Vảy nến: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị bệnh hiệu quả
Vẩy nến là bệnh gì

Vảy nến một trong những căn bệnh viêm da mãn tính không bởi virus hay bất kỳ ngoại tác nhân nào. Căn bệnh này không những gây cảm giác đau ngứa mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Vậy thực sự bệnh viêm da này có dễ chữa trị hay không? Bệnh vẩy nến có lây lan không? Cách phòng tránh và chữa trị bệnh như thế nào?

Để hiểu chi tiết về căn bệnh này mời bạn cùng Nhà thuốc Mariko tìm hiểu chi tiết thông tin qua bài viết sau nhé!

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là một loại bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến hiện nay. Theo thống kê có khoảng 2 đến 3% dân số thế giới mắc phải căn bệnh này. Ở trạng thái bình thường, sau khi các tế bào cũ chết đi, chúng sẽ bị bong rụng ra và thay thế bằng các tế bào da mới. Nhưng đối với bệnh nhân  vảy nến, quá trình da cũng chết đi rồi bong rụng ra nhanh hơn gấp 10 lần do hiện tượng tăng sinh tế bào khiến các tế bào da cũ và mới không thể kịp thay đổi, tích tụ và dồn lại một chỗ tạo thành các mảng dày, có vảy, màu trắng hoặc bạc.

Vảy nến là một loại bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến hiện nay
Vảy nến là một loại bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến hiện nay

Người mắc bệnh vảy nến không chỉ cảm thấy đau, ngứa  mà còn chịu nhiều ảnh hưởng  tâm lý khi những người xung quanh né tránh. Theo thống kê hiện nay số lượng người mắc bệnh vảy nến ở Việt Nam ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh không giống nhau.

Bệnh vảy nến thể chữa trị được không

Hiện nay có  nhiều phương pháp điều trị bệnh vảy nến, tuy nhiên bệnh thường kháng thuốc hoặc dễ tái phát sau khi ngừng sử dụng thuốc. Các loại thuốc chữa bệnh vảy nến có thể kể đến như  cyclosporin, methotrexate và retinoids, thường có nhiều tác dụng phụ và độc tính.

Nguyên nhân bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là một triệu chứng tự miễn của cơ thể, bệnh không phải do vi khuẩn, vi rút hay dị nguyên ngoại lai gây ra. Hiện nay các chuyên gia vẫn chưa có nguyên nhân chính xác thúc đẩy bệnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã khẳng định rằng bệnh vảy nến có liên quan đến tình trạng rối loạn phản ứng miễn dịch. Tế bào lympho T  nhầm  các tế bào khỏe mạnh là kẻ thù và từ đó tấn công chúng.

Vảy nến là một triệu chứng tự miễn của cơ thể, bệnh không phải do vi khuẩn, vi rút hay dị nguyên ngoại lai gây ra
Vảy nến là một triệu chứng tự miễn của cơ thể, bệnh không phải do vi khuẩn, vi rút hay dị nguyên ngoại lai gây ra

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến gồm có:

  • Những người nghiện rượu hoặc nghiện hút thuốc lá.
  • Những người đã và đang bị nhiễm trùng da hoặc viêm da cơ địa.
  • Những người nằm trong diện nguy cơ di truyền khi trong gia đình có người bị vảy nến.

Bên cạnh đó, triệu chứng vảy nến bùng phát mạnh hơn khi có những yếu tố như dưới đây:

  • Yếu tố di truyền: Bệnh vảy nến có 2 dạng chính là khởi phát sớm và  khởi phát muộn. Các trường hợp khởi phát sớm xảy ra ở độ tuổi từ 16 đến 22 tuổi. Bệnh nhân ở giai đoạn này có xu hướng phát triển bệnh rối loạn phức tạp và lan rộng ra khắp cơ thể. Khi khởi phát muộn, trên 50 tuổi, các triệu chứng chỉ  khu trú ở một số vùng nhất định của cơ thể.
  • Yếu tố ngoại sinh: Mặc dù  vảy nến là bệnh tự miễn nhưng bệnh bùng phát  có thể do yếu tố môi trường tác động, nguyên nhân  vảy nến tái phát thường là do chấn thương, căng thẳng kéo dài, biến chứng sau phẫu thuật, nhiễm trùng da … 
  • Sử dụng thuốc: bệnh nhân bị vảy nến có thể do dị ứng với một số loại thuốc như:  beta blockers, corticosteroid,……

Triệu chứng bệnh Bệnh vảy nến

Dấu hiệu của bệnh vảy nến chính là da bị thương tổn và đóng thành dạng vảy trắng. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác. 

