Suy giảm miễn dịch là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Hội chứng suy giảm miễn dịch thường tiến triển âm thầm nhưng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân. Kiểm tra sức khỏe, và xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, và luyện tập thể dục đúng cách sẽ giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh thường gặp. Tuy nhiên, trong những trường hợp phải đi thăm khám sức khỏe tại các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán, và điều trị kịp thời.

1, Hội chứng suy giảm miễn dịch là gì?

Suy giảm miễn dịch thường gặp là chứng bệnh do hệ thống miễn dịch của người bệnh tạo ra quá ít kháng thể. Trẻ em bị bị suy giảm miễn dịch thường gặp thường hay bị nhiễm trùng tai, phổi, mũi, mắt và ở các cơ quan khác. Phương pháp điều trị suy giảm miễn dịch phổ biến hiện nay là thay thế các kháng thể bị thiếu bằng cách tiêm kháng thể vào cơ thể thường xuyên, được gọi là immunoglobulin vào trong cơ thể bệnh nhân.

Phân loại chứng suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại chủ yếu là suy giảm miễn dịch nguyên phát và suy giảm miễn dịch thứ phát.

  • Suy giảm miễn dịch nguyên phát là bệnh di truyền gây ra những đợt nhiễm trùng tái phát thường xuyên hoặc khó điều trị hơn. Nhiều người bị suy giảm miễn dịch nguyên phát do bẩm sinh bị thiếu một số chất miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể làm cho họ dễ bị nhạy cảm với các vi trùng và bị các bệnh về nhiễm trùng.
  • Suy giảm miễn dịch thứ phát là bệnh do hóa chất hoặc nhiễm phải các tác nhân gây chứng suy giảm miễn dịch, nó có thể là hậu quả của các đợt hóa trị, phóng xạ, tiểu đường, và suy dinh dưỡng,vv…

2, Nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch

Hội chứng suy giảm miễn dịch có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với nhiều cơ chế gây bệnh khác nhau. 

Suy giảm hệ miễn dịch nguyên phát

  • Do bị rối loạn di truyền: Những bất thường trong bộ gen của trẻ được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ bị suy giảm hệ miễn dịch cũng khiến cho những đứa trẻ sinh ra dễ bị mắc nhiễm trùng hơn những đứa trẻ sinh ra từ những cha mẹ bình thường.
  • Các rối loạn trong việc sản xuất các tế bào miễn dịch như bệnh thiếu hụt tế bào B, thiếu hụt tế bào T, hoặc thiếu hụt kết hợp cả hai loại tế bào B và tế bào T, khiếm khuyết thực bào, thiếu hụt bổ thể, giảm gamma globulin có trong máu… và không xác định (vô căn) được

Suy giảm hệ miễn dịch thứ phát

  • Do bị nhiễm HIV/AIDS: Không như các loại virus khác, virus HIV lại chọn kí sinh và gây tổn thương trực tiếp trên hệ miễn dịch của cơ thể con người. Số lượng các tế bào miễn dịch sẽ bị suy giảm nghiêm trọng, cơ thể con người không chống đỡ được các bệnh lý nhiễm trùng tưởng chừng rất nhẹ nhàng nên dễ dàng bị suy kiệt, và tử vong.
  • Dùng corticoid, thuốc chống thải ghép, thuốc hóa trị ung thư: Các loại thuốc này làm ức chế khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch cũng như khả năng kích hoạt xảy ra phản ứng chống lại quá trình viêm nhiễm.
  • Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường: Tình trạng bị tăng đường huyết kéo dài hoặc bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát được là những yếu tố thuận lợi gây ra bị nhiễm trùng kéo dài.
  • Hội chứng thận hư, hoặc sau phẫu thuật cắt lách, suy dinh dưỡng, và bị suy kiệt: Đây là các tình trạng làm suy giảm nghiêm trọng số lượng các tế bào miễn dịch trong máu, với cơ chế không được tạo ra mới, hoặc tạo ra không đủ số lượng, không hiệu quả, không đảm bảo được chức năng hoặc bị thất thoát mất ra ngoài.

Những người có nguy cơ bị suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ gây bệnh .

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng suy giảm miễn dịch?

  • Những người mắc chứng thất điều giãn mạch
  • Những người mắc hội chứng Chediak-Higashi.
  • Những người bị bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp (Giảm và mất gamma globulin trong máu)
  • Bệnh nhân bị thiếu hụt các chất bổ thể
  • Những người bị hội chứng DiGeorge
  • Những người bị giảm gamma globulin trong máu
  • Những người bị hội chứng Job
  • Những người bị khuyết tật bạch cầu bám dính
  • Những người bị mắc bệnh Bruton
  • Bị giảm gamma globulin trong máu bẩm sinh
  • Bị thiếu hụt IgA chọn lọc
  • Mắc hội chứng Wiskott-Aldrich.

