Tắc nghẽn mạch căn bệnh nguy hiểm khó điều trị

Bệnh tắc nghẽn mạch là tình trạng tích tụ cholesterol trong các thành mạch máu. Đây là căn bệnh rất phổ biến về tim mạch và máu huyết, có liên quan đến các yếu tố nguy cơ gây bệnh như huyết áp cao, lượng cholesterol cao, tiền sử gia đình, chế độ ăn và một số thói quen có hại khác. Bệnh tắc nghẽn mạch có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau dựa trên vị trí các động mạch bị tắc nghẽn của bệnh nhân. Ở bài viết này cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh tắc nghẽn mạch bạn nhé!

1, Tắc nghẽn mạch máu là gì?

Hệ thống mạch máu là hệ thống tuần hoàn trong khắp cơ thể, giúp cơ thể điều tiết và bơm máu cùng các chất dinh dưỡng đi nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể. Bệnh tắc nghẽn mạch máu là một căn bệnh khá phổ biến nhưng những người mắc bệnh thường ít khi để ý điều trị do tư tưởng chủ quan, đến khi bệnh nặng thì khó điều trị hơn rất nhiều.  Tắc nghẽn mạch là căn bệnh mà những mạch máu vận chuyển các chất dinh dưỡng thường ở chân và tay gặp phải vấn đề như viêm nhiễm, và xơ vữa…

2, Nguyên nhân và đối tượng có nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu

Nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu

Nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ nhiều thứ khác nhau nhưng có một số nguyên nhân chủ yếu như sau:

  • Do tuổi cao, và có chế độ sinh hoạt không lành mạnh.
  • Những người sử dụng các chất rượu bia, chất kích thích, thuốc lá và các chất gây nghiện khác có hại cho hệ tim mạch của bản thân.
  • Do sử dụng các loại thức ăn không đảm bảo, và sống thời gian dài ở nơi bị ô nhiễm hóa chất.
  • Do hạn chế hoạt động, và do tác dụng phụ sau hậu phẫu…

Những đối tượng có nguy cơ bị mắc bệnh tắc nghẽn mạch máu

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh có thể kể đến như sau:

  • Tiểu đường: theo nghiên cứu của các chuyên gia, những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn 4 lần so với người bình thường.
  • Rung nhĩ: theo thống kê, hiện nay có khoảng 15% bệnh nhân bị rung nhĩ mắc bệnh tắc nghẽn mạch máu.
  • Tăng mỡ máu hay còn gọi là tăng hàm lượng cholesterol trong máu cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra tắc nghẽn mạch máu.
  • Tăng huyết áp: đây là nguyên nhân thường gặp nhất ở người bị tắc nghẽn mạch máu não.
  • Những người mắc bệnh hoặc có người thân mắc bệnh động mạch cảnh hay xơ vữa động mạch thường dễ bị tắc nghẽn mạch máu hơn
  • Người có thói quen ăn uống không lành mạnh: nhiều đường, nhiều đạm, nhiều chất béo, hàm lượng Cholesterol, nhiều muối thường dễ bị mắc bệnh hơn.
  • Những người hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích có thể làm cho các tế bào mạch máu bị tổn thương. Từ đó dẫn đến nguy cơ dễ bị tắc nghẽn mạch máu hơn. 
  • Những người lớn tuổi (khoảng 55 tuổi trở lên) thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người trẻ tuổi
  • Những người bị béo phì hoặc có thói quen ăn uống không lành mạnh, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

3, Triệu chứng và biến chứng của tắc nghẽn mạch máu

Triệu chứng của tắc nghẽn mạch máu

Bệnh nhân có thể cảm thấy một phần tay chân bị sưng: Nếu bạn thấy cẳng chân hoặc tay đột nhiên bị sưng lên không rõ lý do. Máu đông có thể là nguyên nhân gây tắc mạch máu, khiến máu nghẽn lại gây sưng. 

Xuất hiện các vết đỏ trên da: Bạn có thể thấy các vùng da đổi màu như bị bầm. Nhưng thường thấy nhất là những vết đỏ chạy dọc mạch máu bị vỡ ra, khiến tay chân bạn sẽ trở nên ấm hơn khi chạm vào.

Hơi thở ngắn, và tim đập nhanh: Các cục máu đông trong phổi chúng ta khiến dòng trao đổi oxy chậm lại, khi ấy tim của người bệnh sẽ đập nhanh hơn để bù lại. Bệnh nhân sẽ cảm thấy tức ngực và có vấn đề khi thở sâu đó là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị mắc bệnh. 