Triệu chứng vảy nến ở da

  • Vùng da bị bệnh bị ửng đỏ, có vảy trắng với sự khác biệt rõ ràng so với vùng da khỏe mạnh.
  • Kích thước của vùng da bị bệnh có thể lớn hoặc nhỏ,  hình tròn, hình bầu dục hoặc hình vòng cung. 
  • Da khô ráp và  tróc vảy  bề mặt  da 
  • Các tổn thương da gây đau rát và chảy máu khi gãi hoặc cọ xát với vật lạ.
  • Dấu hiệu của bệnh vảy nến chính là da bị thương tổn và đóng thành dạng vảy trắng
    Dấu hiệu của bệnh vảy nến chính là da bị thương tổn và đóng thành dạng vảy trắng

Dấu hiệu của bệnh vảy nến ở móng

  • Bề mặt móng tay, móng chân được bao phủ bởi một lớp sừng dày. 
  • Trên bề mặt móng có những điểm lõm, những đường vân ngang và có màu trắng đục, giống như xà cừ. 
  • Trên móng tay xuất hiện những đốm trắng, là hiện tượng móng bị bong tróc ở bìa tự nhiên

Biểu hiện vảy nến ở khớp

  • Các triệu chứng bệnh vẩy nến thường xuất hiện trên khuỷu tay, mắt cá chân và đầu gối
  • Bệnh vảy nến gây đau khớp, viêm một  hoặc nhiều khớp, kèm theo các triệu chứng khác có thể nhìn thấy bằng mắt thường
  • Khi bệnh tiến triển nặng mà không được điều trị kịp thời, người bệnh bị mất vôi ở đầu xương, sụn bị phá hủy  kèm theo tổn thương xương, dính khớp.

Triệu chứng của bệnh vảy nến niêm mạc

  • Phổ biến nhất phải kể đến chính là tình trạng vảy nến niêm mạc quy đầu. Vùng tổn thương  có màu hồng đỏ, không thâm nhiễm và không đóng vảy. 
  • Với bệnh vảy nến xuất hiện trên niêm mạc mắt và lưỡi, người bệnh có thể bị viêm lưỡi, viêm kết mạc, viêm giác mạc hoặc mí mắt.

Chú ý: Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường như dưới đây, người bệnh cần tới bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị:

  • Các triệu chứng bệnh vẩy nến trở nên nghiêm trọng hoặc lan rộng theo thời gian. 
  • Gây khó chịu, đau nhức ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của bạn 
  • Một hoặc nhiều vấn đề về khớp xuất hiện, chẳng hạn như đau, sưng khớp, hạn chế khả năng vận động

Đường lây truyền bệnh Bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến cũng là một bệnh về da liễu, do đó nhiều người cũng thường lo lắng bệnh này có thể lây nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích và kiểm định thì bệnh này không lan từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể người bệnh và cũng không lây từ người này sang người khác.

  • Những biến chứng nguy hiểm của bệnh vẩy nến
    Những biến chứng nguy hiểm của bệnh vẩy nến

    Những biến chứng nguy hiểm của bệnh vẩy nến

Các loại bệnh vảy nến thường gặp

Có rất nhiều loại bệnh vảy nến và tùy theo vị trí bùng phát mà người ta sẽ chia thành các loại bệnh riêng biệt. Trong đó, nhìn chung đa phần bệnh nhân mắc vảy nến thể mảng, vảy nến ở đầu gối, khuỷu tay và vảy nến da đầu. Những dạng vảy nến phổ biến thường gặp có thể kể tên như:

Một số dạng vảy nến phổ biến
Một số dạng vảy nến phổ biến
  • Bệnh vảy nến thể mảng: Bệnh nhân bị vảy nến thể mảng chiếm hơn 80% các trường hợp. Triệu chứng điển hình của bệnh là  da khô, đóng vảy, bong tróc với đường kính từ 2 đến 20 cm. Bệnh vẩy nến  thường xuất hiện trên khuỷu tay, đầu gối và lưng dưới.
  • Bệnh vảy nến thể mủ: Với những biểu hiện của vảy nến thể mủ nếu không được điều trị kịp thời da rất dễ bị bội nhiễm, tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. Vảy nến thể mủ có tình trạng như da bị đóng vảy, bong tróc.
  • Bệnh vảy nến thể giọt: Bệnh gặp chủ yếu  ở trẻ em, bùng phát sau đợt viêm họng do vi rút Streptococcus gây nên. Thương tổn đặc trưng là các mụn nước nhỏ giọt từ 1 đến 10mm xuất hiện  khắp cơ thể. 
  • Bệnh viêm khớp vẩy nến: Các triệu chứng bao gồm các mảng da đỏ và đau  khớp ở cùng một vùng trên cơ thể. Các triệu chứng thường bị nhầm lẫn với  bệnh gút, viêm da ở đầu gối, sưng khớp ở ngón tay, ngón chân hoặc xương sống,….
  • Bệnh vảy nến thể móng: Người bệnh có xu hướng bị nổi các lớp sừng dày trên móng kèm theo các lỗ nhỏ trên bề mặt móng.
  • Bệnh vảy nến da đầu: Vùng da ngoài  rìa của chân tóc có vảy, ngứa và xuất hiện các mảng  dày  màu trắng bạc. Vảy nến  da đầu gây rụng tóc, nặng hơn là  xuất hiện tình trạng hói đầu loang lổ. 
  • Bệnh vẩy nến gấp: Bệnh thường xuất hiện ở những trẻ em thừa cân, người béo phì.Tổn thương đặc trưng  ở các  nếp gấp như bẹn, mông, nách… 
  • Bệnh vẩy nến đỏ da  toàn thân: Đây là một triệu chứng mãn tính khi bệnh vảy nến không được điều trị kịp thời.

Phòng ngừa bệnh Bệnh vảy nến

Để phòng ngừa bệnh vảy nến các bạn có thể áp dụng các biện pháp sau: 

Phòng ngừa bệnh Bệnh vảy nến
Phòng ngừa bệnh Bệnh vảy nến
  • Uống thuốc đúng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc theo ý mình.
  • Tiếp xúc một cách hợp lý với ánh nắng mặt trời
  • Giữ gìn, vệ sinh sạch sẽ cho da và thân thể.
  • Khám da liễu thường xuyên theo định kỳ
  • Chăm sóc da một cách cẩn thận, tránh để da bị nhiễm trùng và tổn thương
  • Nên đi khám nếu có dấu hiệu của  mụn mủ trên da, nhiễm khuẩn da, đặc biệt có kèm theo các triệu chứng như sốt, đau nhức cơ hoặc sưng tấy.
  • Giữ trạng thái tinh thần luôn luôn ổn định, không nên lo lắng quá mức
  • Tránh tối đa việc sử dụng thuốc lá, rượu bia
  • Nên tránh các thức ăn nhiều dầu mỡ, chất bảo
  • Bổ sung thực đơn với các thức ăn có chứa omega-3 và acid folic

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Bệnh vảy nến

Để chuẩn đoán được bệnh vảy nến bệnh có thể thực hiện dựa trên quan sát trực quan da, da đầu, móng tay của bệnh nhân. Nếu các xét nghiệm trực quan này không đưa ra được kết quả, các bác sĩ cũng có thể sinh thiết mẫu da để xét nghiệm 

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến là gì?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng vảy nến mà người bệnh  được  điều trị bằng các phương pháp cụ thể. Mục tiêu chính của việc điều trị bệnh vẩy nến là  giảm viêm và kiểm soát hoạt động tăng sinh của tế bào da. Đối với một số trường hợp nhẹ, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số phương pháp điều trị bệnh vẩy nến tại nhà 

