“Thập nhân cửu trĩ” – phổ biến là vậy nhưng thực tế hiện nay rất nhiều người bệnh âm thầm chịu đựng căn bệnh “khó nói” và khó chia sẻ này. Bệnh trĩ là bệnh của vùng nhạy cảm nên rất nhiều bệnh nhân ngại đi khám, đi tư vấn điều trị cho đến khi không chịu đựng được những khó chịu hoặc bệnh đã có biến chứng nặng gây hại cho cơ thể mới đi khám bệnh. Vậy bệnh trĩ là bệnh gì và nên phòng ngừa điều trị ra sao cho có hiệu quả?
1, Bệnh trĩ là gì?
Trĩ là những đám rối tĩnh mạch của hậu môn trực tràng giãn ra, những búi trĩ này sẽ có xu hướng to dần lên do máu tĩnh mạch bị ứ đọng.
Theo quan điểm của bác sĩ chuyên khoa, tuỳ thuộc vào vị trí của búi trĩ mà người ta sẽ chia làm 2 loại: trĩ ngoại và trĩ nội.
Trĩ ngoại (nằm bên ngoài hậu môn) phần búi trĩ phát triển ngay gần phía rìa hậu môn và được phủ bởi một lớp da rất nhạy cảm của vùng rìa hậu môn. Các búi trĩ ngoại thường không đau. Tuy nhiên nếu hình thành cục máu đông ở đây (trĩ tắc mạch) nó sẽ rất đau và tạo thành một khối cứng chắc. Trĩ ngoại cũng có thể bị chảy máu nếu nó bị vỡ ra.
Trĩ nội (nằm phía trong hậu môn) thường sẽ không đau, chảy máu, khi trĩ ra ngoài khi đại tiện là những triệu chứng thường xuất hiện khi bị trĩ nội. Tuy nhiên trĩ nội cũng có thể rất đau nếu búi trĩ nội bị sa ra phía ngoài hoàn toàn, và không thể nào ấn lại vào trong được (do búi trĩ bị nghẹt)
Trĩ nội thường được chia làm 4 độ:
- Trĩ độ I: trĩ không sa ra ngoài.
- Trĩ độ II: trĩ sa ra ngoài và có thể tự tụt vào trong hậu môn sau khi đại tiện.
- Trĩ độ III: trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay để đẩy lại búi trĩ vào trong.
- Trĩ độ IV: trĩ sa ra ngoài và không thể đẩy lại vào trong như bình thường.
2, Nguyên nhân gây bệnh và những người có nguy cơ cao bị bệnh trĩ
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Các tĩnh mạch ở xung quanh khu vực hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết. Búi trĩ cũng có thể phát triển quá mức bình thường do áp lực gia tăng ở phần dưới trực tràng do:
- Rặn khi đi đại tiện
- Ngồi quá lâu trên bồn cầu
- Những người bị tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
- Bị béo phì
- Những người đang mang thai
- Những người thích giao hợp qua đường hậu môn
- Có chế độ ăn ít chất xơ
- Bệnh trĩ sẽ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở khu vực trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần theo năm tháng.
Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh cao
- Những người hay bị táo bón, hoặc tiêu chảy sẽ làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng các áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu ở khu vực hậu môn.
- Những người có chế độ ăn quá ít chất xơ, sẽ làm tăng tần suất bệnh trĩ
- Những người bị thừa cân hoặc béo phì, cũng làm gia tăng tần suất bệnh
- Những người hay gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, hoặc vận động viên cử tạ, quần vợt,…, đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, và nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến bị giãn tĩnh mạch ở khu vực hậu môn.
- Những người bị u vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và có thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch và khiến dễ bị bệnh trĩ hơn.
3, Triệu chứng và biến chứng của bệnh trĩ
Triệu chứng và biểu hiện của bệnh trĩ
Người bị bệnh trĩ có thể biểu hiện các triệu chứng thường gặp như sau:
- Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, khi trĩ nặng các búi này có thể xuất hiện ngoài hậu môn thường xuyên.
- Búi trĩ bị tắc mạch hoặc bị sa nghẹt gây sưng đau và có cảm giác khó chịu cho người bệnh
- Đại tiện bị chảy máu nhưng không bị đau. Tùy theo mức độ chảy máu, bệnh nhân có thể chỉ thấy máu thấm vào giấy vệ sinh, hoặc nhỏ giọt hay máu có thể bắn thành tia, càng rặn nhiều thì càng chảy nhiều máu.
- Những người thường xuyên bị kích thích hoặc ngứa vùng hậu môn. Triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng bị nhiễm giun kim thông thường.
