán huyết (HUS):
Một số loại vi khuẩn Shigella , S. dysenteriae đôi khi có thể gây ra hội chứng HUS bằng cách tạo ra một độc tố khiến phá hủy các tế bào hồng cầu.
Các biến chứng nghiêm trọng khác
Trong một số các trường hợp hiếm hoi, bệnh kiết lỵ có thể dẫn đến bị áp xe gan hoặc ký sinh trùng lây lan đến phổi hoặc não.
4, Cách phòng ngừa bệnh kiết lỵ
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt tốt có thể giúp bạn phòng tránh bệnh kiết lỵ một cách tối đa. Để tránh bị bệnh bạn nên thực hiện các thói quen như sau:
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn để tránh vi khuẩn xâm nhập. Đặc biệt cần phải rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn uống.
- Những người đang nhiễm bệnh cần phải cách ly riêng và tránh cầm đồ ăn, thức uống cho người bình thường. Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại trong phân của bệnh nhân sau khi khỏi bệnh từ 1 – 2 tuần nên cần phải đề phòng vệ sinh.
- Nếu trẻ đang dùng tã và bị nhiễm bệnh cần phải khử khuẩn khu vực xung quanh rồi bỏ tã đã dùng vào thùng rác vệ sinh sạch sẽ. Sau khi vệ sinh cho trẻ cần phải rửa tay sạch cùng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.
Chế độ ăn uống cho người bị nhiễm bệnh
Nên ăn:
- Bệnh nhân nên ăn những món ăn không chứa dầu mỡ tốt cho tiêu hóa như rau củ quả luộc và các món nhạt.
- Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn tốt như lá chè, tỏi, và ngó sen,…
- Uống nhiều Oresol để cung cấp nước cho cơ thể và tránh tình trạng mất nước gây kiệt sức.
- Ăn nhiều các loại hoa quả tươi, sạch hoặc có thể ép rau quả thành nước uống.
Kiêng ăn:
- Kiêng ăn các loại chế phẩm từ sữa và sữa bò.
- Không ăn các món ăn cay, nóng và có chứa nhiều dầu mỡ.
- Không uống các loại đồ uống có ga, cồn và ăn thực phẩm gây chướng bụng như các loại đậu bắp, súp lơ, bông cải xanh, và các loại hạt,…
5, Phác đồ điều trị bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ nhẹ thường được điều trị bằng cách nghỉ ngơi và uống nhiều nước kết hợp uống các loại thuốc không kê đơn để giúp giảm đau bụng và tiêu chảy.
Sau đây là một số phác đồ điều trị bệnh tham khảo
NHÓM THUỐC | Thuốc kháng sinh | Giảm co thắt cơ trơn | Ức chế nhu động ruột | Men Vi sinh | Vitamin và khoáng chất | |
PHÁC ĐỒ 1 | TÊN THUỐC | Flagyl 250mg | Nospa fort 80 | Racecadotril 100mg | Enterogermina | Zin C 70mg |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 2 | 2 | 1 | 1 | 2 | |
PHÁC ĐỒ 2 | TÊN THUỐC | Metronidazol 250 | Spalaxin 40 | Loperamid | Biolactomin Plus | |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 2 | 2 | 2 | 2 | ||
ĐVT | Viên | Viên | Viên | Viên | Viên | |
LƯU Ý | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn |