Táo bón căn bệnh kinh niên gây khó chịu cho người bệnh

Táo bón là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hóa trên thế giới với tỷ lệ khoảng 17% dân số toàn cầu mắc bệnh, trong đó, chỉ có khoảng 12% số người tự xác định được bệnh. Táo bón thường xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở những người trên 65 tuổi với tỷ lệ chiếm từ 30-40%. Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh táo bón cao gấp 3 lần nam giới. Táo bón cũng thường xảy ra cho trẻ sơ sinh, hoặc trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Hiểu rõ hơn về chứng bệnh táo bón, mọi người sẽ có ý thức phòng ngừa, điều trị bệnh nhằm tránh các tình trạng bệnh khác do mắc táo bón lâu ngày như: bệnh trĩ, hoặc các bệnh về hậu môn trực tràng. 

1, Chứng táo bón là gì?

Táo bón là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất hiện nay, xảy ra ở nhiều đối tượng từ trẻ em đến người lớn tuổi.

Táo bón là tình trạng người bệnh gặp phải đi đại tiện khó khăn. Thông thường, những người mắc bệnh táo bón nhiều ngày mới có thể đi một lần, mỗi lần đi đại tiện phải rặn nhiều, phải vận dụng nhiều cơ ở thành bụng và cơ hoành để tống phân ra ngoài. Chính vì vậy người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn và mệt mỏi khi đi đại tiện. 

Phân thường rắn thành cục, mật độ cứng có thể dính kèm cả máu tươi do bị cọ xát vào niêm mạc của hậu môn, có khi phân dính theo những chất nhầy của đại tràng, và trực tràng. 

Thông thường ai cũng có nguy cơ mắc táo bón. Hầu hết mọi người đều có thể bị táo bón vào 1 thời điểm hoặc 1 giai đoạn nào đó trong cuộc đời. Thông thường táo bón có thể tự khỏi nhờ việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh. Tuy nhiên, cũng có 1 số người bị mắc đi mắc lại gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. 

2, Nguyên nhân gây ra táo bón và những đối tượng hay bị táo bón

Nguyên nhân gây chứng táo bón

Mỗi nhóm táo bón sẽ được gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau bao gồm.

Táo bón nguyên phát do những nguyên nhân sau:

  • Táo bón có nhu động bình thường: Nguyên nhân thường gặp là do rối loạn cơ chế tống phân, và xuất phát từ cơ thắt, cơ vòng hậu môn của người bệnh có vấn đề. Loại táo bón này khi đi khám thực thể rất khó phát hiện.
  • Táo bón có nhu động chậm: Khi nhu động đường ruột hoạt động kém sẽ gây ra chứng táo bón. Loại táo bón này thường gặp ở phụ nữ và thường có triệu chứng như chướng bụng, ít khi muốn đi đại tiện. 
  • Táo bón do bị rối loạn chức năng sàn chậu: Rối loạn chức năng sàn chậu là do các khối cơ, và dây chằng bị thoái hóa, dẫn đến không thể giữ cho các cơ quan ở vùng sàn chậu nằm đúng ở vị trí của chúng. Hậu môn, và trực tràng cũng nằm trong số các cơ quan bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài. Đặc trưng của loại táo bón này do nguyên nhân là rặn nhiều, và đại tiện không hết phân, phải cần biện pháp hỗ trợ mới tống phân được hết ra ngoài. 

Táo bón thứ phát sẽ do những nguyên nhân sau đây:

  • Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Chế độ ăn quá ít chất xơ, dư thừa các chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều đường, và dùng nhiều cà phê, trà, rượu, uống không đủ nước; lười vận động; thường xuyên trì hoãn việc đại tiện hàng ngày. Ở trẻ em, táo bón còn có thể xuất hiện do việc uống sữa bột (các loại sữa công thức trong thành phần có quá ít chất xơ và quá nhiều đạm, đường).
  • Bệnh nhân bị mắc bệnh lý thực thể: Nếu bị mắc các bệnh như nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, hoặc trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn sẽ dễ bị táo bón hơn người bình thường.
  • Táo bón do mắc bệnh lý toàn thân: Mắc bệnh về hệ thần kinh như (đột quỵ, Hirschsprung, Parkinson, chấn thương đầu, và tủy sống); có vấn đề tâm lý (trầm cảm, và rối loạn lo âu); rối loạn nội tiết (chuyển hóa tăng canxi máu, hoặc hạ kali máu, tiểu đường); bị bệnh tuyến giáp (cường giáp, và suy giáp); bệnh mô liên kết (xơ cứng bì, và lupus); nhiễm độc chì cũng có thể gây táo bón.
  • Táo bón do mang thai: Sự thay đổi của nội tiết tố trong thai kỳ cộng với các áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột của phụ nữ, hoặc chế độ ăn của chị em thay đổi quá nhiều trong thai kỳ (do uống viên bổ sung nhiều sắt, canxi, và ăn nhiều thực phẩm giàu đạm)… đều ảnh hưởng đến nhu động của đường ruột dẫn đến bị táo bón.
  • Táo bón do dùng một số loại thuốc: sử dụng thuốc chống trầm cảm; thuốc kháng cholinergic; thuốc kháng axit; và thuốc lợi tiểu; thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, diclofenac); thuốc chứa codein và morphin; thuốc chống co giật… có thể gây ra chứng táo bón.