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến
Phương pháp điều trị bệnh vảy nến

Trước đó, người bệnh vẩy nến nên đến các cơ sở khám da liễu để được chẩn đoán  chính xác bệnh vẩy nến. Xét nghiệm sinh thiết da giúp đánh giá các dấu hiệu hình ảnh không rõ ràng kết hợp với quan sát trực quan da, móng tay và da đầu của bệnh nhân. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị theo các phương án sau:

  • Điều trị tại chỗ: Chỉ định đối với bệnh nhân vảy nến nhẹ hoặc trung bình. Người bệnh kết hợp với các phương pháp điều trị khác để tăng hiệu quả  chữa bệnh. Thuốc bôi ngoài da cho bệnh vảy nến bao gồm: salicylic acid, hắc ín,  corticosteroid, retinoids,  anthralin, dẫn xuất của vitamin D3, thuốc ức chế calcineurin. 
  • Dưỡng ẩm cho da: Điều trị bệnh vẩy nến chủ yếu thông qua dưỡng ẩm  giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, làm mềm da và giảm ngứa. Bệnh nhân có thể mua các loại thuốc bôi loại kem dưỡng ẩm, hoặc gel để điều trị vảy nến không cần theo toa. Lưu ý các bạn nên tránh sử dụng hương liệu vì nó có thể làm kích ích thêm cho da
  • Điều trị toàn thân: phương pháp được chỉ định cho những  bệnh nhân mắc bệnh vảy nến thể nặng. Các loại thuốc  thường được bác sĩ kê đơn cho bệnh vẩy nến mãn tính bao gồm sulfasalazine,  methotrexate, cyclosporine .
  • Quang trị liệu: Liệu pháp quang trị liệu sử dụng tia UVA và UVB cường độ cao và ánh sáng laser để điều trị bệnh vẩy nến. Tia cực tím (UV) giúp tấn công và làm tốn thương DNA trong tế bào. Từ đó, các tia sáng  giúp tiêu diệt các tế bào ở vùng da bị tổn thương. 
  • Tiêm thuốc sinh học: Công dụng chính của thuốc sinh học  là ức chế một số thành phần của phản ứng miễn dịch hoạt động. Phương pháp điều trị này  được áp dụng rộng rãi ở những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến  từ trung bình đến nặng, tuy nhiên chi phí tiêm  sinh học  khá cao nên cho đến nay vẫn chưa được sử dụng rộng rãi.
  • Dưới đây là phác đồ điều trị bệnh vẩy nến bạn có thể tham khảo qua nhé!
  • NHÓM THUỐC Bôi tại chỗ Điều hòa quá trình sừng hóa Tăng sức đề kháng Xịt
    PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC  Compound Dithranol Ointment (Dithranol ) Acitretin 25mg Thymomodulin, Viatamin B12, C Biotaki
    CÁCH DÙNG (viên/liều) Bôi ngoài da 1 Xịt  ngoài da Xịt  ngoài da
    PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC  Psoriatec (Anthalin 1%) Cyclosporin Thymomodulin, Viatamin B12, C Biotaki
    CÁCH DÙNG (viên/liều) Bôi ngoài da 1 2 Xịt  ngoài da
    PHÁC ĐỒ 3 TÊN THUỐC  Dibetalic Medrol 16 Tăng sức đề kháng Biotaki
    CÁCH DÙNG (viên/liều) Bôi ngoài da 1 Thymomodulin, Viatamin B12, C Xịt  ngoài da
    ĐTV Tuýp Viên Viên Lọ
    Lưu ý Bôi ngoài da Uồng sau ăn no Uống sau ăn Xịt ngoài da

Trên đây là tổng hợp tất cả những thông tin giải đáp thắc mắc về bệnh vảy nến, hi vọng qua đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này cũng như có các phòng tránh và điều trị phù hợp nhất. Để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp thắc mắc miễn phí bạn có thể liên hệ tới Hotline: 18001202 để được giải đáp cụ thể nhất nhé!

Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.

Contact Me on Zalo