Á sừng: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị bệnh hiệu quả
Bệnh á sừng là một trong những bệnh khá phổ biến và rất dễ  nhầm lẫn với nhiều  bệnh da liễu khác

Bệnh á sừng là bệnh lý viêm da cơ địa mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Bệnh lý này không nguy hiểm nhưng lại mang đến nhiều bất tiện cho người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh á sừng cũng rất dễ tái phát nếu không được chữa trị đúng cách, thậm chí có thể trở nặng, gây nhiễm trùng thứ cấp.

Hãy cùng Nhà thuốc Mariko tìm hiểu bệnh á sừng là gì, triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị cũng như ngăn ngừa căn bệnh này trong bài viết sau.

Á sừng là bệnh gì?

Bệnh á sừng là một trong những bệnh khá phổ biến và rất dễ  nhầm lẫn với nhiều  bệnh da liễu khác. Thông thường,  người mắc bệnh  có các biểu hiện như nứt  nẻ da, như da tay, da chân bị xù xì và dễ bị sưng đỏ và bong tróc. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi. Khi trời lạnh, phần da này sẽ rất dễ bị toét ra  và có thể gây ra tình trạng rướm máu,  đau đớn, thậm chí là đi lại gặp khó khăn. Vì vậy, người bệnh  nên tìm cách điều trị bệnh này càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay khi mới phát hiện để ngăn chặn các triệu chứng nặng sau này.

Bệnh á sừng là một trong những bệnh khá phổ biến và rất dễ  nhầm lẫn với nhiều  bệnh da liễu khác
Bệnh á sừng là một trong những bệnh khá phổ biến và rất dễ  nhầm lẫn với nhiều  bệnh da liễu khác

Bệnh á sừng thường tái phát đi tái phát lại như một chu kỳ và khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Theo các bác sĩ, tình trạng này chủ yếu  do viêm da tiếp xúc dị ứng hoặc da bị kích ứng với một số loại hóa chất như xà phòng, thuốc tẩy … Ngoài ra, đây cũng là một trong những yếu tố khiến  bệnh  nặng hơn, vì vậy người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với hóa chất.

Nguyên nhân bệnh á sừng 

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh á sừng, và thường thấy nhất phải kể đến các nguyên nhân sau:

  • Cơ địa dị ứng: Người bệnh thường là  đối tượng có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với  tác động của môi trường hoặc các yếu tố khách quan khác
  • Tiết nhiều mồ hôi: Đây cũng là một trong những yếu tố hàng đầu gây ra bệnh á sừng. Cụ thể khi  làn da luôn trong tình trạng ướt rồi lại khô, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho làn da bị mất đi sự cân bằng từ đó gây nên nứt nẻ. 
  • Di truyền: Những người có người thân mắc bệnh parakeratosis như ông bà, cha, mẹ, anh chị em thường có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Tiếp xúc với một số sản phẩm hóa chất tẩy rửa: như nước rửa chén, nước giặt quần áo, chất tẩy rửa gia dụng, … trong sinh hoạt hàng ngày hoặc trong các nghề  như công nhân  nhà máy sản xuất, thuốc tẩy, xà phòng,  nội trợ, giặt là … cũng làm  tăng khả năng hình thành  và tái phát của bệnh á sừng. Nguyên nhân là do các chất độc hại  trong các nhóm sản phẩm  trên đều gây tổn thương khi tiếp xúc trực tiếp với da. 
  • Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh á sừng
    Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh á sừng
  • Khí hậu: Nhiều bệnh nhân bị á sừng nhận định rằng các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn vào mùa khô hoặc mùa đông. Vào mùa đông, không khí quá lạnh, hanh khô, độ ẩm thấp khiến da liên tục mất nước, từ đó trở nên khô ráp. Điều này khiến cho bệnh á sừng dễ xuất hiện hoặc tái phát và  nặng hơn. Còn vào mùa nắng nóng, mồ hôi  ra nhiều cũng là một trong những tác nhân gây tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Những người có thói quen thường xuyên cọ xát tay chân hoặc  thực hiện các động tác lặp đi lặp lại, chẳng hạn như cọ xát gót chân hoặc ngón chân vào giày khi di chuyển
  • Chế độ ăn uống không hợp lý:  Đối với nhiều người từng bị á sừng chia sẻ rằng, sau khi họ ăn nhiều món ăn dễ dị ứng như: thịt gà, hành, tỏi, củ cải, hải sản … bệnh có thể bùng phát trở lại. Đối với những người chưa từng mắc bệnh á sừng nhưng chế độ ăn uống không cân bằng, ví dụ: Chỉ ăn thịt, cá,…mà không  ăn rau lá xanh và trái cây dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng  quan trọng như vitamin A, E, C, D,… từ đó bị mắc bệnh á sừng.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh á sừng