- Cảm giác khó chịu, đau rát hậu môn tăng dần theo sự tiến triển của các búi trĩ.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
Theo bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, bệnh trĩ có thể diễn ra vào một giai đoạn hoặc kéo dài suốt cả cuộc đời. Cũng có trường hợp có những người từng bị trĩ mà không hề biết mình đang mắc bệnh. Hầu hết người bệnh chỉ tới thăm khám khi búi trĩ đã phát triển khá lớn, gây cọ xát, chảy máu, và đau đớn. Song việc điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn 4 sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều do trĩ đã phát triển lâu ngày đã phát sinh nhiều biến chứng cho người bệnh.
Các biến chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ có thể kể đến:
- Bị thiếu máu: thường xuyên chảy máu vùng hậu môn có thể dẫn đến tình trạng bị thiếu máu, nên người bệnh thường hay bị choáng đầu ảnh hưởng đến kết quả công việc.
- Trĩ bị sa nghẹt: búi trĩ đã thò ra không thể thụt vào gây tắc mạch máu, tình trạng này thường rất đau và có thể gây nhiễm trùng, hoại tử vùng búi trĩ.
- Bị tắc mạch: cục máu đông rất dễ hình thành trong mạch máu của búi trĩ khi máu lưu thông không được. Biến chứng này gây đau đớn và hoại tử.
- Viêm loét, và nhiễm trùng: bệnh nhân có thể bị viêm da quanh hậu môn, viêm nhú hoặc viêm khe gây ngứa ngáy, gây đau rát vùng hậu môn. Nhiễm trùng xảy ra khi có lở loét hoặc hoại tử búi trĩ, làm cho vết thương tiếp xúc với phân chứa lượng lớn vi trùng và vi khuẩn.
4, Cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả là giữ cho phân mềm, để chúng có thể dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Thông thường chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và sinh hoạt là có thể khỏi bệnh ở giai đoạn đầu.
Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng của bệnh trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau:
- Ăn thực phẩm nhiều chất xơ như rau củ quả, ăn ngũ cốc nguyên hạt.
- Uống nhiều nước. Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác, không phải là rượu và chất kích thích mỗi ngày.
- Không rặn mạnh khi đi đại tiện vì khi cố gắng rặn sẽ tạo ra áp lực lớn hơn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ bị phình to và dễ chảy máu.
- Đi cầu ngay khi có cảm giác muốn đi đại tiện. Nếu thường xuyên bỏ lỡ cảm giác mắc đi cầu, niêm mạc trực tràng sẽ dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, điều đó khiến cho phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn dễ bị táo bón và trĩ hơn.
- Tập thể dục. Duy trì vận động mỗi ngày để giúp bạn có thể giảm triệu chứng táo bón và tăng sức đề kháng của cơ thể.
- Tránh ngồi lâu. Ngồi quá lâu, đặc biệt là ngồi trên bồn cầu, vì có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.
Tóm lại, đa số bệnh nhân thường nghĩ rằng có thể tự điều trị mà không cần đến chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng nên nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ và sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng giúp cho các triệu chứng bệnh ban đầu có thể nhanh chóng biến mất.
5, Phác đồ điều trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay
- Chế độ ăn nhiều chất xơ và hạn chế ăn cay, nóng, dùng chất kích thích.
- Ngồi ngâm hậu môn ở trong nước ấm có thể giúp cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên nếu là nữ giới cần chú ý trong việc ngâm này vì có thể ngâm quá lâu dẫn các bệnh phụ khoa.
- Dùng thuốc điều trị: Có thể dùng các loại thuốc bôi hoặc nhét tại chỗ, thuốc hỗ trợ tuần hoàn và tĩnh mạch
NHÓM THUỐC | Thuốc trợ tĩnh mạch | Cầm máu | Euflavonoid | Đặt / Bôi ( dùng ngoài ) | TPCN | |
PHÁC ĐỒ 1 | TÊN THUỐC | Daflon | Transamin tablets 500mg | Meflavon 500 | Proctolog | Thăng trĩ Dưỡng huyết thang, Cao tiêu trĩ |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 2 | 1 | 1 | 1 | 2 | |
PHÁC ĐỒ 2 | TÊN THUỐC | Diosmin | Transamin tablets 500mg | Rutin C 100mg | Protolog Gel ( bôi) | Tottri |
CÁCH DÙNG (viên/liều) | 2 | 1 | 2 | 2 lần | 2 | |
ĐVT | Viên | Viên | Viên | Viên | Viên | |
LƯU Ý | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn | Uống sau ăn |