Viêm loét dạ dày tá tràng căn bệnh gây ra ung thư âm thầm cho người bệnh

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể dễ dàng chữa khỏi mà không để lại biến chứng, nhưng nếu để lâu ngày mà không được điều trị, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Theo chia sẻ của bác sĩ chuyên khoa viêm loét dạ dày, đặc biệt là viêm loét có nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori – HP sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Viêm loét dạ dày là căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây ung thư

1, Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến viêm, gây ra tình trạng sưng và hình thành những vết loét ở trong niêm mạc dạ dày. Có 2 loại là viêm dạ dày cấp và mạn tính:

  • Viêm dạ dày cấp: là biểu hiện sưng, và viêm đột ngột ở niêm mạc dạ dày, xuất hiện những cơn đau dữ dội ở dạ dày, theo từng đợt ngắn. 
  • Viêm dạ dày mạn: là hiện tượng axit dạ dày đã bị nhiễm trùng, gây ra những tổn thương lan tỏa hoặc chỉ khu trú ở một vùng của niêm mạc dạ dày. Do đó có thể dẫn đến viêm teo niêm mạc dạ dày và phá hủy dạ dày của bệnh nhân.

2, Nguyên nhân và đối tượng dễ mắc viêm loét dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày

Việc nhận biết nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày rất quan trọng, bởi sẽ giúp ích cho việc điều trị kịp thời và đúng đắn:

  • Viêm loét do vi khuẩn HP: Nhiễm khuẩn dạ dày HP được coi là nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày tá tràng hàng đầu. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn này có thể lây nhiễm từ người sang người chỉ thông qua việc dùng chung dụng cụ ăn uống hay sinh hoạt…
  • Viêm loét dạ dày do stress: Căng thẳng tâm lý kéo dài ảnh hưởng đến việc sản sinh ra acid bất thường trong dạ dày gây ra viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Viêm loét dạ dày do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh: hay sử dụng đồ uống có cồn, ăn cay, ăn quá nóng hoặc quá lạnh… gây kích thích và ăn mòn lớp nhầy ở trong dạ dày.
  • Viêm loét dạ dày do sinh hoạt không điều độ: bị rối loạn giờ giấc, ăn quá khuya, hoặc nhịn đói quá lâu… chính là thủ phạm gây loét dạ dày tá tràng.
  • Viêm loét dạ dày do sử dụng thuốc Tây: Sử dụng lâu dài thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) sẽ kích thích lớp lót dạ dày và ruột non và là nguyên nhân viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Viêm loét dạ dày do hội chứng Zollinger-Ellison: đây là sự hình thành của các khối u gây tăng bài tiết ra hóc-môn gastrin, làm tiết nhiều axit trong dạ dày và phá hủy lớp màng lót trong dạ dày gây viêm. 
  • Viêm loét dạ dày do di truyền: Đây được coi là nguyên nhân viêm loét dạ dày hay gặp liên quan trực tiếp đến tiểu sử sức khỏe của gia đình.

Đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh

Bệnh viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhất ở những bệnh nhân trên 50 tuổi. Bên cạnh đó, những người có các yếu tố nguy cơ sau dễ mắc phải căn bệnh này hơn:

  • Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu và các loại đồ uống có cồn.
  • Những người hay bị căng thẳng lo âu.
  • Những người có chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ, thiếu khoa học. 

3, Triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày

Triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày

  • Bị đau bụng vùng thượng vị (vùng trên rốn): triệu chứng gần như luôn luôn xuất hiện ở những bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng. Đau có thể từ mức độ khó chịu, âm ỉ, hoặc dữ dội. Tùy thuộc vào vị trí của ổ loét, tính chất đau có thể ít nhiều khác biệt.
  • Bị loét dạ dày: tùy vị trí ổ loét mà vị trí và tính chất lan của tính chất của cơn đau có thể khác nhau. Thường sẽ bị đau sau ăn khoảng vài chục phút đến vài giờ. 
  • Bị loét hành tá tràng: thường xuất hiện trong lúc đói hoặc sau bữa ăn 2-3 giờ, cơn đau tăng lên về đêm, ăn vào hoặc sử dụng các thuốc trung hòa acid thì giảm đau nhanh.
  • Bị đau âm ỉ kéo dài, kéo dài thành từng cơn nhưng có tính chu kì và thành từng đợt đau.
  • Có thể có các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, chán ăn, cảm giác nóng rát, đầy trướng bụng, hoặc ợ chua.
  • Trong đợt viêm loét có thể bị sụt cân nhẹ, sau đợt loét cân nặng sẽ trở lại bình thường.

Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được điều trị thích hợp, lâu ngày sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Xuất huyết tiêu hóa trên (chảy máu ở vết loét): đây là biến chứng thường gặp nhất. Có khoảng 15-20% bệnh nhân loét dạ dày tá tràng có một hoặc nhiều lần chảy máu. 
  • Bị thủng hoặc dò ổ loét: đây là biến chứng đứng thứ hai sau chảy máu. Thường khởi đầu bằng cơn đau bụng dữ dội như dao đâm.
  • Bị hẹp môn vị: thường gặp ở các ổ loét hành tá tràng. Thường biểu hiện là đau ở vùng thượng vị, nổi gò vùng thượng vị, hoặc nôn ra thức ăn cũ.
  • Ung thư hóa: tỉ lệ ung thư hóa chiếm khoảng 5-10%, và thời gian loét kéo dài trên 10 năm.

4, Phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả

Những người có lối sống lành mạnh và thói quen tốt sẽ có thể làm giảm nguy cơ phát triển của bệnh lý viêm loét dạ dày như: 

  • Không uống nhiều hơn hai ly những loại đồ uống có cồn như rượu, bia mỗi ngày.
  • Hạn chế sử dụng thuốc Ibuprofen, aspirin và naproxen (NSAID).
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Ăn các loại thực phẩm đã được nấu chín hoàn toàn.
  • Duy trì lối sống lành mạnh bằng việc bỏ hút thuốc lá và sử dụng chế độ ăn uống bổ dưỡng và cân bằng có nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt,…

5, Phác đồ điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc

Trong các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày thì thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt là yếu tố quyết định kết quả điều trị cũng như dự phòng được bệnh tái phát. Bên cạnh đó việc sử dụng thuốc cũng giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả.

Một số các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm loét dạ dày là thuốc kháng sinh, thuốc ức chế proton, thuốc kháng thụ thể H2, thuốc trung hòa axit, và thuốc tạo màng bọc.

Sau đây là một số phác đồ điều trị bệnh hiệu quả như sau: 

NHÓM THUỐC Ức chế tiết acid Trung hòa acid dịch vị Giảm co bóp cơ trơn Muối Bismuth TPCN
PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC  Nexium mup 40 Phosphalugel Susp. 20% Nospa fort 80 Bismuth BaoTu-Tos01
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 1 1 2 2
PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC  Nexium 20mg Yumangel Nospa 40 BaoTu-Tos01  
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 1 2 2  
PHÁC ĐỒ 3 TÊN THUỐC  Rabeprazol 20 Gasvicon Spalaxin 40 BaoTu-Tos01  
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 1 2 2  
 
ĐVT
Viên Viên Viên Viên Viên
 
LƯU Ý
Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn

 

Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.