  • Da bị khô cứng: Hiện tượng này xảy ra khi bệnh mới phát, vùng da bị tổn thương trở nên thô ráp hơn so với vùng da bình thường. Dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với  da khô hoặc bị nứt nẻ do thời tiết khô và lạnh.
  • Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh á sừng
    Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh á sừng
  • Khó chịu, ngứa ngáy: Đây là một triệu chứng đặc trưng của bệnh á sừng. Khi chà xát hoặc gãi mạnh  khiến vùng da bị tổn thương bị trầy xước, máu chảy ra. Điều này  tạo điều kiện thuận lợi cho  vi khuẩn,  nấm xâm nhập gây bội nhiễm.
  • Cơ thể bị mỏi, và gây mất ngủ: Đa phần các trường hợp mắc bệnh á sừng đều giảm chất lượng giấc ngủ do cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Hiện tượng này kéo dài có thể  khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược sức khỏe một cách nghiêm trọng.
  • Da khô, nứt nẻ và chảy máu: Đa phần trường hợp bị á sừng các bệnh nhân đều dùng tay để chà xát hoặc gãi. Điều này giúp họ giảm ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên thực chất động tác này chỉ có tác dụng giảm ngứa tạm thời nhưng có thể gây  nhiễm trùng,  vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn và từ đó có thể gây ra các bệnh ngoài da khác.
  • Da bị bong tróc: Khi  da bị tổn thương trở nên khô ráp trong một thời gian  sẽ có xu hướng bong tróc  từng mảng lớn. Đây là lớp sừng, hình thành trên da khi các tế bào này  yếu đi. Các lớp vảy thường sẽ có màu trắng đục  và sần sùi.  Nếu dùng tay bóc và loại bỏ lớp da này  sẽ thấy da ửng hồng và vùng da này càng dễ bị tổn thương hơn.
  • Nổi mụn nước thành từng đám: Nếu bệnh á sừng không được kiểm soát kịp thời, thì khi bệnh tiến triển nặng hơn có thể gây ra tình trạng mụn nước. Những mụn nước nhỏ li ti này mọc thành từng đám, khi vỡ ra sẽ tiết dịch và gây ngứa ngáy một cách dữ dội.

Những ai có nguy cơ mắc bệnh á sừng?

Bệnh thường gặp ở những người làm trong môi trường nhiều chất độc hại, nội chợ, nông dân, kỹ thuật viên y tế,… do họ thường xuyên phải tiếp xúc với  môi trường ô nhiễm và hóa chất chất. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng, bao gồm:

  • Cọ xát;
  • Sang chấn;
  • Thời tiết lạnh, độ ẩm thấp.

Bệnh á sừng có lây không ?

Bệnh á sừng là một bệnh  da liễu khá phổ biến, tuy nhiên bệnh không  lây  từ người bệnh sang người bình thường, do đó người mắc bệnh á sừng có thể sống hoàn toàn  bình thường với  người khá.

