Viêm tụy căn bệnh diễn tiến nhanh, có nguy cơ tử vong cao

Viêm tụy cấp là một rối loạn nghiêm trọng của cơ thể, có tỷ lệ tử vong từ 5 đến 15%, tùy thuộc vào nguyên nhân, tuổi tác và bệnh nền đi kèm. Nhưng nhìn chung, viêm tụy cấp do tác nhân là sỏi mật có xu hướng tử vong cao hơn so với bệnh nhân bị viêm tụy cấp do rượu. Ngoài ra, sự hiện diện của các bệnh nền như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, và béo phì… cũng có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ biến chứng và tử vong cho người bệnh. Hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh viêm tụy cấp là do suy đa cơ quan và hoại tử tụy nhiễm trùng. Vậy viêm tụy là bệnh gì? Làm sao để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!

1, Bệnh viêm tụy là gì?

Tuyến tụy là một tuyến lớn nằm ở phía sau dạ dày và bên cạnh ruột non. Tuyến tụy có hai nhiệm vụ chính cho cơ thể như sau:

  • Giải phóng các enzyme tiêu hóa vào trong ruột non để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
  • Giải phóng hormone insulin và glucagon vào máu. Những hormone này sẽ giúp cơ thể kiểm soát việc tiêu hóa thực phẩm để sản xuất năng lượng phục vụ cho các hoạt động hàng ngày.

Bệnh viêm tụy cấp là tình trạng bị viêm đột ngột trong một thời gian ngắn với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, có thể đe dọa đến tính mạng. Hầu hết những người bị viêm tụy cấp đều có thể hồi phục hoàn toàn nếu như được khi điều trị đúng cách và kịp thời. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, dịch tuyến tụy sẽ chạy vào trong ổ bụng khiến cho các mô bị tổn thương nghiêm trọng, và nhiễm trùng. Viêm tụy nặng cũng có thể gây ra nguy hiểm cho các cơ quan quan trọng khác của cơ thể như tim, phổi và thận.

2, Nguyên nhân gây bệnh và đối tượng hay mắc viêm tụy

Nguyên nhân gây viêm tụy

Tình trạng viêm tụy xảy ra khi các enzym tiêu hóa được kích hoạt trong khi vẫn còn ở trong tuyến tụy, lúc này chúng sẽ kích thích các tế bào của tuyến tụy và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Nếu tình trạng viêm tụy cấp lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây ra các tổn thương ở tuyến tụy và dẫn đến tình trạng bị viêm tụy mãn tính.

Các mô sẹo có thể hình thành trong tuyến tụy, khiến chức năng tuyến tụy suy giảm. Tuyến tụy hoạt động kém có thể gây ra các vấn đề về hệ tiêu hóa và bị bệnh tiểu đường.

Một số các yếu tố gây nguy cơ viêm tụy cấp tăng lên bao gồm:

  • Những người bị sỏi mật
  • Sử dụng rượu và chất kích thích thường xuyên
  • Dùng một số loại thuốc có nguy cơ gây bệnh
  • Những người bị mắc bệnh mỡ máu (tăng triglyceride máu)
  • Những người có nồng độ canxi trong máu cao (tăng canxi huyết), có thể do tuyến cận giáp hoạt động quá mức (bị cường cận giáp)
  • Những người mắc bệnh ung thư tuyến tụy
  • Những người đã phẫu thuật bụng
  • Những người mắc bệnh xơ nang
  • Những người bị tổn thương vùng bụng
  • Những người bị béo phì
  • Bệnh nhân bị đái tháo đường
  • Những người có tiền sử gia đình có người mắc bệnh viêm tụy
  • Những người thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP), một thủ thuật được sử dụng để điều trị sỏi mật, cũng có thể dẫn đến bị viêm tụy.
  • Bị dị tật bẩm sinh (tuyến tụy hình khuyên)
  • Bị rối loạn di truyền (viêm tụy di truyền, xơ nang, thiếu alpha 1-antitrypsin)
  • Những người bị tăng calci huyết
  • Những người bị nhiễm ký sinh trùng (Ascaris lumbricoides, Cryptosporidium, Clonorchis sinensis, Microsporidia)
  • Những người bị mắc bệnh thận (chạy thận nhân tạo)
  • Những người bị nhiễm độc tố (vết cắn của bọ cạp, ngộ độc organophosphate)
  • Những người bị viêm mạch (Viêm đa nốt, Lupus ban đỏ hệ thống)
  • Bệnh nhân mắc viêm tụy tự miễn, loại I (bệnh liên quan đến IgG4 toàn thân) và loại II
  • Bị nhiễm virus (Coxsackie, Cytomegalovirus, Echovirus, Epstein-Barr virus, Viêm gan A / B / C, HIV, Quai bị, Rubella, và Varicella)
  • Bị nhiễm vi khuẩn (Campylobacter jejuni, Legionella, Leptospirosis, Mycobacterium avium, Mycobacterium tuberculosis, Mycoplasma)
  • Đôi khi, cũng có trường hợp viêm tuỵ không rõ nguyên nhân, được gọi là viêm tụy vô căn

Những đối tượng dễ mắc viêm tụy

Thông thường viêm tụy có thể xảy ra với bất cứ ai, nhưng phổ biến hơn ở những người có các yếu tố nguy cơ cao nhất định như:

  • Bệnh nhân bị sỏi mật. Viêm tụy cấp có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sỏi mật. Sỏi mật có thể chặn ống tụy từ đó sẽ gây ra viêm tụy cấp.
  • Những người nghiện rượu nặng.