3, Triệu chứng và biến chứng của bệnh suy giảm miễn dịch

Triệu chứng của bệnh suy giảm miễn dịch

Một trong những dấu hiệu phổ biến thường gặp nhất của suy giảm miễn dịch nguyên phát là bệnh nhân bị nhiễm trùng thường xuyên, kéo dài hoặc khó điều trị hơn. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn suy giảm miễn dịch của bệnh nhân

Các dấu hiệu có thể gặp như sau:

  • Bị viêm phổi thường xuyên và tái phát, viêm phế quản, hoặc nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng tai, bị viêm màng não hoặc nhiễm trùng da
  • Bị viêm và nhiễm trùng ở các cơ quan nội tạng
  • Bị rối loạn máu, chẳng hạn như số lượng tiểu cầu bị thấp hoặc bị thiếu máu
  • Bệnh nhân mắc các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như chuột rút, chán ăn, hoặc buồn nôn và tiêu chảy
  • Chậm tăng trưởng và phát triển ở trẻ
  • Bị rối loạn tự miễn dịch, bị viêm khớp dạng thấp hoặc tiểu đường loại 1

Biến chứng của suy giảm miễn dịch

Hội chứng suy giảm miễn dịch nguyên phát do các khiếm khuyết về di truyền gây ra nên rất khó phát hiện, và thường xảy ra ở trẻ em với nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh họ đang mắc phải. Thậm chí, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân còn có thể bị tử vong. Trong khi đó, đối với suy giảm miễn dịch thứ phát, cơ thể người bệnh sẽ dần mất khả năng tự vệ hoặc tự vệ yếu trước các tác nhân gây hại khiến sức khỏe suy yếu dần.

4, Cách phòng ngừa hội chứng suy giảm miễn dịch

Thông thường hội chứng suy giảm miễn dịch nguyên phát do di truyền nên không có cách để ngăn ngừa, tuy nhiên, bạn cũng có thể theo dõi trẻ để sớm phát hiện, kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả. Trong khi đó, suy giảm miễn dịch thứ phát có thể ngăn ngừa thông qua việc giảm các yếu tố nguy cơ, lựa chọn lối sống, và chế độ ăn uống lành mạnh như sau:

Vệ sinh sạch sẽ:

Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, rửa tay kỹ bằng xà bông diệt khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Đồng thời diệt khuẩn, và vệ sinh môi trường sống, làm việc thường xuyên, đảm bảo không gian sinh hoạt sạch sẽ, thoáng đãng, ngăn ngừa mầm bệnh, và vi rút.

Chăm sóc răng miệng ít nhất hai lần mỗi ngày, thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm để diệt vi khuẩn, bảo vệ cơ quan miễn dịch đầu tiên của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm an toàn cho sức khỏe của bạn. 

Tăng cường thể chất và luyện tập thể dục thể thao.

Kiểm soát căng thẳng và hạn chế bị mất ngủ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn nghỉ ngơi, tái tạo lại sức lao động sau ngày dài làm việc. Giảm thiểu các căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống miễn dịch của bạn. 

Sử dụng khẩu trang

Khẩu trang là biện pháp thông dụng, rẻ tiền, giúp bảo vệ bạn khỏi các tác nhân gây cúm cũng như các loại vi rút gây bệnh thông thường. 

5, Phác đồ điều trị suy giảm miễn dịch

Khi cơ thể bị nhiễm trùng với các đặc điểm như đã nêu trên cần nghi ngờ hội chứng suy giảm miễn dịch. Lúc này, cần phải đưa người bệnh đến các trung tâm chăm sóc y tế chuyên sâu để được khám và điều trị kịp thời. Sau đây là một số phác đồ điều trị tham khảo bằng thuốc:

NHÓM THUỐC Thuốc tăng cường miễn dịch TPCN / thuốc hỗ trợ Vitamin và khoáng chất 
PHÁC ĐỒ 1 TÊN THUỐC Althax 120 Viên nghệ 3 mùa Nhật Vitamin 9B
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 2 1
PHÁC ĐỒ 2 TÊN THUỐC Hepadon 80 Tảo Fucodain B- Complex
CÁCH DÙNG (viên/liều) 1 2 2
ĐVT Viên Viên Viên
 LƯU Ý Uống sau ăn Uống sau ăn Uống sau ăn
Tags:

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ riêng tư.