Bệnh á sừng là một bệnh  da liễu khá phổ biến, tuy nhiên bệnh không  lây  từ người bệnh sang người bình thường
Bệnh á sừng là một bệnh  da liễu khá phổ biến, tuy nhiên bệnh không  lây  từ người bệnh sang người bình thường

Bệnh á sừng là bệnh  không lây nhiễm nên không nên kỳ thị và né tránh người bệnh. Điều chúng ta cần làm chính là đồng cảm, chia sẻ với người bệnh

Điều trị bệnh á sừng như thế nào ?

Mặc dù bệnh á sừng hoàn toàn không  nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Việc điều trị bệnh sớm sẽ giúp khôi phục lại sự cân bằng của da. Nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nặng, và có nguy cơ tái phát bệnh cao.

Cải thiện triệu chứng bệnh á sừng như thế nào
Cải thiện triệu chứng bệnh á sừng như thế nào

Để điều trị và ngăn chặn nguy cơ tái phát thường bệnh á sừng các bạn cần hoàn thành những mục tiêu sau:

  • Cải thiện triệu chứng
  • Ngăn ngừa biến chứng
  • Ngăn ngừa tái phát

Khi sử dụng thuốc các bạn cần phải đi đến tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được chính xác tình trạng bệnh của mình. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định. Bởi vì điều này dễ dẫn tới tác dụng phụ không mong muốn.

Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh á sừng bạn có thể tham khảo qua nhé!

NHÓM THUỐC Xịt  Bôi Dưỡng ẩm  Tăng sức đề kháng  Kháng sinh (nếu bội nhiễm)
PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC  Biotaki Dibetalic Glycerol Thymomodulin, Viatamin B12, C Nhóm Betalactam
CÁCH DÙNG (viên/liều) Xịt ngoài da Bôi ngoài da Bôi ngoài da 2 1
PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC  Biotaki Anthralin Vaseline Multivitamin Azithromycin 500
CÁCH DÙNG (viên/liều) Xịt ngoài da Bôi ngoài da Bôi ngoài da 2 1
ĐTV Lọ Tuýp Tuýp Viên Viên
Lưu ý Xịt ngoài da Bôi ngoài da Bôi ngoài da Uống sau ăn Uống sau ăn

Cải thiện triệu chứng bệnh á sừng như thế nào?

Tính đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh á sừng, Tuy nhiên để làm tình trạng bệnh ổn định và cải thiện triệu chứng, các bạn có thể thực hiện những phương pháp sau:

Cải thiện triệu chứng bệnh á sừng như thế nào
Cải thiện triệu chứng bệnh á sừng như thế nào
  • Luôn dưỡng ẩm cho da: Các bạn có thể dùng dầu oliu hoặc các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để làm mềm da, giữ ẩm cho da để thoa vào tay chân
  • Dùng các thuốc bôi bạt sừng theo chỉ dẫn của bác sĩ như acid salycilic một số chế phẩm có steroid để giảm viêm như fucicort, gentrizone…
  • Bảo vệ vết nứt trên da tránh các thương tổn
  • Không chọc các mụn nước,chà xát, kỳ cọ mạnh,  lột da, bởi vì một khi lớp sừng tổn thương rất dễ dẫn tới nhiễm nấm và vi khuẩn
  • Cần phải dùng khăn lau khô các kẽ ngón tay chân trước khi bôi kem dưỡng ẩm cho da
  • Không ngâm chân, tay với nước muối bởi vì điều này sẽ khiến da khô căng và nứt nẻ hơn
  • Không tiếp xúc với hóa chất, xăng, dầu,xà phòng, chất tẩy rửa,… Đồng thời hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát và khi nấu ăn tránh tiếp xúc các gia vị ớt, muối 
  • Cần phải mang găng tay bằng nhựa dẻo để giảm thiểu sự kích ứng 

Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin giải đáp thắc mắc về bệnh á sừng, hi vọng qua đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này cũng như có các phòng tránh và điều trị phù hợp nhất. Để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí bạn có thể liên hệ tới Hotline: 18001202 để được giải đáp cụ thể nhất nhé!

Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.

Contact Me on Zalo