Biến chứng của tắc nghẽn mạch máu

Bệnh tắc mạch máu nếu nhẹ sẽ không có biểu hiện gì, tuy nhiên, nếu nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và di chứng nghiêm trọng, đặc biệt là tắc nghẽn mạch máu não. Dưới đây là một số biến chứng của bệnh:

  • Bị rối loạn ngôn ngữ ở những người bị tắc nghẽn mạch máu não: tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều dạng khác nhau, điển hình như bị mất lời nói, mất khả năng hiểu từ ngữ hoặc bị mất cả hai. Do đó, biến chứng này có thể khiến cho cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng rất nhiều vì khả năng giao tiếp bị ảnh hưởng đáng kể.
  • Bị liệt nửa người: có thể nói đây là di chứng nghiêm nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe của người bệnh vì họ không thể cử động, và hoạt động như bình thường. Mặt khác, việc đi lại của người bệnh cũng gặp nhiều khó khăn, mọi sinh hoạt cá nhân đều cần phải có sự hỗ trợ của người thân. 
  • Đi tiêu, và đi tiểu khó khăn: sự rối loạn của cơ tròn khiến cho bên nhân gặp khó khăn trong việc đi tiểu tiện và đại tiện hàng ngày.

4, Cách phòng ngừa tắc nghẽn mạch máu

Để hạn chế và kiểm soát các mảng bám ở động mạch của người bệnh, cũng như điều trị bệnh tắc nghẽn mạch máu, chúng ta cần phải xây dựng một lối sống lành mạnh với những phương pháp cụ thể như sau:

  • Cắt giảm bớt lượng cholesterol trong bữa ăn hàng ngày: Bạn phải đảm bảo, chỉ nên bổ sung dưới 200 miligram cholesterol mỗi ngày cho người bình thường.
  • Hạ thấp lượng chất béo trong bữa ăn: Theo Cơ quan Quản lý Dược- Thực phẩm của Mỹ, không nên nạp quá 10% lượng calo chất béo đã bão hòa trên tổng số lượng calo nạp vào cơ thể người bình thường. Nếu bệnh nhân đang bị tắc nghẽn mạch máu thì con số này không được vượt quá 7%. Ngoài ra, người bệnh cần phải hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng a-xít béo trans và các chất béo đã được hy-đrô hóa cao.
  • Bỏ hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm cho chứng tắc nghẽn mạch máu trở nên trầm trọng hơn bởi sẽ làm gia tăng tình trạng xơ vữa ở các động mạch của tim, chân và động mạch chủ của người bệnh. 
  • Tập thể dục đều đặn hằng ngày: Đây là một thói quen tốt, sẽ giúp cho hệ thống tim và mạch máu được tập luyện dẻo dai, giúp đảo ngược quá trình tắc nghẽn mạch máu, làm cho tim khỏe hơn và giúp giảm huyết áp. nên duy trì tập thể dục ít nhất 3 lần/ tuần.
  • Ăn một số loại thực phẩm đặc biệt tốt cho sức khỏe và giảm lượng cholesterol trong máu như: tỏi, dâu, táo, hành, rượu vang đỏ, nước ép nho, và trà xanh,… 
  • Cần phải hạn chế bị stress, đây là nguy cơ cao dẫn đến xơ vữa động mạch. 
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Có thể thấy chỉ cần xây dựng lối sống lành mạnh bạn có thể hạn chế đáng kể chứng tắc nghẽn mạch máu mà không gặp bất cứ tình trạng khó chịu nào.

5, Điều trị tắc nghẽn mạch máu hiệu quả

Với những bệnh nhân ở giai đoạn sớm, có thể sử dụng thuốc và cải thiện lối sống để điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân ở giai đoạn muộn cần phải thực hiện các thủ thuật ở bệnh viện, có tỷ lệ thành công lên tới 80%. Sau đây là một số loại thuốc hỗ trợ cho quá trình điều trị tắc nghẽn mạch do bác sĩ kê đơn mà bệnh nhân có thể tham khảo:

NHÓM THUỐC

Thuốc điều trị

Thực phẩm hỗ trợ

PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC  tenofovir 300mg lamivudin  100mg Agrinin 400mg tonicglucan
CÁCH DÙNG (viên/liều) ngày uống 1 viên ( uống trong 1 tháng) ngày uống 1 viên ( uống trong 1 tháng) ngày uống 2 viên / 2 lần ngày uống 2 viên / 2 lần
PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC  tenofovir 300mg stada lamivudin  100mg stada Fortec silymarin 
CÁCH DÙNG (viên/liều) ngày uống 1 viên ( uống trong 1 tháng) ngày uống 1 viên ( uống trong 1 tháng) ngày uống 2 viên / 2 lần ngày uống 2 viên / 2 lần
PHÁC ĐỒ 3 TÊN THUỐC  tenofovir 300mg savi lamivudin  100mg savi agrinin fore silymarin
CÁCH DÙNG (viên/liều) ngày uống 1 viên ( uống trong 1 tháng) ngày uống 1 viên ( uống trong 1 tháng) ngày uống 2 viên / 2 lần ngày uống 2 viên / 2 lần
Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.