3, Triệu chứng và biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tụy

Triệu chứng của viêm tụy

  • Đau bụng: chủ yếu bị đau vùng thượng vị, đau dữ dội, đột ngột nhất là sau các bữa ăn thịnh soạn. Cơn đau thường kéo dài, lan ra sau lưng, hoặc đau ở hạ sườn 2 bên.
  • Nôn và buồn nôn: thường xảy ra sau khi bị đau, nôn xong không đỡ hay hết đau.
  • Chướng bụng và bí trung đại tiện: nhất là với các trường hợp bị viêm tụy cấp hoại tử nặng, một số trường hợp có thể đi ngoài lỏng nhiều lần.
  • Khi thăm khám bác sĩ có thể thấy: Bụng bị chướng nhẹ, có phản ứng thành bụng, trường hợp nặng có thể co cứng thành bụng, nhu động ruột sẽ giảm hoặc mất do liệt ruột, các dấu hiệu giống như nguyên nhân như tắc mật…
  • Ngoài ra tùy từng trường hợp bệnh nhân có thể có: bị rối loạn ý thức, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, sốt, bị thiểu niệu hoặc vô niệu…

Biến chứng nguy hiểm của viêm tụy

Bệnh viêm tụy có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh, bao gồm:

  • Bị suy thận: Viêm tụy cấp có thể gây ra suy thận nặng thậm chí đôi khi cần phải lọc máu để cứu bệnh nhân. 
  • Các tổn thương ở phổi: Viêm tụy cấp gây ra những thay đổi hóa sinh trong cơ thể người bệnh, ảnh hưởng đến việc trao đổi khí tại phổi gây giảm oxy máu.
  • Bị nhiễm trùng: biến chứng nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao là viêm tụy hoại tử nhiễm trùng.
  • Bị nang giả tuỵ: Viêm tụy cấp có thể khiến các chất lỏng và các mảnh vụn tích tụ trong các túi giống như bị nang trong tuyến tụy. Một nang giả lớn sẽ vỡ ra có thể gây ra các biến chứng như bị chảy máu và nhiễm trùng.
  • Bị suy dinh dưỡng: Khi bị viêm, tuyến tụy sẽ sản xuất các enzyme cần thiết cho cơ thể ít hơn. Điều này có thể khiến cho người bệnh bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy và giảm cân do không hấp thu và tiêu hóa được thức ăn.
  • Viêm tụy mãn tính: Viêm tuỵ cấp lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng viêm tụy mãn tính. Viêm tụy mãn tính gây hại cho các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy và có thể dẫn đến bị bệnh tiểu đường hoặc nguy cơ bị ung thư tuyến tụy.

4, Cách phòng ngừa bệnh viêm tụy

Có một số cách phòng ngừa bệnh viêm tụy hiệu quả như sau:

  • Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn: ngừng uống rượu, bia.
  • Phát hiện và điều trị sỏi mật kịp thời: cắt túi mật, lấy sỏi ống mật chủ qua nội soi tiêu hoá hoặc phẫu thuật, và tẩy giun định kỳ mỗi năm.
  • Người bệnh bị tăng triglyceride cần điều trị giảm mỡ máu và kiểm soát chế độ ăn giảm mỡ.

5, Phác đồ điều trị viêm tụy hiệu quả

Những người bị viêm tụy cấp thường được điều trị bằng cách truyền dịch đường tĩnh mạch và thuốc giảm đau tại bệnh viện. Một số trường hợp, tình trạng viêm tụy cấp rất nghiêm trọng khiến cho họ có thể phải nhập viện và điều trị tại khoa chăm sóc đặc biệt (ICU). 

Sau đây là một số loại thuốc người dùng có thể tham khảo điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

NHÓM THUỐC Kháng khuẩn Giảm đau hạ sốt Truyền bù dịch chống nôn

PHÁC ĐỒ 

TÊN THUỐC  Metronidazole 250mg ( uống hoặc truyền TM chậm) Panadol 500mg ( uống hoặc truyền TM chậm) Ringer lactat  Motilium M
CÁCH DÙNG (viên/liều) ngày 4 viên/ 2 lần mỗi lần 1 viên(4-6h uống 1 lần) 250-500ml/1 giờ 2

ĐVT

Viên Viên Viên Viên

LƯU Ý

Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn

Hiện nay, viêm tụy cấp tính là nguyên nhân khiến nhiều người phải nhập viện do các bệnh đường tiêu hóa, nên mọi người không được chủ quan và xem thường. Khi thấy có các dấu hiệu bất thường cần phải đến cơ sở y tế để thăm khám ngay.

Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.