Ai có nguy cơ bị táo bón cao?

Theo bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, hầu như ai cũng đã từng bị táo bón ít nhất một lần trong đời, những người trên 60 tuổi, phụ nữ và phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có nguy cơ bị táo cao hơn. Điều này đồng nghĩa với việc, những nhóm người này cần phải chú ý đến chế độ ăn uống, và sinh hoạt khoa học hơn để giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón thường xuyên.

3, Triệu chứng và biến chứng của táo bón

Triệu chứng của táo bón

Các triệu chứng táo bón ở mỗi đối tượng, và độ tuổi có thể khác nhau nhưng thường có các đặc điểm chung như là đại tiện khó, phải rặn nhiều, phân cứng, tỏn mỏn, chướng bụng, hoặc sờ thấy bụng cứng. Cụ thể hơn có thể kể đến như:

  • Dấu hiệu táo bón ở người lớn: quá 3 ngày nhưng không thể đại tiện, chướng bụng, rặn nhiều lần nhưng không đại tiện được, hoặc rất khó để có thể tống phân ra ngoài, phân rất cứng, phân có thể lẫn máu do bị xuất huyết hậu môn.
  • Dấu hiệu táo bón ở trẻ em: Không thể đi đại tiện đều đặn 3 lần/tuần, chướng bụng, và đại tiện khó, mỗi khi đại tiện trẻ phải rặn đỏ mặt, phân cứng, có thể bị chảy máu nhẹ ở hậu môn do việc rặn quá mức. Ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi quá 5-7 ngày không đi đại tiện; phân cứng, có thể kèm máu và các chất nhầy; trẻ quấy khóc, và lười ăn/bú, ngủ không ngon giấc do bị chướng bụng, đau bụng

Biến chứng của bệnh táo bón

Thông thường nếu bị táo bón ngắn hạn thì không ảnh hưởng gì, tuy nhiên táo bón lâu ngày không được điều trị có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người bệnh như:

  • Bị sưng tĩnh mạch ở hậu môn (bệnh trĩ)
  • Bị rách da ở hậu môn (nứt hậu môn)
  • Phân không thể tống ra ngoài được (phân áp lực)
  • Có những trường hợp ruột lòi ra khỏi hậu môn (sa trực tràng)…

Ngoài ra, táo bón kéo dài cũng ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng của trẻ, dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng, ăn không thể lớn được, cơ thể còi cọc ốm yếu. 

4, Cách phòng ngừa bệnh táo bón

Ngoài nguyên nhân mắc táo bón do các bệnh lý về tiêu hóa, thì táo bón chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống thiếu khoa học, người bệnh ít vận động, hay bị căng thẳng. Theo đó chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống đã có thể khỏi bệnh hoàn toàn: 

  • Người bệnh nên duy trì một chế độ ăn giàu chất xơ bao gồm tăng cường các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên cám.
  • Hạn chế sử dụng các ăn các thực phẩm không lành mạnh như thực phẩm giàu chất béo có nguồn gốc động vật, các đồ ăn công nghiệp, nước ngọt đóng chai, bia, rượu, hút thuốc lá, và các loại quả xanh, chát.
  • Nên vận động nhẹ, tập thể dục ít nhất 3 giờ/ tuần
  • Tránh các việc căng thẳng, trầm cảm và stress kéo dài. 
  • Không nên ngồi bồn cầu quá lâu, không rặn mạnh khi đại tiện. 
  • Tập thói quen đi đại tiện vào buổi sáng hàng ngày. 
  • Ngoài ra đối với trẻ nhỏ còn đang uống sữa thì có thể thay đổi loại sữa khác để cải thiện tình trạng bị táo bón. 
  • Chủ động thăm khám nếu thấy tình trạng táo bón không thay đổi và có xu hướng xấu dần lên. 

5, Phác đồ điều trị táo bón tại nhà

Để điều trị bệnh táo bón hiệu quả bác sĩ cần căn cứ vào nguyên nhân gây ra táo bón để lựa chọn phương pháp như về cơ bản sẽ dùng phác đồ như sau:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống, uống đủ 2 lít nước/ ngày, bổ sung rau xanh và chất xơ. 
  • Hạn chế dùng đồ uống có chất kích thích, rượu bia, đồ ăn nóng. 
  • Không được nhịn khi buồn đi đại tiện. 
  • Uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ.

Một số loại thuốc phổ biến sau có thể hỗ trợ giúp bạn điều trị táo bón như:

NHÓM THUỐC Thuốc nhuận tràng Men vi sinh TPCN / Thuốc hỗ trợ
PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC  Duphalac 15ml (goi) Normagut 250mg(3×10) Thông táo Atoka 
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 1 1
PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC  Forlax Entergomina Taobonlax
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 1 1
PHÁC ĐỒ 3 TÊN THUỐC  Bisacodyl 5 Biolac Fort Natufit
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 2 1
ĐVT Viên Viên Viên
LƯU Ý Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn
Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.

Contact Me on Zalo